Giữ cho cơ thể sạch sẽ là một điều bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Rốn là một bộ phận bị thụt vào trong nên dễ tích tụ mồ hôi, da chết và bụi bẩn. Khi mang thai, rốn cũng có nhiều sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu thường quan tâm đến cách vệ sinh rốn cho bà bầu hiệu quả, phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
Một số vấn đề về rốn bà bầu thường hay gặp phải
Trước khi tìm ra cách vệ sinh rốn cho bà bầu, phụ nữ mang thai cần lưu tâm đến một số thay đổi của rốn trong thời gian thai kỳ.
1. Rốn mẹ bầu bị lồi ra ngoài
Trong quá trình mang thai, khi em bé phát triển, bụng mẹ bầu giãn nở khiến rốn của bà bầu bị lồi ra ngoài. Điều là một hiện tượng phổ biến; và khiến nhiều mẹ băn khoăn về cách vệ sinh rốn cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến con.
Nếu mẹ bầu cảm thấy không thoải mái với rốn bị lồi, một tin tốt đó là tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và sẽ hết sau khi sinh con. Mẹ bầu có thể che rốn lồi bằng quần áo. Một số mẹ sử dụng băng gạc để tạo ra vẻ phẳng phiu hơn khi mặc quần áo.
Mẹ bầu cũng lưu ý nhờ bác sĩ kiểm tra để đảm bảo rối lồi không phải là biểu hiện của thoát vị rốn. Bất kỳ chỗ phồng bất thường nào trong thai kỳ, gây đau đớn và không thuyên giảm; mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận tư vấn và can thiệp kịp thời trước khi tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu.
2. Rốn mẹ bầu bị ngứa
Một lý do thúc đẩy mẹ bầu tìm cách vệ sinh rốn cho bà bầu đó là do da xung quanh rốn đặc biệt dễ bị ngứa khi mang thai. Hiện tượng này thường tạm thời; nhưng nhiều mẹ bầu tưởng ngứa là do vùng da chưa sạch sẽ. Trên thực tế, da mẹ bầu căng ra có thể bị kích ứng và ngứa.
Một điều quan trọng cần lưu ý đó là mẹ bầu cần để ý tình trạng này có đi kèm ngứa hay phát ban những nơi khác trên cơ thể không? Ngứa trong thai kỳ rất hay gặp, đôi khi lành tính nhưng cũng có thể do rối loạn bệnh lý gan mật, cần được đánh giá toàn diện để chắc chắn. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bị ngứa ở rốn hoặc nơi khác để có thêm thông tin và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.
3. Rối mẹ bầu bị đau
Đôi khi, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức bên trong rốn. Điều này có thể do da trên bụng của mẹ bầu bị căng giãn quá mức. Trước khi tìm hiểu về cách vệ sinh rốn cho bà bầu, mẹ bầu hãy luôn thông báo cơn đau cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh; để loại trừ những cơn đau do bất thường hay bệnh lí và nhận một số gợi ý về cách giúp giảm bớt cơn đau. Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, rốn bị đau chỉ là tạm thời vì bụng căng ra.
Cách vệ sinh rốn cho bà bầu
Giữ rốn cũng như cơ thể sạch sẽ là điều cần thiết để giúp mẹ bầu khoẻ mạnh và tự tin; tuy nhiên vì là đối tượng đặc biệt cần tham khảo với bác sĩ để biết cách chăm sóc cơ thể, và cách vệ sinh rốn cho bà bầu phù hợp với tình trạng thai kỳ, sức khỏe thể chất của mẹ.
Một số lưu ý chung khi mẹ bầu vệ sinh quanh vùng rốn đó là:
- Không dùng móng tay hoặc đồ vật dùng để rửa cơ thể gãi vào rốn vì chúng có thể đâm vào da, dẫn đến chảy máu hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Luôn rửa tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào vùng rốn.
- Sử dụng những sản phẩm do bác sĩ khuyến nghị.
- Không vệ sinh rốn quá mạnh để tránh gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và làm ảnh hưởng đến thai nhi.
[inline_article id=59342]
Những bộ phận khác cần chú ý
Chăm sóc và làm sạch cơ thể là rất quan trọng đối với mẹ bầu; ngoài những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu; mẹ bầu cũng cần chú ý đến những bộ phận nhạy cảm khác như vùng kín, vùng ngực và phần nách.
1. Vệ sinh vùng kín
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bà bầu vệ sinh vùng kín:
- Sử dụng một loại nước rửa vệ sinh vùng kín đơn giản không mùi; tốt nhất là loại nước vệ sinh do bác sĩ chỉ địn.
- Không thụt rửa âm đạo (xịt nước vào trong âm đạo); điều này có thể làm tổn thương niêm mạc và rối loạn khuẩn hệ hay nấm hệ âm đạo cũng như đưa những vi khuẩn bất lợi vào dễ gây ra viêm âm đạo.
- Không rửa bên trong âm đạo; âm dạo có cơ chế tự làm sạch một cách tự nhiên.
- Không rửa vùng âm đạo bằng xà phòng hay dung dịch có nhiều hương liệu và phụ gia; điều này có thể ảnh hưởng đến đọ pH môi trường âm đạo cũng như dễ gây kích ứng vã dễ viêm nhiễm hơn.
[inline_article id=244726]
2. Vệ sinh vùng ngực
Núm vú mẹ bầu có thể bị rỉ sữa non; đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Điều này có thể xảy ra thường xuyên và điều quan trọng là mặc áo ngực với kích thước phù hợp, thay áo ngực tránh để núm vú quá ướt, vì sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng, ẩm ướt và bí sẽ khiến vi khuẩn dễ phát triển.
Mẹ bầu có thể vệ sinh núm vú bằng khăn sạch và nước ấm để loại bỏ bụ bẩn, cặn váng sữa giúp núm vú thông thoáng, không nên dùng các loại sữa tắm quá nhiều chất tẩy hay xà phòng vì có thể làm khô da núm vú, có thể nên thoa một ít kem dưỡng ẩm lên núm vú nếu chúng quá khô.Không nên xe hay mát xa lên đầu vú vì dễ kích thích gây ra cơn gò tử cung, nên tự nhìn ngắm vú trước gương để phát hiện bất thường núm vú để có hướng can thiệp sớm sau sinh ví dụ như trong trường hợp núm vú tụt vào trong. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu để áp dụng cho vùng ngực.
3. Vệ sinh vùng nách
Nếu mẹ bầu cảm thấy căng thẳng về các mảng da sẫm màu hơn tại vùng nách, đừng quá lo lắng mẹ nhé! Phần lớn các vùng da sẫm màu sẽ mờ dần sau sinh theo thời gian. Mẹ bầu nên mặc áo quần thoáng mát, lựa chọn loại vãi mềm và thân thiện với da, trắng mặc quá chật vì ma xát nhiều cũng khiến da tăng sắc tố; có thể dưỡng ẩm cho da, khi da mềm mại và đủ nước thì trông sẽ đẹp hơn. Các loại kem dưỡng ẩm nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc da liễu nhé.
>> Mẹ bầu xem thêm Những lưu ý khi chăm sóc da trong thời kỳ mang thai
Một số lưu ý khi bà bầu vệ sinh cơ thể
Ngoài những cách vệ sinh rốn cho bà bầu hay biện pháp cụ thể cho những bộ phận nhạy cảm khác; MarryBaby chia sẻ thêm một số lưu ý trong quá trình tắm để bà bầu không gây hại đến em bé trong bụng.
1. Nước tắm không được quá nóng trên 40 độ C
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu khi tắm nên điều chỉnh đến mức nhiệt từ 35-38 độ C là phù hợp. Đã từng có rất nhiều nghiên cứu khẳng định mẹ bầu tắm nước quá nóng hoặc tắm nước nóng trong thời gian dài đặc biệt là trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi thậm chí là gây dị tật.
2. Thời gian tắm chỉ nên từ 10 đến 20 phút
Thời gian tắm cũng nên được các mẹ bầu cân nhắc và không được tắm quá lâu. Thông thường, không gian phòng tắm khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài, trong không gian nhỏ sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở. Việc tắm lâu cũng dễ khiến giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.
Vì vậy mẹ bầu nên kiểm soát thời gian tắm chỉ từ 10-20 phút là đủ.
>>>> Mẹ bầu có thể xem thêm Cách làm cơ thể luôn có mùi thơm tự nhiên cho mẹ sau sinh
3. Nên tắm vòi hoa sen
Hầu hết chị em phụ nữ đều muốn tắm bồn để ngâm mình trong làn nước ấm thư giãn; nhưng theo các chuyên gia; với mẹ bầu thì nên chọn cách tắm bằng vòi hoa sen.
Vùng đáy chậu của mẹ bầu rất nhạy cảm vì vậy việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ dễ gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo; và dễ gây nên các tình trạng viêm nhiễm nấm âm đạo. Đó là chưa kể việc tắm bồn đôi khi dễ té ngã khi bước ra vào bồn tắm.
4. Chọn sữa tắm an toàn với bà bầu
Ngoài ra, nếu có thói quen sử dụng sữa tắm; mẹ nên chọn những loại sữa tắm an toàn với mẹ bầu. Rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần cấm với bà bầu mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Lưu ý khi tắm:
- Phòng tắm thường rất trơn, trượt, cộng với bọt sữa tắm, dầu gội có thể dễ khiến mẹ bầu bị ngã. Vì vậy phải chú ý khi di chuyển và luôn nhớ một tay phải bám vào tường.
- Cần lau khô toàn bộ cơ thể sau khi tắm đặc biệt là vùng kín với khăn mềm; và nên bôi kem dưỡng ẩm sau đó để bảo vệ làn da cho mẹ bầu.
Qua bài viết, MarryBaby hy vọng mẹ bầu không chỉ học được cách vệ sinh rốn cho bà bầu; mà còn nắm trong tay những cách để vệ sinh cơ thể giúp vẻ ngoài luôn tươi mới, sáng sủa.