Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Đa nang buồng trứng và những điều cần biết

Hội chứng đa nang buồng trứng là một bệnh rất phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này có thể gây vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các chị em về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé!

Hội chứng đa nang buồng trứng là gì?

Theo bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị PCOS có thể có chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc kéo dài hoặc lượng nội tiết tố nam (androgen) dư thừa. Buồng trứng có thể phát triển nhiều bộ sưu tập nhỏ chất lỏng (nang) và không thể giải phóng trứng thường xuyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS thường phát triển vào khoảng thời gian của kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong tuổi dậy thì. Các dấu hiệu và triệu chứng của PCOS khác nhau như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất của PCOS.
  • Mức độ nội tiết tố nam tăng cao có thể dẫn đến rậm lông; nổi mụn trứng cá; và có thể bị chứng hói đầu ở nam giới.
  • Buồng trứng của bạn có thể to lên và chứa các nang bao quanh trứng khiến buồng trứng không hoạt động thường xuyên.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tại sao bị hội chứng đa nang buồng trứng?

Nguyên nhân phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng chưa được xác nhận cụ thể. Nhưng theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, đa nang buồng trứng là do thừa hưởng gen di truyền từ thế hệ trước; kết hợp với một số yếu tố từ môi trường như lối sống, chế độ ăn uống.

Ngoài ra, mức độ nội tiết tố nam (androgen) cao hơn bình thường gây kiểm soát và ngăn buồng trứng phóng thích trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, điều này còn có thể gây ra mọc thêm nhiều lông và mụn trứng cá. Đây chính là hai dấu hiệu thường gặp của PCOS.

Bên cạnh đó, việc kháng hormone insulin là khi các tế bào không phản ứng bình thường với insulin. Kết quả là nồng độ insulin trong máu của trở nên cao hơn bình thường. Nhiều phụ nữ mắc PCOS thường bị kháng insulin, đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì; có thói quen ăn uống không lành mạnh; không hoạt động thể chất đầy đủ và có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường (thường là bệnh tiểu đường loại 2).

Cách điều trị hội chứng đa nang buồng trứng

Cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ khác nhau tùy theo người phụ nữ đã lập gia đình và chưa lập gia đình. Nguyên tắc chung là thúc đẩy hiện tượng phóng noãn xảy ra. Với những người chưa muốn có thai hoặc chưa lập gia đình, biện pháp đơn giản nhất là dùng thuốc viên ngừa thai nhằm duy trì kinh nguyệt; làm giảm các triệu chứng nam hóa; và để bảo vệ lớp vỏ buồng trứng không bị xơ chai.

Với phụ nữ đã lập gia đình sẽ dùng thuốc kích thích phóng noãn để kích thích trứng phát triển đến một kích thước đủ lớn. Điều này nhằm phá vỏ nang trứng và chui ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật rạch lớp vỏ buồng trứng để tạo điều kiện cho trứng đã lớn có thể dễ dàng đi ra khỏi nang trứng. Tuy nhiên, nếu sau 6 chu kỳ điều trị mà vẫn không hiệu quả, người bệnh hiếm muộn sẽ được tư vấn sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác.

[inline_article id=259199]

Hội chứng buồng trứng đa nang có thai được không?

Nhiều phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang nghĩ bằng bản thân không thể thụ thai được. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Trong thực tế, nhiều nghiên cứu về vấn đề vô sinh và PCOS cho thấy bệnh nhân PCOS vẫn có thể có thai được. Theo Văn phòng Sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp tăng khả năng mang thai.

1. Giảm cân

Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và cải thiện khả năng sinh sản.

2. Dược phẩm

Sau khi biết được nguyên nhân bạn bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp bạn rụng trứng. Từ đó, bạn vẫn có thể có thai tự nhiên.

3. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

IVF có thể là một lựa chọn nếu thuốc chữa hội chứng đa nang buồng trứng không có tác dụng. Trong IVF, trứng của bạn được thụ tinh với tinh trùng của chồng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi vào tử cung của bạn để làm tổ và phát triển. So với chỉ dùng thuốc, IVF có tỷ lệ mang thai cao hơn.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn khi các lựa chọn trên không hiệu quả. Vỏ ngoài của buồng trứng dày lên ở phụ nữ bị mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Điều này được cho là nguyên nhân ngăn cản quá trình rụng trứng tự phát. Phẫu thuật khoan buồng trứng là bác sĩ sẽ tạo một vài lỗ trên bề mặt buồng trứng với tia laser hoặc một cây kim nhỏ được đốt nóng bằng điện. Phẫu thuật thường phục hồi quá trình rụng trứng, nhưng chỉ trong 6 đến 8 tháng.

[inline_article id=266724]

Hy vọng với thông tin về nguyên nhân và cách chữa hội chứng đa nang buồng trứng sẽ giúp ích cho các chị em. Chúc các chị em sớm có tin vui nhé!

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

5 nguyên nhân khiến bạn chậm có thai và 7 vấn đề sức khỏe sinh sản không thể bỏ qua

♦5 nguyên nhân phổ biến khiến bạn chậm có thai

chậm có thai

1. Tuổi tác

Theo các chuyên gia sinh sản, độ tuổi thích hợp nhất để có em bé của phụ nữ là từ 20-24 tuổi. Càng lớn tuổi, chất lượng trứng của bạn càng giảm dần và khả năng thụ thai của bạn cũng giảm, gây ra tình trạng chậm có thai. Chưa kể đến việc tình trạng sức khỏe của bạn cũng giảm dần theo thời gian và những nguy cơ khi mang thai cũng tăng lên. Bạn dễ gặp những biến chứng như sảy thai, tiểu đường, trẻ sinh ra còn dễ gặp hội chứng down và tự kỉ.

2. Chất nhầy cổ tử cung

Cổ tử cung tạo ra chất nhầy để bảo vệ cơ thể khỏi tinh trùng, vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Sự ổn định của các chất nhầy thay đổi trong nhiều ngày của mỗi tháng để cho phép tinh trùng xâm nhập. Chất lượng và số lượng của chất nhầy cổ tử cung có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của bạn.

3. Trọng lượng cơ thể

Tình trạng quá mập hoặc quá gầy cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm có thai. Thậm chí, nếu bạn có mức BMI dưới 16 và đang có vấn đề với việc thụ thai thì cơ hội thụ tinh ống nghiệm cũng không dành cho bạn. Chỉ khi chỉ số BMI vào khoảng 19-20, bạn mới có đủ sức khỏe để thực hiện việc này. Hơn thế nữa, đối với những bạn gầy gò, thiếu cân, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất nhiều. Các bà mẹ thiếu cân cũng dễ sinh con thiếu ký.

cham co thai 1
Những người quá gầy thường có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt

3. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Tình trạng ăn quá nhiều, quá ít hay quá thất thường sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và hệ quả tất yếu là làm giảm khả năng có em bé, chậm có thai. Đặc biệt, việc thường xuyên uống nước ngọt và các loại nước có chứa caffeine sẽ làm giảm đến 50% khả năng sinh sản của nam giới. Tốt nhất, bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng có sự cân bằng giữa calorie, carbonhydrate, chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng nhớ bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày nhé! Em bé như một “hạt giống” trong cơ thể, rất cần nước để phát triển.

4. Các bệnh phụ khoa

Nếu bạn đang bị đau ở quanh vùng bụng, cảm thấy chướng bụng và mệt mỏi thì hãy siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng và u xơ tử cung. Đây là hai căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của bạn.

5. Stress nghề nghiệp

Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn chậm có thai. Những công việc “liên miên bất tận” có thể cuốn bạn ra xa khỏi mục đích “cao cả” của mình. Quá mất thời gian vào công việc cũng làm giảm thời gian bạn chăm sóc cho cơ thể. Nếu đang làm các công việc có liên quan nhiều đến các loại hóa chất độc hại, bạn nên đi khám thường xuyên để bảo đảm bản thân đủ điều kiện sức khỏe mang thai. Đặc biệt, những người đàn ông làm nghề đầu bếp thường có lượng tinh trùng thấp hơn so với bình thường do phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao.

Ngoài những lý do trên, sức khỏe sinh sản của bạn hoặc anh ấy có vấn đề cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm có thai.

♦10 vấn đề sức khỏe sinh sản kéo dài thời gian mong “tin vui”

1. Khi nguyên nhân là do anh xã

Nguyên nhân có thể do mật độ tinh trùng thấp hoặc khả năng di chuyển kém của tinh trùng, hoặc những bất thường về mặt cấu trúc có thể ngăn chặn dòng chảy của tinh trùng. Khoảng 30-40% các vấn đề vô sinh thường liên quan đến nam giới.

Điều trị:

Đầu tiên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán vấn đề. Tùy thuộc vào kết quả, vấn đề có thể được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Một giải pháp cho vấn đề mật độ tinh trùng thấp và di chuyển kém là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), hoặc tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI). Khi giao hợp, cứ bốn tinh trùng thì chỉ có một đến được tử cung. Vì vậy, tiêm tinh trùng bằng phương pháp ICSI có thể là tất cả những gì bạn cần.

2. Bệnh lạc nội mạc tử cung

Tổ chức RESOLVE, thuộc Hiệp hội Vô sinh Quốc gia, ước tính có từ 3 đến 5 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh mãn tính ở hệ sinh sản khiến các tế bào từ nội mạc (niêm mạc) tử cung phát triển ở vị trí mà chúng không nên có mặt, cụ thể là bên ngoài tử cung, làm nghẽn các ống khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau hoặc ngăn trứng được thụ tinh đi xuống các ống dẫn trứng như bình thường, khiến bạn chậm có thai. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung là kinh nguyệt ra nhiều và đau đớn, đau trong lúc giao hợp, chuột rút từ vừa đến nặng trong khi hành kinh.

Điều trị:

Cách duy nhất để biết bạn có bị bệnh lạc nội mạc tử cung là qua nội soi ổ bụng. Đây là một quy trình phẫu thuật sử dụng một ống có đèn để kiểm tra các nang trong bụng. Khoảng 6-8 tháng sau khi phẫu thuật, bạn có thể thụ thai bình thường.

3. Rối loạn rụng trứng

Ngày rụng trứng
Tính ngày rụng trứng sai thì khó thụ thai

Khoảng 20-40% trường hợp phụ nữ vô sinh bắt nguồn từ sự rụng trứng không đều đặn, thậm chí một số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể không bao giờ rụng trứng. Một số khác có thể ba tháng mới rụng trứng một lần. Sự mất cân bằng hormone, hoạt động thể chất quá độ, tăng hoặc giảm cân quá nhiều và căng thẳng quá mức đều nằm trong số những nguyên nhân chính khiến cho chu kỳ rụng trứng bị ảnh hưởng.

Điều trị:

Rối loạn rụng trứng có thể được điều chỉnh bằng các loại thuốc uống như clomid, thường kết hợp với việc cấy tinh trùng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân lớn tuổi, nên tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay khi họ được chẩn đoán rối loạn rụng trứng.

4. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây là tình trạng rối loạn chức năng rụng trứng bắt nguồn từ trong buồng trứng… Nhiều bệnh nhân mắc PCOS thậm chí còn không biết đến nó vì có nhiều các triệu chứng và dường như không liên quan đến nhau như không rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân quá nhiều, mụn trứng cá, lông mặt bất thường và vô sinh.

Điều trị:

Phương pháp điều trị PCOS hàng đầu là ăn kiêng và thể dục. Một số chuyên gia cảnh báo rằng, nhiều phụ nữ không thích ứng với metformin, một loại thuốc giúp bình thường hóa việc sử dụng insulin của cơ thể và đưa các hormone trở lại trạng thái cân bằng.

chậm có thai

5. Bệnh ở đường ống 

Cứ cho rằng cô nàng có những quả trứng đẹp và anh chàng có những con tinh trùng khỏe mạnh… nhưng chúng phải có một môi trường gặp gỡ để tiến hành thụ tinh.” Một phần của quá trình kiểm tra là đánh giá các hình chụp X quang để đảm bảo các ống vẫn thông và tử cung là vẫn ổn.

Điều trị:

Trong những năm trước, bệnh về đường ống là khi một phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng bị sẹo do nhiễm trùng hoặc bệnh chlamydia, hoặc do lạc nội mạc tử cung gây ra các vấn đề về cấu trúc. Ngày nay, các bác sĩ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm khi gặp bệnh về ống dẫn trứng.

6. Hút thuốc

Hút thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh con, chủ yếu là kéo dài thời gian thụ thai. Hút thuốc lá và cần sa có thể làm giảm số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Phụ nữ dùng nicotine trong thời gian dài cũng có thể gặp các vấn đề về sinh sản, như việc rối loạn rụng trứng, có thể dẫn tới chậm có thai.

Hút thuốc làm ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của bạn, dễ dẫn tới chậm có thai

Điều trị:

Bạn nên bỏ thuốc vài tháng trước khi muốn thụ thai để hai cơ thể sẵn sàng với những điều sắp tới. Càng khỏe mạnh, bạn càng được trang bị tốt hơn để thụ thai và duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=88171]

7. Progesterone thấp

Sau khi rụng trứng, nang trứng có nhiệm vụ mới là sản xuất progesterone để hỗ trợ sự cấy phôi và giai đoạn đầu của thai kỳ. Thiếu progesterone trong giai đoạn này của chu kỳ kinh nguyệt được gọi là khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể hóa (hay LPD), và có thể dẫn đến rối loạn trong sự phát triển của niêm mạc tử cung hoặc thiếu khả năng duy trì niêm mạc để hỗ trợ thai kỳ.

Điều trị:

Nhiều chuyên gia nội tiết sẽ kê toa progesterone bổ sung ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc đặt âm đạo nhằm giúp làm dày niêm mạc tử cung để phôi có thể bám vào.

Hiện nay, vô sinh, chậm có thai không còn là một chủ đề cấm kỵ, thậm chí, mọi người còn đặc biệt tìm hiểu những nguyên nhân chính và các biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho căn bệnh này của hệ sinh sản này. Nó gây ảnh hưởng đến cả phụ nữ lẫn nam giới và đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi. Đối với những cặp đôi dưới 35 tuổi và đã cố gắng thụ thai trong 12 tháng mà không thành công, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia về vấn đề sinh sản ngay khi phát hiện ra vấn đề. Chẩn đoán càng sớm, kết quả mang lại càng khả quan.

MarryBaby