Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Tất cả những thắc mắc của các mẹ về việc khó thở khi mang thai tháng thứ 8 sẽ được bác sĩ chuyên khoa hàng đầu khoa sản làm rõ trong bài viết dưới đây. Các mẹ bầu cùng dành thời gian tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân vì sao mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 8?

Nhiều mẹ bầu lo lắng, tình trạng khó thở gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vây thật sự khó thở khi mang thai tháng thứ 8 nguy hiểm không? Thực tế, khó thở khi khi mang thai vào tháng thứ 8 là tình trạng đại đa số các mẹ bầu đều gặp phải.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai 32 tuần. 

1. Nguyên nhân do tử cung chèn ép

Bà bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 8 nguyên nhân cũng có thể do kích thước tử cung ngày càng lớn. Vì ở tháng thứ 8, thai nhi đã có những sự phát triển nhanh nên kích thước tử cung cũng lớn dần lên tương ứng. 

Kích thước tử cung lớn sẽ chèn ép lên cơ hoành và mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở. Nhưng đây cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ nên mạ bầu không cần lo lắng. 

2. Mẹ bầu thiếu máu

Một trong những nguyên nhân gây khó thở cho phụ nữ mang thai là thiếu máu khi mang thai. Bởi trong suốt thời gian mang thai nhất là những tháng cuối thai kỳ nhu cầu về lượng máu tăng lên rất nhiều.

Khi bị thiếu máu, mẹ bầu không chỉ cảm thấy khó thở mà còn gặp phải các triệu chứng chóng mặt, da xanh xao. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ sắt trong thời gian mang thai bằng các thực phẩm giàu sắt.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ với các loại viên sắt uống bổ sung. 

Mẹ bầu nên bổ sung sắt cho thai kỳ khỏe mạnh

3. Sự thay đổi hormone

Một nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở khi mang thai, nhất là khi mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 3 là hormone. Hormone progesterone tăng cao trong suốt thai kỳ có thể gây nên hiện tượng khó thở sinh lý cho mẹ bầu.

Do đó, nó không gây nguy hiểm cho hai mẹ con mà chỉ khiến bà bầu có cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ nên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. 

4. Một số nguyên nhân về bệnh lý khác

Không chỉ dừng lại một số nguyên nhân ở trên mà khó thở khi mang thai tháng thứ 8 còn do một số bệnh lý khác gây nên như: 

  • Bệnh hen suyễn: Không may mẹ bầu bị bệnh hen suyễn khi mang thai thì các triệu chứng khó thở sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bà bầu bị thuyên tắc phổi: Là tình trạng trong động mạch phổi có huyết khối nên gây cảm giác khó thở và nguy hiểm hơn đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. 
  • Bệnh cơ tim chu sản: Một bệnh lý mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai và gây nguy hiểm cho sức của mẹ bầu. Các biểu hiện của bệnh mà mẹ bầu có thể dễ nhận biết như khó thở, hạ huyết áp, phù nề chân, mắt cá chân bị sưng hay tim đập nhanh. 

Mẹ bầu mang tháng thứ 8 phải làm gì khi xuất hiện các cơn khó thở?

Khó thở khi mang thai khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và hạn chế các hoạt động thể chất hàng ngày. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thư thái hơn?

Các mẹ bầu có thể thực hiện một số cách dưới đây giúp việc thở dễ dàng hơn khi mang thai:

  • Mẹ bầu cần điều chỉnh tư thế khi xuất hiện những cơn khó thở như giữ thẳng lưng khi ngồi hay đứng lên. Vì làm như thế sẽ giúp phối có nhiều khoảng không hơn để tiếp cận oxy. Một giải pháp hỗ trợ chính là sử dụng đai hỗ trợ khi mang thai có thể giúp việc tập luyện tư thế tốt dễ dàng hơn. Những chiếc thắt lưng này có sẵn trong các cửa hàng chuyên bán đồ dành cho mẹ và bé. 
  • Một giải pháp khác là khi đi ngủ mẹ bầu có thể dùng gối hỗ trợ phần lưng trên. Khi nằm, mẹ bầu cũng có thể nghiêng nhẹ sang trái. Bởi ở tư thế ngủ cho bà bầu này, giữ tử cung khỏi chèn động mạch chủ, động mạch chính nên vận chuyển lượng oxy trong máu đi khắp cơ thể.
  • Tập luyện cách thở khi mẹ bầu chuyển dạ. Điều này không chỉ giúp đối phó với những cơn khó thở sinh lý mà còn hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở sau này. 
  • Mẹ cần lắng nghe cơ thể và dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong giai đoạn mang thai, mẹ không thể duy trì các hoạt động thể chất ở mức độ như trước khi mang thai. 
  • Trường hợp, mẹ bầu đang mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra những cơn khó thở. Lúc này, mẹ bầu cần phải tuân theo cách điều trị của bác sĩ. 
khó thở khi mang thai tháng thứ 8
Nghỉ ngơi thu giãn là cách cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Khi nào mẹ bầu đến gặp bác sĩ?

Một số mẹ bầu cần phải được điều trị ngay nếu gặp phải những cơn khó thở khi mang thai. Cụ thể, với một số biểu hiện dưới đây mẹ bầu cần phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời: 

  • Xuất hiện những cơn khó thở kèm theo biểu hiện môi, ngón tay hoặc ngón chân chuyển dần sang màu nhợt nhạt. 
  • Tìm mẹ bầu đập nhanh hay đo thấy nhịp tim cực cao.
  • Mẹ bầu cảm thấy đau khi thở. 
  • Những cơn khó thở ngày càng trở nên dữ dội. 
  • Xuất hiện hiện tượng thở khò khè.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà các mẹ bầu đều gặp phải. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những cơn khó thở do bệnh lý gây nên sẽ gây nguy hiểm cho cả 2 mẹ con. Vì vậy, mẹ bầu cần theo dõi và cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 7, em bé có bị thiếu oxy?

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 là một trong số những triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này. Mẹ bầu khó thở khi nằm, cứng bụng khó thở khi mang thai hay mệt mỏi khi mang thai tháng cuối?

Tất cả các thắc mắc trên sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7, nguyên nhân từ đâu?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi có sự phát triển vượt bậc và cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi. Một số triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này như khó thở khiến mẹ lo lắng, không biết liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé hay không.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tình trạng này mẹ nhé!

1. Do tác động của hormone

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone. Hormone này kích thích não của mẹ hoạt động nhiều hơn, tăng độ sâu của hơi thở để mẹ hấp thụ nhiều oxy hơn, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. 

Progesterone cũng khiến các mao mạch đường hô hấp tăng kích thước và làm giãn các cơ của phổi và ống phế quản. Điều này đòi hỏi mỗi hơi hít vào của mẹ dường như mạnh hơn, sâu hơn bình thường nên có thể khiến mẹ cảm thấy hụt hơi.

2. Do sự phát triển của thai nhi

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, kích thước thai nhi cũng như của tử cung đã tăng lên đáng kể. Lúc này, tử cung sẽ tăng lực ép lên cơ hoành, khiến cơ này bị đẩy lên phía trên khoảng 4cm so với vị trí trước khi mang thai.

Điều này khiến dung tích phổi của mẹ bị ép nhỏ lại một chút, nên mẹ thường cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7.

Ngoài ra, việc gia tăng kích thước tử cung còn đem đến một triệu chứng không mấy dễ chịu cho mẹ bầu, đó là bụng căng cứng. Cứng bụng khó thở khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong những tháng cuối thai kỳ.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi cũng là nguyên nhân khó thở khi mang thai tháng thứ 7

3. Do 1 số nguyên nhân khác:

  • Mặc quần áo chật: Cơ thể mẹ bầu vào những tháng cuối có nhiều sự thay đổi, nên có thể mẹ cần tăng size quần áo nhiều hơn. Việc mẹ mặc quần áo quá chật, bó sát vào cơ thể cũng là một trong những lý do khiến mẹ thấy khó thở.
  • Căng thẳng, lo âu: Thường xuyên căng thẳng trong công việc, luôn suy nghĩ tiêu cực hoặc lo lắng quá nhiều sẽ khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai tháng cuối. Khi cơ thể uể oải, mẹ sẽ dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở.
  • Thiếu máu: Thiếu máu, thiếu sắt rất dễ gây ra các triệu chứng như choáng đầu, mệt mỏi, thở không ra hơi, người xanh xao. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua các món ăn như thịt bò, bông cải xanh, hoặc dùng thuốc sắt cho bà bầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn thì rất dễ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7. Trong trường hợp này, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhé.
  • Bệnh cơ tim: Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi và tim đập nhanh. 
  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi xuất hiện cục máu đông trong động mạch phổi. Thuyên tắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hô hấp và gây ho, đau ngực và khó thở.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7, em bé có đang bị thiếu oxy không?

Mặc dù triệu chứng hụt hơi, khó thở không mấy dễ chịu với mẹ bầu nhưng mẹ yên tâm là điều này không ảnh hưởng đến thai nhi. Em bé vẫn được cung cấp oxy liên tục qua nhau thai của mẹ.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 sẽ khiến mẹ có cảm giác không khí hít vào ít hơn. Mặc dù vậy, không khí sẽ lưu lại trong phổi lâu hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho em bé cần.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, lưu lượng máu của mẹ sẽ tăng rất nhiều so với bình thường để đảm bảo lượng oxy đáp ứng cho thai nhi.

1. Những triệu chứng khó thở nào mẹ cần lưu ý

Mặc dù khó thở, mệt mỏi khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Mẹ hãy theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường khác nếu có.

Trong trường hợp phát hiện thấy một trong số những dấu hiệu sau, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

  • Tình trạng khó thở xảy ra liên tục, dồn dập và ngày càng tăng cường độ, khiến mẹ rất khó khăn trong việc hít thở.
  • Khó thở kèm với hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu.
  • Ngực đau tức, khó thở, thở không ra hơi.
  • Khó thở và môi hoặc đầu nóng tay chuyển sang màu hơi xanh, chân sưng to.
khó thở khi mang thai tháng thứ 7
Khó thở kèm theo các triệu chứng nguy hiểm mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay

2. Mẹ nên làm gì nếu khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Mệt mỏi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc khi mang trong mình sinh linh bé bỏng sẽ giúp mẹ vượt qua hết mỏi mệt. Mẹ hãy tham khảo một số cách sau để làm dịu đi những triệu chứng khó chịu trong kỳ tam cá nguyệt cuối cùng này nhé.

  • Tăng cường nghỉ ngơi: Làm việc quá sức, công việc áp lực, căng thẳng khiến mẹ cảm thấy lao lực, mệt mỏi, khó thở. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất có thể. Mẹ có thể ngủ hoặc làm những việc mà mình yêu thích và thấy thoải mái nhất như đọc sách, đi dạo, xem phim, cắm hoa, ca hát. Đặc biệt, mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tránh xa lo âu, buồn phiền.
  • Ngủ đủ giấc: Mẹ bầu khó thở khi nằm, mẹ bầu khó thở khi ngủ là những tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Tư thế ngủ dễ chịu nhất được khuyến cáo là mẹ nằm nghiêng bên trái, kèm theo một chiếc gối êm mềm mại để kê phần bụng. Mẹ cũng có thể dùng thêm 1 chiếc gối giữa hai chân để hạn chế tình trạng chuột rút khi ngủ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác yoga cho bà bầu hay đi bộ nhẹ nhàng là một cách giúp cơ thể mẹ được thư giãn, trở nên linh hoạt và giảm những cơn đau nhức khó chịu.
Ngủ đủ giấc là cách hạn chế khó thở hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7. Chúc mẹ trải qua kỳ tam cá nguyệt thứ 3 nhẹ nhàng và có cuộc vượt cạn suôn sẻ.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9: Phải làm sao để kiểm soát nhịp thở tốt hơn?

Hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 9. Điều này nói chung là vô hại và không ảnh hưởng đến lượng oxy mà em bé nhận được.

Vì vậy, điều đầu tiên mà mẹ cần làm là đừng lo lắng nữa. Hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái cho hành trình vượt cạn sắp tới được thuận lợi nhé.

Vì sao bà bầu thường bị khó thở khi mang thai tháng thứ 9?

Dưới đây là những lý do làm mẹ bầu khó thở vào cuối thai kỳ:

1. Em bé ngày càng lớn dần gây áp lực lên cơ hoành

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, em bé đang lớn dần trong bụng sẽ đẩy tử cung của mẹ lên cơ hoành (cơ bên dưới phổi). Khi đó, cơ hoành sẽ di chuyển lên khoảng 4 cm so với vị trí trước khi mang thai. 

Những thay đổi này khiến phổi cũng bị ảnh hưởng và khó mở rộng hoàn toàn. Mẹ bầu không thể hít vào nhiều không khí trong mỗi lần thở được như trước nên dẫn đến tình trạng khó thở sau khi ăn hoặc khó thở khi nằm.

2. Sự gia tăng hormone thai kỳ

Nhịp thở của mẹ bầu tháng thứ 9 còn bị ảnh hưởng do sự gia tăng hormone progesterone. Sự thay đổi của hormone này khiến mẹ hít thở chậm hơn thay vì linh hoạt như trước. 

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9
Phổi khó mở rộng hoàn toàn do áp lực của em bé trong bụng sẽ khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó thở

3. Hen suyễn

Mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn mẹ vốn đã có lại càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bị hen suyễn, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ, chẳng hạn như thuốc hít hoặc thuốc uống,…

4. Bệnh cơ tim sau sinh

Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, sưng mắt cá chân và huyết áp thấp,… 

Nhiều phụ nữ ban đầu có thể cho rằng các triệu chứng của họ là do mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thường phải điều trị mới cải thiện được các triệu chứng.

5. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch trong phổi. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hô hấp gây ho, đau ngực và khó thở.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù việc khó thở có thể gây nhiều trở ngại cho mẹ bầu nhưng may mắn là chúng không gây ảnh hưởng gì đến em bé. Mỗi lần hít thở không lấy được nhiều oxy nhưng lượng oxy mẹ hít vào vẫn sẽ lưu lại trong phổi lâu hơn để mẹ lấy ra đủ lượng oxy mà mẹ và em bé cần.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khó thở do bệnh lý như hen suyễn, suy tim, tắc phổi,… mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt vì nếu để lâu, bệnh có thể gây nguy hiểm đến thai kỳ.

Bà bầu khó thở là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến thai nhi

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 như thế nào là nguy hiểm?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tình trạng khó thở của mẹ bầu đang không ổn:

  • Mạch đập nhanh
  • Tim đập nhanh và mạnh
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Tức ngực
  • Môi và đầu ngón tay, ngón chân có màu hơi xanh 
  • Ho dai dẳng nhiều ngày, ho ra máu
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Có tiền sử bệnh hen suyễn

Khi gặp những dấu hiệu này, mẹ bầu hãy kiên hệ với bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Mang thai tháng thứ 9 cần chú ý những gì để làm giảm tình trạng khó thở?

Tình trạng khó thở có thể kéo dài khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Vậy mang thai tháng thứ 9 cần chú ý những gì để cảm thấy khỏe hơn?

Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ kiểm soát cơn khó thở và thở được một cách dễ dàng hơn, hãy thử áp dụng mỗi khi bị khó thở mẹ nhé:

1. Thay đổi tư thế nằm: Mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không?

tháng thứ 9 thai kỳ, bụng bầu của mẹ đã khá to nên hiện tượng mẹ bầu khó thở khi ngủ hoặc khó thở khi nằm là chuyện rất bình thường. Vậy nằm như thế nào là thoải mái và an toàn nhất? Mang thai tháng thứ 9 có nên nằm ngửa không?

Câu trả lời là không. Bà bầu nằm ngửa khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh khớp, bệnh trĩ, giảm huyết áp và khó thở, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến thai nhi.

Bà bầu mang thai tháng thứ 9 không nên nằm ngửa

Trong khi đó, nằm sấp cũng không phải là một ý kiến hay vì rõ ràng, đây không chỉ là một tư thế nằm khi mang thai khó chịu mà việc để trọng lượng cơ thể mẹ đè lên thai nhi còn rất dễ gây tổn thương bé.

Nằm nghiêng là vị trí tốt nhất cho bà bầu tháng thứ 9, đặc biệt là nghiêng sang trái. Trong khi tư thế nghiêng sang phải vẫn có thể gây áp lực lên dây chằng và màng tử cung thì tư thế nghiêng sang trái hoàn toàn thuận lợi cho việc lưu thông máu và bài tiết chất thải.

2. Tập thể dục giúp cải thiện nhịp thở

Một trong những cách giúp bà bầu hít thở dễ dàng hơn đó là tập thể dục. Ở tháng thứ 9, mẹ có thể tập các bài tập yoga trước sinh để vừa luyện tập nhịp thở, vừa vận động các cơ một cách nhẹ nhàng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới diễn ra dễ dàng hơn.

Một điều mẹ bầu cần lưu ý là dù mẹ lựa chọn hình thức tập thể dục nào cũng đừng quá lạm dụng nó nhé. Hãy lắng nghe những gì cơ thể mình mách bảo và nếu không chắc chắn các bài tập này có an toàn hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Thư giãn

Bước vào tháng thứ 9 là mẹ và bé đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, điều mẹ cần làm lúc này là nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn, đừng để bản thân ngập chìm trong công việc hay căng thẳng, mệt mỏi. 

Hãy thả lỏng cỡ thể và hít thở nhẹ nhàng. Nghe một bài nhạc hay xem một cuốn phim hài vui vẻ cũng là cách hay để mẹ quên đi những cảm giác khó chịu hiện tại.

4. Di chuyển chậm 

Đi, đứng và di chuyển một cách thật chậm rãi sẽ giúp mẹ giảm bớt công việc của tim và phổi. Ngoài ra, khi cảm thấy khó thở, mẹ có thể thử ngồi dậy hoặc đứng thẳng lên, ngửa vai, nâng ngực và ngẩng đầu lên cao để giảm áp lực khỏi khung xương sườn. 

Tư thế này có thể giúp phổi của mẹ có nhiều không gian để mở rộng hơn và mẹ sẽ hít thở được nhiều không khí hơn.

Như vậy, mẹ bầu khó thở khi ngủ hoặc khó thở sau khi ăn là hiện tượng vô cùng phổ biến ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Ở những ngày gần sinh, em bé sẽ dần di chuyển xuống khung xương chậu và mẹ có thể thở dễ dàng hơn một chút. Nếu mẹ quá lo lắng về tình trạng khó thở của mình, hoặc việc khó thở gây cản trở quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ, hãy đến bác sĩ kiểm tra để cảm thấy yên tâm hơn. 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khó thở là biểu hiện khá phổ biến, khiến cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi cũng như lo lắng. Liệu rằng khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 nguyên do từ đâu?

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều dấu hiệu biểu thị sự phát triển của thai nhi trong bụng, hoặc một số trường hợp là những vấn đề bất thường của sức khỏe.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết vấn đề khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 ngay sau đây.

Nguyên nhân gây nên khó thở khi mang thai tháng thứ 5?

Mặc dù là một triệu chứng xuất hiện khá phổ biến trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên không phải lúc nào khó thở cũng được xác định do một nguyên nhân duy nhất gây nên.

1. Biểu hiện phát triển bình thường của thai nhi

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu khó thở ở tháng thứ 5 hoặc 3 tháng tam cá nguyệt thứ 2 chính là tử cung đang phát triển dẫn đến sự thay đổi nhu cầu của tim.

Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự thay đổi trong nhịp thở gần như ngay lập tức, trong khi những người khác thấy sự khác biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Tử cung lớn dần, đẩy phổi lên trên. Cùng với đó, một số thay đổi trong cách hoạt động của tim cũng có thể gây khó thở. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bị tăng lên đáng kể.

Khi đó, tim phải thực hiện bơm và co bóp mạnh hơn nhằm vận chuyển máu đến các cơ quan cơ thể và thai nhi. Chính lượng công việc dồn lên tim như thế này đã khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng khó thở khi mang thai tháng thứ 5

2. Bệnh hen suyễn

Mặc dù những thay đổi của cơ thể, đặc biệt là phát triển của thai nhi là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khó thở.

Tuy nhiên, bệnh hen suyễn cũng là một trong số những nguyên nhân khác gây ra vấn đề khó thở khi mang thai tháng thứ 5.

Thời gian mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn càng trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn.

Bất kỳ ai gặp vấn đề hen suyễn khi mang thai đều cần chủ động đề cập và nói trước về các phương pháp đảm bảo an toàn trong thời gian thai kỳ đối với bác sĩ, phổ biến nhất là thuốc hít.

3. Bệnh cơ tim sau sinh

Đây là dạng suy tim có khả năng xảy ra trong thời gian mẹ bầu mang thai hoặc sau khi đã sinh. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi.

Có thể nhiều người lúc đầu vẫn bị nhầm lẫn là do triệu chứng bình thường của người mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ và thường phải điều trị.

4. Thuyên tắc phổi

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 do thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch trong phổi.

Vấn đề thuyên tắc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp của mẹ bầu, dẫn đến các vấn đề đau tức ngực, ho, khó thở.

Có những cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai?

Mặc dù là triệu chứng xuất hiện phổ biến trong thời kỳ mang thai nhưng với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu, cảm giác chưa quen và sự khó chịu, mệt mỏi là tất yếu xảy ra.

Theo đó, để giảm bớt cũng như mang lại sự thoải mái hơn cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 và suốt thời kỳ mang thai nói chung có thể thực hiện những cách sau.

  • Thực hành tư thế để tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành càng nhiều càng tốt. Đai hỗ trợ khi mang thai có thể giúp việc tập luyện tư thế tốt dễ dàng hơn. Những sản phẩm thắt lưng này mẹ bầu có thể tìm mua trong các cửa hàng chuyên dụng.
  • Sử dụng gối hỗ trợ phần lưng trên, nó có thể khiến cho trọng lực kéo phần tử cung xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Hoặc, việc nằm nghiêng mình sang trái với gối cũng giữ cho tử cung khỏi động mạch chủ, động mạch chính vận chuyển máu có oxy đi khắp cơ thể.
  • Thực hiện theo những kỹ thuật thở thường thấy và áp dụng trong chuyển dạ, phổ biến nhất là thở Lamaze. Việc này có thể giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn ngay tức thời, cũng dễ dàng áp dụng trong thời điểm chuyển dạ.
  • Luôn lắng nghe và theo dõi tình trạng cơ thể, đồng thời giảm tốc độ trong nhiều hoàn cảnh cần thiết. Điều quan trọng là phải giải lao và nghỉ ngơi nếu quá trình thở trở nên quá khó khăn.
  • Nếu một phụ nữ có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra khó thở, hãy chủ động xin sự tư vấn và điều trị từ phía bác sĩ, bệnh viện.
Tư thế nằm thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ hỗ trợ làm giảm khó thở cho mẹ bầu

Khi nào mẹ bầu khó thở cần đến gặp bác sĩ?

Có thể việc khó thở khi mang thai tháng thứ 5 là do thai nhi phát triển bình thường, một số khác lại xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác được đánh giá không tốt và cần được điều trị. Cụ thể như sau:

  • Ngón tay, ngón chân hoặc phần môi chuyển màu xanh lam
  • Tim đập nhanh, liên tục và kéo dài, nhịp tim cực cao
  • Đau khi thở
  • Khó thở dữ dội có vẻ ngày càng trở nên tồi tệ hơn
  • Thở khò khè

Trong trường hợp khó thở khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi kéo dài, hãy đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ.

Điều này đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó là ngăn ngừa những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Tuân thủ các mốc thời gian khám thai kỳ là việc làm cần thiết mà mẹ bầu cần chú ý

Như vậy, mặc dù khó thở khi mang tháng thứ 5 hoặc trong suốt thời gian thai kỳ là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến nhưng để đảm bảo an toàn cũng như tâm lý thoải mái nhất, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe. Ngoài ra, chú ý các mốc khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của con tốt nhất.