Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không?

Vậy kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không? Hãy đọc bài viết này ngay để có câu trả lời.

1. Kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không? 

Kích thước tử cung phụ thuộc vào tuổi và tình trạng sức khoẻ hay tình trạng mang thai của bạn; thường nhỏ hơn ở bé gái chưa dậy thì và phụ nữ đã mãn kinh. Kích thước tử cung bình thường trong độ tuổi sinh sản ở khoảng: 6-8 cm chiều dài, 4-5 cm chiều rộng và dày 2-3 cm.. 

Kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không thì câu trả lời là có thể . Nó có thể là những biến đổi sinh lý, bệnh lí lành tính thầm lặng hay những rối loạn của cơ quan sinh sản. Hãy đọc ngay phần bên dưới để biết rõ hơn kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không. 

2. Nguyên nhân khiến kích thước tử cung to hơn bình thường

Kích thước tử cung to hơn bình thường là do các nguyên nhân dưới đây: 

2.1 Mang thai

Tử cung to hơn bình thường sẽ không sao nếu bạn mang thai

Tử cung to hơn bình thường có sao không thì câu trả lời là không nếu bạn mang thai. Khi không mang thai, tử cung sẽ nằm gọn trong khung chậu. Tuy nhiên, khi em bé lớn dần trong thai kỳ, tử cung sẽ phình to, đạt kích thước tương đương quả dưa hấu hoặc lớn hơn vào lúc sinh nở. Điều này lý giải vì sao tử cung to hơn bình thường.

2.2 U xơ tử cung gây tử cung lớn

U xơ tử cung (Fibroids) là khối u xơ lành tính ở thành cơ tử cung, không phải ung thư. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, tới 80% phụ nữ bị u xơ tử cung trước 50 tuổi.

U xơ tử cung hiếm khi ung thư, nhưng u xơ có thể gây ra:

  • Ra máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.
  • Đau bụng kinh nguyệt dữ dội.
  • Đau rát, khó chịu trong lúc quan hệ tình dục.
  • Đau lưng dưới.

Một số u xơ tử cung có kích thước nhỏ và không gây ra triệu chứng đáng chú ý nào.

Một số khác có thể phát triển lớn nặng tới vài kg và có thể làm kích thước tử cung to, trông giống như bạn đang mang thai vài tháng. Ví dụ, trong một báo cáo ca bệnh được công bố vào năm 2016, một phụ nữ bị u xơ tử cung được phát hiện có tử cung nặng khoảng 2,7 kg; trong khi tử cung trung bình nặng khoảng 170 gram.

Tử cung to hơn bình thường có sao không
Tử cung to hơn bình thường có thể là do bạn đang mắc u xơ tử cung

2.3 Lạc nội mạc tử cung

Tử cung to hơn bình thường có sao không? Bạn có thể đang mắc lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung (Adenomyosis) là tình trạng lớp niêm mạc hay nội mạc tử cung phát triển vào thành tử cung. 

Hầu hết phụ nữ thấy các triệu chứng của họ giảm bớt sau thời kỳ mãn kinh. Đây là lúc cơ thể ngừng sản xuất estrogen và kinh nguyệt chấm dứt. Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung như:

  • Ra máu kinh nguyệt nhiều.
  • Đau khi hành kinh.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Vô sinh.

Ngoài ra, tử cung của phụ nữ bị lạc nội mạc có thể to lên gấp đôi hoặc ba lần kích thước bình thường.

>> Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung có thai được không? Cách điều trị lạc nội mạc tử cung

2.4 Đa nang buồng trứng 

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng kích thước tử cung to ra. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt và quá trình bong tróc lớp nội mạc tử cung. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ (OWH), cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có 1 người mắc hội chứng này.

Thông thường, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc và theo máu kinh ra ngoài trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, lớp nội mạc này không được bong ra hoàn toàn, dẫn đến ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nội mạc tử cung dày cũng là nguyên nhân làm cho tử cung to ra.

Tử cung to hơn bình thường có sao không? Có thể bạn đang mắc đa nang buồng trứng
Tử cung to hơn bình thường có sao không? Có thể bạn đang mắc đa nang buồng trứng 

2.5 Ung thư

Kích thước tử cung to hơn bình thường có sao không? Ung thư tử cung, nội mạc tử cung và cổ tử cung đều có thể tạo ra khối u gây tăng kích thước tử cung bất thường. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc không thể đi hết nước tiểu.
tử cung to hơn bình thường có sao không
Tử cung to hơn bình thường có sao không

3. Dấu hiệu tử cung to hơn bình thường có vấn đề

Tử cung to hơn bình thường có sao không thì như bạn đã biết là có vấn đề. Các triệu chứng khác của tử cung to bất thường bao gồm:

  • Có khối u ở vùng bụng dưới: Đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung hoặc các khối u khác.
  • Thiếu máu do chảy máu kinh nguyệt quá nhiều: Chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể dẫn đến thiếu sắt, gây ra thiếu máu.
  • Suy nhược cơ thể và xanh xao: Điều này cũng có thể do thiếu máu.
  • Tăng cân 
  • Các triệu chứng chèn ép lên tử cung và các cấu trúc xung quanh: Tử cung to ra có thể chèn ép lên bàng quang, ruột và các cơ quan khác, gây ra các triệu chứng như đau quặn thắt ở vùng chậu, táo bón, sưng và đau nhức ở chân, đau lưng, tiểu tiện thường xuyên.
  • Khí hư loãng, có màu: Khí hư loãng hoặc có màu bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác về tử cung.
  • Chảy máu sau mãn kinh: Đây là một triệu chứng cần được kiểm tra bởi bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Tử cung to có thể thay đổi vị trí của các cơ quan sinh sản, dẫn đến đau và không còn cảm giác lên đỉnh khi quan hệ.

4. Lời khuyên của bác sĩ để tử cung luôn khỏe mạnh

Tử cung đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, là nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Giữ cho tử cung khỏe mạnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bí quyết đơn giản mà bạn có thể áp dụng:

  • Khám phụ khoa ít nhất mỗi năm một lần để tầm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
  • Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ ít nhất 1-2 lần mỗi ngày.
  • Thay quần lót thường xuyên, sau mỗi 4-6 tiếng hoặc sau khi vận động nhiều.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi hương mạnh hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh theo hướng từ trước ra sau.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
  • Sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Chỉ quan hệ một vợ một chồng, hạn chế số lượng bạn tình.

[inline_article id=279156]

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tử cung to hơn bình thường có sao không. Khi thấy kích thước tử cung to lên bất thường, đừng chần chừ mà hãy đi khám bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang có vấn đề. Đồng thời bạn cũng nên tập lối sống ăn uống lành mạnh cũng như chăm sóc cô bé đúng cách để tử cung luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra vấn đề tử cung to hơn bình thường có sao không, trên MarryBaby có công cụ giúp bạn tính được Ngày rụng trứng để bạn nắm tình hình chu kỳ kinh nguyệt và tính toán thời điểm thích hợp để mang thai. Bạn còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên!

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào, bạn đã biết chưa?

Kích thước buồng trứng bình thường có quan trọng không? Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của phụ nữ, hỗ trợ sản xuất trứng, thụ tinh và sinh sản. Trong đó, kích thích buồng trứng là yếu tố then chốt, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai.

Nhiều chị em thắc mắc buồng trứng đẹp là sao, kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về cơ quan sinh sản quan trọng này.

Buồng trứng là gì và chức năng của buồng trứng với phụ nữ

Buồng trứng gồm buồng trứng trái và phải, là bộ phận nằm hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé. Bé gái khi chưa đến tuổi dậy thì, buồng trứng thường có bề mặt nhẵn nhụi.

Sau tuổi dậy thì, sự rụng trứng hàng tháng sẽ khiến bề mặt buồng trứng bị rách và ngày càng trở nên sần sùi. Khi phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng sẽ nhẵn nhụi như cũ. 

Cấu tạo buồng trứng gồm có:

  • Hai đầu: đầu tử cung và đầu vòi.
  • Hai mặt: mặt ngoài và mặt trong.
  • Hai bờ: bờ mạc treo và bờ tự do.
Kích thước buồng trứng bình thường
Kích thước buồng trứng bình thường giúp chị em thụ thai và sinh sản dễ dàng hơn

Buồng trứng có hai chức năng là nội tiết và ngoại tiết.

  • Chức năng nội tiết: Buồng trứng sản sinh ra hai hormone sinh dục là estrogen và progesteron. Estrogen có tác dụng duy trì và phát triển các đặc tính sinh dục nữ như tuyến vú, tuyến mỡ, giọng nói, dáng người, tử cung, vòi trứng. Hormone progesterone có nhiệm vụ chính là điều chỉnh sự co bóp ở tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ tinh, đồng thời bảo vệ trứng đã thụ tinh không bị đẩy ra ngoài.
  • Chức năng ngoại tiết: Trung bình một lần trong mỗi tháng, buồng trứng sẽ phóng thích một trứng để hình thành quá trình thụ thai nếu trứng gặp được tinh trùng. Đây chính là hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt ở nữ giới.

>> Bạn có thể xem thêm: Quá trình rụng trứng diễn ra như thế nào và kéo bài bao lâu?

Kích thước buồng trứng bình thường là bao nhiêu?

Nhiều chị em khi đọc các thông số của kích thước buồng trứng trên siêu âm thường thắc mắc buồng trứng đẹp là sao, kích thước buồng trứng bình thường là như thế nào? Sự thật là kích thước buồng trứng sẽ thay đổi theo từng thời điểm trong suốt cuộc đời người phụ nữ.

Mỗi bé gái khi sinh ra, buồng trứng sẽ có đường kính tầm 1cm. Ở người trưởng thành, kích thước buồng trứng bình thường sẽ tương đương với thể tích 3 đến 6ml, tức là dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm – 2cm và dày 1cm.

Kích thước buồng trứng bình thường ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?

Theo nghiên cứu, kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em. Trong độ tuổi sinh sản, nếu kích thước buồng trứng của bạn nhỏ hơn nhiều so với kích thước buồng trứng bình thường thì bạn có thể khó thụ thai hơn do lượng trứng dự trữ thấp hơn trung bình.

Ngược lại, buồng trứng có kích thước lớn bất thường so với trung bình, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của các khối u. Độ dài của buồng trứng có thể lên đến hơn 15cm ở những phụ nữ bị đa nang buồng trứng.

Trong trường hợp này, khả năng thụ thai của chị em cũng sẽ thấp do các vấn đề bệnh lý đã cản trở sự rụng trứng. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra buồng trứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

Khi gặp vấn đề hiếm muộn do kích thước buồng trứng, chị em cần thăm khám kịp thời

Các yếu tố tác động đến kích thước buồng trứng

Kích thước buồng trứng sẽ chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố như:

  • Tuổi tác: Tuỳ vào từng độ tuổi, kích thước buồng trứng sẽ có sự khác biệt. Theo y khoa, kích thước buồng trứng đạt con số nhỏ nhất rơi vào giai đoạn trước khi dậy thì và thời kỳ sau mãn kinh. Ở hai thời điểm này, đường kính của buồng trứng khoảng dưới 2cm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Buồng trứng là cơ quan sản sinh trứng và chịu trách nhiệm cho quá trình rụng trứng, hành kinh mỗi tháng. Gần đến ngày rụng trứng, kích thước của buồng trứng sẽ to hơn bình thường, do trứng chín, các nang trứng phát triển đến mức cao nhất để sẵn sàng rụng.
  • Mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, kích thước buồng trứng cũng tăng lên đáng kể do hai hormone estrogen và progesterone được sản sinh rất nhiều.
  • Rối loạn buồng trứng: Nang buồng trứng to hơn bình thường, kích thước buồng trứng tăng lên hay kích thước buồng trứng phải to hơn buồng trứng trái cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Một số nguy cơ có thể kể đến như tình trạng rối loạn buồng trứng, ung thư, u nang trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, u nang hoàn thể.
  • Điều trị vô sinh: Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ mang thai được chỉ định cho các trường hợp vô sinh hoặc hiếm muộn. Đa phần các phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm hormone để kích thích trứng, thúc đẩy quá trình trứng chín và rụng, tạo điều kiện thuận lợi để thụ tinh. Buồng trứng sẽ trở nên to hơn khi được kích thích và trở lại kích thước ban đầu sau khi quá trình rụng trứng kết thúc.
Kích thước buồng trứng bình thường
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em

Mách chị em cách giữ gìn sức khỏe cho buồng trứng

Sức khỏe của buồng trứng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Nhìn chung,  một buồng trứng khỏe sẽ được duy trì trên nền tảng cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, lối sống khoa học.

  • Kiểm soát cân nặng: Chị em nên duy trì cân nặng ở mức ổn định và hợp lý, không nên có sự tăng giảm bất thường trong thời gian ngắn. Tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. 
  • Tập thể dục: Thể dục thể thao đem đến rất nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần. Bạn hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp với thể trạng và duy trì tập thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống, chất lượng của buồng trứng cũng sẽ được cải thiện.
  • Hạn chế căng thẳng: Bạn cần xây dựng một lịch trình làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đến mức tối đa căng thẳng, lo âu.
  • Ăn uống đủ chất: Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, chất béo tốt, chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn duy trì sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu chất, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc bổ sung nhé.
  • Hạn chế bia rượu, chất kích thích: Rượu, thuốc lá có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe sinh sản. Đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ, chị em không nên sử dụng các chất kích thích để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.

[inline_article id=219377]

Kích thước buồng trứng bình thường và buồng trứng hoạt động khỏe mạnh là nền tảng để chị em có sức khỏe sinh sản tốt, tăng khả năng thụ thai.

Buồng trứng là cơ quan quan trọng của phụ nữ, vì vậy bạn nên lưu tâm và có kế hoạch thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các dấu hiệu bất thường ở bộ phận này nhé.