Vậy trẻ mấy tháng biết đòi mẹ? Và trẻ mấy tháng biết người lạ người quen? Đọc ngay để không bỏ lỡ khoảng thời gian thú vị này nhé.
1. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ?
Thật ra, trẻ đã có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ ngay từ khi mới sinh ra. Không những thế, do thính giác của trẻ đã phát triển từ tam cá nguyệt thứ hai nên từ trước khi sinh trẻ đã quen với giọng nói của mẹ. Một kiểu âm thanh giống như giọng mũi và hơi trầm.
Trên thực tế, để trẻ có thể nhận biết chính xác đâu là mẹ thì sẽ cần vài tuần đến 2 tháng. Ở 2 tháng tuổi, trẻ đang phát triển nhiều cách để nói với mẹ rằng, chẳng cần ai chỉ, trẻ cũng biết cha mẹ mình là ai rồi đấy. Vì trong giai đoạn này, trẻ chỉ có thể phóng tầm mắt ra xa khoảng từ 20 – 25 cm.
Khi nào bé nhận ra hơi mẹ và biết phân biệt người lạ người quen:
- Trẻ từ 1 – 4 tháng: Con bắt đầu nhận ra khuôn mặt của cha mẹ; và những người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc con.
- Trẻ từ 5 – 8 tháng: Trẻ mấy tháng biết người lạ người quen, đây chính là giai đoạn trẻ có thể phân biệt được giữa cha mẹ, người thân và những người lạ hoặc ít tiếp xúc.
- Trẻ từ 9 – 12 tháng: Trong giai đoạn gần 1 tuổi, con cũng đã biết rõ đâu là cha mẹ, người lạ và người quen. Đồng thời con cũng bắt đầu biết chọn những món đồ chơi mà con thích.
Trong bài viết về giai đoạn bám mẹ ở trẻ sơ sinh có đề cập: “giai đoạn chính xác mà trẻ biết đòi mẹ; thậm chí là bám mẹ không rời là khi trẻ khoảng từ 6 – 8 tháng tuổi.” Và tình trạng sẽ giảm dần cho đến khi con vào khoảng 2 tuổi.
Bên cạnh đó, khi bé được 6 tháng tuổi, thị giác và trí nhớ của trẻ sơ sinh lâu dần sẽ tiếp tục phát triển. Bé sẽ có thể nhận ra cha mẹ của mình ở bất kỳ vị trí nào trong phòng bằng nhiều giác quan. Một điều thú vị nữa đó là, trong giai đoạn trẻ từ 8 – 9 tháng đã hiểu được rằng, mẹ và con 2 cá thể riêng biệt. Vì vật, con sẽ buồn và khóc mỗi khi không đòi được mẹ. Đó là lý do trẻ 6 tháng sẽ bắt đầu biết hơi và bám mẹ nhiều hơn.
>> Cùng chủ đề trẻ đòi mẹ: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?
2. Phải làm gì khi trẻ đòi mẹ và bám mẹ liên tục?
Phần lớn cha mẹ hiện nay, sẽ thường phải cân bằng thời gian giữa việc chăm con; và cả sự nghiệp. Chính vì điều này mà đôi khi nhiều mẹ bỉm cũng gặp khó khăn khi con liên tục bám mẹ không rời.
Cách để trẻ ít bám mẹ hơn:
- Tăng thời gian giữ trẻ cho người thân (không phải mẹ).
- Tập cho trẻ chơi với các món đồ chơi mà con thích, để con ít bám mẹ hơn.
- Mẹ vắt sữa để sẵn cho con, con sẽ giảm bớt thời gian đòi mẹ khi muốn bú sữa.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc người lạ, vì sẽ khiến trẻ hoảng sợ và bám mẹ nhiều hơn.
- Mẹ có thể áp dụng cách nuôi con theo phương pháp EASY, để mẹ có thêm nhiều thời gian và con cũng ngoan hơn.
Mặc dù trẻ bám mẹ quá nhiều đôi khi cũng khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy căng thẳng; hoặc thậm chí là có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Nhưng mẹ biết không, trẻ từ 0 -12 tháng rất cần sự có mặt của mẹ. Nếu có điều kiện, mẹ cũng nên cân nhắc giữa việc dành trọn vẹn thời gian năm con; và tạm để sự nghiệp được nghỉ ngơi.
>> Cùng chủ đề trẻ đòi mẹ: Trẻ mấy tháng biết nói? Mẹ đã biết chưa?
3. Trẻ sơ sinh không đòi mẹ có sao không?
Nếu trẻ phát triển bình thường theo cột mốc phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng, thông thường trẻ từ 2 tháng đã có thể nhận ra mẹ; và đến 8 tháng sẽ bắt đầu biết đòi mẹ. Mặc dù, sự phát triển của mỗi trẻ; hoặc ở mỗi gia đình là khác nhau.
Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể sẽ trải qua tình trạng gọi là lo âu chia ly (seperation anxiety). Đây là một cảm xúc sợ hãi khi bé rời xa mẹ. Lo âu chia ly xảy ra khi bé nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh, và mối quan hệ sâu sắc giữa con và những người chăm sóc.
Theo đó, bé sẽ cảm thấy không an toàn, khó chịu, quấy khóc khi phải xa mẹ, hoặc ở bên cạnh những người xa lạ.
Nếu cha mẹ nhận thấy bé dường như không thể xa cha mẹ; quấy khóc quá mức khi không thấy cha mẹ bên mình; gia đình hãy đưa con đi khám với bác sĩ Nhi – khoa để có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.
>> Cùng chủ đề trẻ đòi mẹ: Giai đoạn trẻ mấy tháng biết hơi và bám mẹ liên tục
4. Làm thế nào để trẻ có thể sớm nhận ra mẹ?
Trong nghiên cứu của Học viện hàn lâm Khoa học Quốc gia PNAS đã cho thấy rằng, nếu trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên nói chuyện với thai nhi, thì con sẽ dễ phân biệt được giọng nói của mẹ hơn so với người khác.
Tóm lại, trẻ mấy tháng biết hơi mẹ, đòi mẹ và theo mẹ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách chăm sóc, nuôi dạy; cũng như là môi trường sống của con. Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về trẻ mấy tháng biết đòi mẹ.
[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]
- Trẻ mấy tháng biết đứng? Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?
- Trẻ mấy tháng biết nói? Các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh
- Bé mấy tháng biết ngồi? Những lưu ý khi cha mẹ tập ngồi cho con
[/key-takeaways]