Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đừng vội nhầm tưởng nhé mẹ

Liệu hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Bên cạnh phương pháp dùng que thử thai hay siêu âm để phát hiện mang thai, nhiều mẹ dựa vào những sự thay đổi của cơ thể để phán đoán.

Dựa theo kinh nghiệm dân gian từ xưa truyền lại, nhiều mẹ cho rằng cảm giác thường xuyên đói bụng là dấu hiệu đã mang thai. Vậy thực hư quan niệm này như thế nào?  Mẹ hãy cùng khám phá câu trả lời ngay sau đây nhé.

Vì sao mẹ bầu lại nhanh đói khi mang thai?

Thông thường, khi qua giai đoạn ốm nghén, hầu hết mẹ bầu sẽ tăng sức ăn và cảm thấy đói bụng thường xuyên. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: 

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi trứng thụ tinh thành công và làm tổ trong tử cung, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh một số hormone cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Các hormone này đã kích thích mẹ bầu thèm ăn, ăn nhiều hơn và luôn thấy đói bụng.
  • Thai nhi phát triển: Thai nhi ngày càng lớn dần, đòi hỏi lượng dinh dưỡng cung cấp từ cơ thể mẹ phải nhiều hơn. Lượng thức ăn được mẹ ăn vào sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi mẹ và cả em bé, vì vậy mẹ sẽ cảm thấy nhanh đói hơn trước đây.
  • Do tâm lý: Do có tâm lý phải ăn thật nhiều để em bé mau lớn nên nhiều mẹ bầu đã cố gắng ăn hết mức có thể. Việc ăn nhiều sẽ khiến cơ thể mẹ dần quen với lượng thức ăn lớn, từ đó mẹ sẽ cảm thấy nhanh đói bụng và thèm ăn.
  • Do căng thẳng: Stress, lo lắng quá mức khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu hay đói bụng và thèm ăn.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nhanh đói có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc mà mẹ đang uống.
Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai
Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều chị em

Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai?

Mẹ bầu thường thèm ăn và hay đói bụng, tuy nhiên hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không? Sự thật là hiện tượng hay đói bụng là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, có thể là dấu hiệu mang thai hoặc có thể không. 

Tùy theo cơ địa, có mẹ bầu thèm ăn ngay trong những tuần đầu tiên, nhưng cũng có mẹ chỉ ăn nhiều trong kỳ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Như vậy, hay đói bụng không phải là dấu hiệu mang thai áp dụng cho tất cả mẹ bầu.

Ngoài ra, nếu trước đây, bạn vốn dĩ không thèm ăn nhưng nay lại luôn thấy đói và muốn ăn liên tục thì có thể cơ thể bạn đang cần cung cấp thêm năng lượng. 

Vì vậy, để trả lời câu hỏi hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai, bạn cần xét thêm hoàn cảnh cụ thể. Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây, kết hợp với triệu chứng hay đói bụng và thèm ăn, thì nhiều khả năng bạn có thể đã mang thai.

  • Bạn đang trong thời kỳ quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn.
  • Bạn bị trễ kinh.
  • Bạn có cảm giác đau, tức vùng ngực, núm vú nhô ra và có vẻ sẫm màu hơn trước.
  • Người mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng và luôn thấy nóng trong người.
  • Âm đạo ẩm ướt, dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường.
  • Khoang miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ chua.

Các triệu chứng trên chính là một trong nhiều dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu tiên. Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác, bạn nên sử dụng que thử thai hoặc đến thăm khám tại các bệnh viện để được siêu âm và chẩn đoán nhé.

Cách đơn giản nhất là dùng que thử thai để biết kết quả

Một số nguyên nhân khiến bạn hay đói bụng

Ngoài thắc mắc, hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai, bạn cần lưu ý đến một số nguyên nhân sau đây.

1. Đói bụng do không ăn đủ chất trong ngày

Cụ thể là nếu không ăn đủ lượng protein trong ngày, bạn sẽ dễ cảm thấy thèm ăn. Protein có vai trò kiểm soát sự thèm ăn, tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no. Bạn nên cung cấp đủ 1,25 gam protein/kg/ngày để cơ thể có đủ năng lượng. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, ngũ cốc. 

Khi có đủ lượng protein cần thiết, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Ngược lại, nếu ăn rất nhiều nhưng thức ăn không chứa đủ protein, bạn sẽ luôn trong tình trạng đói bụng.

2. Hay đói bụng cho thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể điều hòa nồng độ hormone ghrelin. Đây là hormone kích thích sự thèm ăn và đói bụng. Ngoài ra, việc ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm còn giúp duy trì nồng độ leptin (hoocmon thúc đẩy cảm giác no), từ đó kiểm soát được sự thèm ăn.

3. Đói liên tục là do ăn quá nhanh

Thói quen ăn nhanh, ăn không tập trung cũng khiến bạn nhanh thấy đói bụng. Việc ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn sẽ giúp cơ thể nhận đủ lượng thức ăn cần thiết và lâu đói hơn.

4. Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Nhiều trường hợp chỉ là do thiếu nước

Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn luôn thấy đói bụng, khả năng là bạn chỉ đang khát nước. Nước có tác dụng giảm sự thèm ăn và đem đến cảm giác no giả.

Nếu luôn đói bụng, bạn hãy thử uống một ly nước để xem đó có phải do cảm giác khát gây ra không. Bạn lưu ý nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, xen kẽ nước lọc và các loại nước từ trái cây, rau quả.

5. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống loạn thần, thuốc trị trầm cảm, thuốc trị tiểu đường cũng có khả năng gây cảm giác đói bụng.

6. Hay đói bụng cho stress

Căng thẳng thường xuyên có thể gia tăng nồng độ cortisol, một loại hormone được cho là có khả năng thúc đẩy cơn đói và cảm giác thèm ăn. Những người liên tục stress có xu hướng ăn nhiều hơn những người có mức độ căng thẳng thấp.

Đặc biệt, khi bị căng thẳng, bạn không chỉ ăn nhiều hơn mà còn ăn những món không lành mạnh như thức ăn nhanh hay thực phẩm chứa nhiều đường.

Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai
Stress cũng là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn

7. Ăn nhiều vẫn đói, có thể do thiếu chất xơ

Nếu chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, bạn sẽ hay thấy đói bụng. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hoá của dạ dày, từ đó kiểm soát được cơn đói.

Chất xơ còn giải phóng các hormone làm giảm cảm giác thèm ăn và sản xuất các axit béo chuỗi ngắn có công dụng thúc đẩy cảm giác no. Một số thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, yến mạch, khoai lang.

Như vậy, hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đây là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau, trong đó có bao gồm cả dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác, bạn cần sử dụng những phương pháp chắc chắn hơn như que thử thai, siêu âm, xét nghiệm.