Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Lý giải nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Mẹ bầu tăng cân trong quãng thời gian mang thai là điều không thể tránh khỏi nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu. Tuy nhiên, nếu chỉ số cân  nặng của mẹ bầu có chiều hướng tăng nhanh lại tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến thai kỳ. Vậy nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là gì và cần chú ý ra sao để mẹ lẫn bé đều khỏe mạnh? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua vài viết sau bạn nhé.

Mức tăng cân phù hợp cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Mức tăng cân phù hợp cho bà bầu trong suốt thai kỳ phụ thuộc vào tình trạng cân nặng của người mẹ trước khi mang thai và từng giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để nắm được phần nào trọng lượng hợp lý, an toàn cho mẹ lẫn con: 

Cân nặng trước khi mang thai

Khuyến nghị tăng cân

Thiếu cân (BMI dưới 18.5) 

khoảng 13 đến 18 kg

Cân nặng khỏe mạnh (BMI 18.5 đến 24.9) 

khoảng 11 đến 16 kg

Thừa cân (BMI 25 đến 29.9) 

khoảng 7 đến 11 kg

Béo phì (BMI 30 trở lên)

khoảng 5 đến 9 kg

>> Xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh

Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh: Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhanh
Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh: Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu tăng cân nhanh

Tăng cân là tình trạng thay đổi sinh lý khi mang thai do:

  • Tăng trưởng của thai nhi: Trọng lượng của em bé tăng lên theo từng giai đoạn của thai kỳ khiến chỉ số cũng theo đó mà thay đổi. 
  • Thay đổi về lượng máu: Lượng máu trong cơ thể tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu: Đó có thể là nước ối, lượng máu, mô liên kết, chế độ ăn uống… Sự tăng lượng chất lỏng trong cơ thể dễ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. 
  • Lượng chất béo dự trữ: Cơ thể tích lũy chất béo để chuẩn bị cho việc sinh nở và nuôi con sau này.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, cân nặng vượt mức cho phép bao gồm:

  • Ăn uống không kiểm soát: Mẹ bầu giữ quan niệm ăn càng nhiều bé sẽ càng phát triển nên đã nạp vào cơ thể quá nhiều calo dư thùa, từ đó khiến cân nặng tăng nhanh.
  • Thay đổi trong chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều loại thực phẩm và đồ uống không tốt, không đủ chất dinh dưỡng thay vì chọn lựa thực phẩm lành mạnh.
  • Ít vận động thể chất: Bạn có thể tăng cân nhanh nếu cho rằng vận động có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, nên “nghỉ ngơi” quá nhiều, dẫn đến việc trọng lượng cơ thể ngày một tăng.
Infographic Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh
Infographic nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh

Mẹ bầu tăng cân nhanh ảnh hưởng thế nào?

Mẹ bầu tăng cân nhanh trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

1. Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Tăng cân nhanh trong khi mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu, bao gồm:

  • Tiền sản giật: Tăng cân quá nhanh tiềm ẩn khả năng dẫn đến nguy cơ cao bị tiền sản giật, đây là một biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ cùng em bé.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Khả năng bệnh tiểu đường thai kỳ tăng lên đáng kể ở mẹ bầu tăng cân nhanh khi mang thai và tác động tiêu cực cho cả mẹ lẫn con. 
  • Khó khăn trong việc chẩn đoán: Việc tăng cân nhanh có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của thai nhi qua hình thức siêu âm.
  • Mệt mỏi và phù chân: Tăng cân nhanh có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, phù chân hoặc thậm chí khó thở do tử cung giãn chèn ép vào các cơ hoành và tĩnh mạch vùng chậu. 
Mẹ bầu tăng cân nhanh ảnh hưởng thế nào?
Việc tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh là chưa đủ. Bạn còn nên biết điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ nữa.

2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu hoặc xuyên suốt thai kỳ còn khiến em bé gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như: 

  • Tăng nguy cơ sinh non: Khi mẹ bầu tăng cân quá nhanh có thể dẫn đến sinh non, làm tăng nguy cơ sức khỏe không ổn định cho thai nhi sau khi sinh. 
  • Khó sinh thường: Thai nhi có thể phát triển với cân nặng cao hơn bình thường, gây khó khăn trong quá trình sinh thường và tăng nguy cơ phải sinh mổ.
  • Rối loạn chuyển hóa sau sinh: Thai nhi quá cân có nguy cơ cao mắc các vấn đề về chuyển hóa, bao gồm tiểu đường và béo phì sau khi chào đời.
  • Suy hô hấp: Trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề về hô hấp nếu tăng cân quá nhiều trong bụng mẹ.
Tăng cân nhanh ảnh hưởng đến thai nhi
Tăng cân nhanh ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao?

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh, bạn đừng bỏ qua những biện pháp có thể thực hiện để kiểm soát cân nặng một cách lành mạnh:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Lên thực đơn cho bà bầu không tăng cân, chẳng hạn như bổ sung đa dạng rau củ quả tươi, cá, thịt nạc,… và cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đường. Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày thay vì 3 bữa chính.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 2 – 3 ngày mỗi tuần (mỗi lần tập nên chỉ tập khoảng 15 phút hoặc khi cơ thể mệt phải nghỉ ngơi, tránh quá sức. Các bài tập phù hợp cho bà bầu bao gồm đi bộ, bơi lội, yoga,…
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên: Bạn nên chú ý theo dõi cân nặng mỗi tuần để đảm bảo tăng cân ở mức hợp lý. Mẹ bầu có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn cho phụ nữ mang thai mà bác sĩ đưa ra để biết mình tăng cân bao nhiêu là phù hợp.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc vừa giúp tái tạo năng lượng, vừa hỗ trợ cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hạn chế tích tụ mỡ thừa.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác thèm ăn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhanh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

[inline_article id=191723]

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh và những giải pháp để kiểm soát chỉ số cân nặng hiệu quả để từ đó có thể tận hưởng một thai kỳ trọn vẹn. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

Quá nhẹ cân hay quá nặng cân đều không tốt cho mẹ và bé. Mách mẹ 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai. Mẹ nhấn xem ngay nhé!

Thắc mắc về kiểm soát cân nặng trong thai kỳ là điều dễ hiểu vì nếu tăng cân quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thậm chí thai chết lưu. Ngược lại, mẹ tăng cân ít sẽ không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Do đó, MarryBaby sẽ mách mẹ các cách để kiểm soát cân nặng khi mang thai trong bài viết dưới đây.

Tại sao mẹ lại tăng cân khi mang thai?

Cân nặng của mẹ khi mang thai sẽ tăng 35 pound (16 kg). Phần lớn trọng lượng mẹ tăng không phải do chất béo mà đều liên quan đến em bé, cụ thể:

>>Mẹ có thể quan tâm: Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu: Cảnh báo nguy cơ sảy thai cho mẹ!

Vì sao mẹ cần kiểm soát cân nặng khi mang thai?

Mẹ cần hiểu tại sao kiểm soát cân nặng khi mang thai lại quan trọng. Có hai trường hợp sẽ xảy ra nếu mẹ không chú ý kiểm soát cân nặng khi mang thai.

1. Tăng cân ít hơn số cân nặng được khuyến nghị

tại sao cần kiểm soát cân nặng khi mang thaii

Giảm cân khi mang thai không xấu, nhưng nếu mẹ để cân nặng tăng ít hơn số cân nặng được khuyến nghị trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non, sinh con quá nhỏ. Bé sinh non sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ, bé nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp… Thay vì tập trung vào cách giảm cân nhanh cho bà bầu, mẹ nên tìm hiểu giảm cân cho bà bầu an toàn cho bầu.

2. Tăng cân nhiều hơn mức được khuyến cáo

Điều này cũng có nghĩa là mẹ sẽ sinh con với kích thước quá lớn, dẫn đến phải sinh mổ lấy thai, bé dễ béo phì sau khi sinh. Ngoài ra, số cân nặng này sẽ còn giữ lại sau khi mẹ sinh em bé, gây béo phì, dễ mắc bệnh về huyết áp, tim mạch. Giảm cân khi mang thai an toàn là gì? Làm gì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn sẽ được chia sẻ ở phần sau, mẹ xem tiếp nhé.

>>Mẹ có thể quan tâm: 10 bí kíp giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa

Cân nặng chuẩn qua từng giai đoạn mang thai

Hầu hết mẹ bầu sẽ tăng khoảng 25 – 35 pound (11,5 – 16 kg) khi mang thai. Trong đó, phần lớn mẹ sẽ tăng từ 2 – 4 pound (1 – 2 kg) trong tam cá nguyệt đầu tiên, và sau đó là 1 pound (0,5 kg) trong phần còn lại của thai kỳ. 

Trên thực tế, chưa có số liệu cụ thể nào về cân nặng chuẩn cho phụ nữ khi mang thai vì trọng lượng cơ thể mẹ không chỉ tăng do có em bé mà còn phụ thuộc vào cơ địa và cân nặng trước khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể ước chừng cân nặng lý tưởng khi mang thai dựa vào các chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang bầu.

  • Nếu chỉ số BMI < 18,5 nên kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức nào?

Cơ thể mẹ quá gầy, cân nặng mẹ bầu cần phải tăng từ 12 – 18 kg trong suốt thai kỳ.

  • Nếu chỉ số BMI trong khoảng 18,5 – 26 nên kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức nào?

Đây là chỉ số lý tưởng nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 10 – 12kg trong thời kỳ mang thai.

  • Nếu chỉ số BMI trong khoảng 26 – 29 nên kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức nào?

Mẹ đang bị thừa cân, cân nặng mẹ bầu nên tăng từ 7 – 12 kg để đảm bảo an toàn.

  • Nếu chỉ số BMI > 29 nên kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức nào?

Mẹ đang bị béo phì nên cân nặng mẹ bầu chỉ cần tăng từ 7 – 11 kg hoặc ít hơn (5 – 9 kg)

  • Nếu mẹ sinh đôi thì sao? nên kiểm soát cân nặng khi mang thai ở mức nào?

Cân nặng mẹ bầu lúc này nên tăng từ 16,5 – 24,5 kg 

7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai

7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai

Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng, cùng với tập thể dục là cơ sở để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đối với hầu hết mẹ bầu, lượng calo phù hợp trong từng giai đoạn mang thai là:

Điều mẹ đang chờ đón nhất là đây, dưới đây là các cách kiểm soát cân nặng khi mang thai cho mẹ.

1. Chọn thực phẩm lành mạnh để kiểm soát cân nặng khi mang thai

>>Mẹ có thể quan tâm: Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

2. Các thực phẩm cần tránh để kiểm soát cân nặng khi mang thai

  • Không uống đồ ngọt như nước ngọt, các loại sirô, soda… vì đây là những thức uống nhiều đường hóa học và hàm lượng calo cao. Hơn nữa, một chai nước ngọt có gas 340g chứa tới 50-80mg cafein. Mỗi lần uống 1g chất này, vùng trung khu thần kinh trung ương của mẹ bị hưng phấn quá mức, làm tăng nhịp thở, gây mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Ttừ đó, khiến mẹ lo âu, mệt mỏi tác động tiêu cực đến thai nhi.
  • Tránh đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, kẹo, bánh ngọt.  
  • Giảm các chất béo bao gồm dầu ăn, bơ thực vật, bơ, mỡ heo, pho mát kem để hạn chế tăng cân ở bà bầu.

3. Có nên ăn ngoài khi đang muốn kiểm soát cân nặng khi mang thai?

  • Mẹ có thể ăn bình thường nếu biết lượng calo, chất béo và muối trong thức ăn và cân nhắc lượng thức ăn cho vào cơ thể. Việc này rất đơn giản vì thông tin dinh dưỡng của thực phẩm đều có trên website cửa hàng, tập thói quen này sẽ giúp mẹ ăn uống lành mạnh hơn.
  • Nói chung, khi ăn ngoài, mẹ nên chú trọng vào các món salad, súp, rau và tránh tiêu thụ thức ăn nhanh quá cay và nhiều dầu mỡ để hạn chế tăng cân ở bà bầu.

4. Nấu ăn tại nhà để kiểm soát cân nặng khi mang thai

Khi nấu ăn tại nhà, mẹ lưu ít hạn chế chất béo bằng cách tránh ăn đồ chiên. Thay vào đó, mẹ có thể dùng phương pháp nướng, luộc vì lành mạnh hơn và ít chất béo hơn.

5. Tập thể dục để kiểm soát cân nặng khi mang thai

  • Tập thể dục vừa phải có thể giúp đốt cháy thêm calo, đây cũng là cách giảm cân cho bà bầu.
  • Mẹ có thể thử đi bộ và bơi lội vì đây là các bài tập an toàn, hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Mẹ lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để chọn bài tập phù hợp và tránh tập các môn thể dục quá sức, gây hại đến mẹ và thai nhi.

tập thể dục để kiểm soát cân nặng khi mang thai

>>Mẹ có thể quan tâm: Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: Những bài tập an toàn cho mẹ và bé

6. Chia nhỏ các bữa ăn để kiểm soát cân nặng khi mang thai

  • Thay vì dồn ăn quá nhiều một lần, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần ăn ít và ăn nhiều protein, chất béo bổ dưỡng và carbohydrate phức. Hơn nữa, mẹ có thể ăn nhẹ bằng đồ ăn vặt lành mạnh như các loại hạt, bánh mì nguyên cám giữa các bữa ăn.
  • Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn nhỏ lành mạnh cách nhau mỗi 3 giờ không những cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho em bé mà còn giúp mẹ giữ mức đường huyết cả ngày để ít cảm thấy đói vào bữa tối vì tối ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, mất ngủ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

7. Chỉ bắt đầu mang thai khi cân nặng ở mức chuẩn (theo chỉ số BMI)

Lời khuyên kiểm soát cân nặng khi mang thai này dành cho bạn nào chuẩn bị mang thai hoặc mẹ dự định sẽ sinh thêm bé nữa. Trước khi mang thai, bạn nên khám bác sĩ để được đo chỉ số khối cơ thể (BMI) và đề xuất cách giảm cân phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về các cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. Không có cách giảm cân nhanh cho bà bầu nào không cần nỗ lực mà an toàn cho mẹ và bé, mẹ đừng vội tin những thực phẩm chức năng giảm mỡ trên thị trường vì những nguy cơ gây hại khôn lường. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.