Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì nữ Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì chính là những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Một số biểu hiện bất thường như: kinh nguyệt không đều; số ngày hành kinh dài hơn hoặc ngắn hơn thông thường; lượng máu của kỳ hành kinh thay đổi, sức khỏe thể chất gặp vấn đề,.. Vậy cách nhận biết và lý do tại sao trẻ ở tuổi dậy thì thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều? Các mẹ tìm hiểu ngay nhé!

1. Kinh nguyệt thường bắt đầu lúc mấy tuổi?

Kinh nguyệt thường bắt đầu ở phụ nữ vào giai đoạn dậy thì. Trung bình, kinh nguyệt bắt đầu từ 11 đến 14 tuổi, nhưng có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào từng cá nhân. Quá trình này được gọi là “tuổi dậy thì” hoặc “tuổi đầu kinh nguyệt” (menarche). Việc bắt đầu kinh nguyệt thường liên quan đến sự phát triển của hệ thống sinh dục và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Đôi khi bé gái sẽ gặp hiện tượng mang tên kinh nguyệt không đều.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể bé gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển, các cơ quan sinh dục chưa phát triển toàn diện, nhất là buồng trứng khiến nồng độ các hormone trong cơ thể chưa ổn định. Trứng không rụng hoặc không phóng noãn đúng chu kỳ sẽ khiến các bạn gái thấy kinh nguyệt không đều.

2. Dấu hiệu kinh nguyệt ra không đều ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều (hay còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt) là tình trạng có kinh muộn hoặc sớm hơn so với một chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định trung bình sẽ là 28 ngày. 

Đối với các bé gái ở tuổi dậy thì, lý do tại sao kinh nguyệt không đều ở độ tuổi này?

Dưới đây chính là những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường mà mẹ có thể nhận biết:

  • Kinh nguyệt xuất hiệu dưới 21 ngày hoặc trên 45 ngày.
  • Thời gian có kinh thay đổi theo mỗi chu kỳ, chẳng hạn như tháng trước chu kỳ của trẻ là 24 ngày; nhưng tháng này chu kỳ lại kéo dài đến 45 ngày.
  • Thay băng vệ sinh nhiều lần, cả ngày và đêm.
  • Thời gian hành kinh có thể kéo dài hơn 7 ngày.
  • Thậm chí, có thể xuất huyết âm đạo giữa các kỳ kinh.

Bên cạnh tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì; trẻ còn có thể trải qua một số vấn đề khác như:

  • Vô kinh: Không có kinh nguyệt nhiều tháng.
  • Kinh thưa: Hành kinh không đều đặn, mỗi chu kỳ thường có độ dài trên 35 ngày hoặc ít hơn 9 chu kỳ kinh nguyệt trong một năm.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu của chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80 ml.
  • Đau bụng kinh: Trẻ cảm thấy đau đớn khi “rụng dâu”.

3. Nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Trẻ dậy thì có kinh không đều là tình trạng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Sự thật là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có liên quan đến tình trạng chảy máu tử cung do rối loạn chức năng (Dysfunction uterine bleeding – DUB). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do buồng trứng không phóng thích trứng. Từ đó khiến kinh nguyệt của trẻ đến muộn hơn hoặc sớm hơn; và cũng như có thể ra nhiều máu hơn bình thường.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì còn có thể là do những nguyên nhân khác, chẳng hạn như:

  • Cân nặng của trẻ quá cao hoặc quá thấp.
  • Trẻ tập thể dục quá sức.
  • Trẻ mắc bệnh mạn tính.
  • Trẻ sử dụng chất kích thích.
  • Trẻ mắc bệnh phụ khoa, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

4. Làm sao để nhận biết dấu hiệu khi trẻ sắp có kinh?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì – Có thể là do lần đầu bé gái có kinh

Bên cạnh việc tìm hiểu tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Nhiều cha mẹ cũng đặc biệt quan tâm đến những dấu hiệu mà các bé gái sắp có kinh nguyệt lần đầu?

Ở lần đầu có kinh nguyệt; trẻ có thể đối diện với hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS); cũng như trẻ sẽ khó dự đoán thời gian của chu kỳ kinh nguyệt sau. Do đó, cách duy nhất để hạn chế một số rắc rối là trẻ cần chú ý đến các dấu hiệu sắp có kinh và luôn chuẩn bị băng vệ sinh trong ba lô khi phải ra ngoài. 

Những dấu hiệu khi trẻ sắp có kinh bao gồm:

  • Mụn trứng cá.
  • Đầy hơi.
  • Đau ở ngực.
  • Đau lưng.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi hơn bình thường.
  • Tâm trạng thất thường (hay cáu kỉnh).
  • Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt và chua.
  • Dịch âm đạo trong hoặc trắng (6-12 tháng trước dấu hiệu bé gái có kinh nguyệt lần đầu xuất hiện).

5. Biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì? Mẹ có biết, khi các bé gái chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, mẹ cần đặc biệt quan tâm và chia sẻ cho con cách chăm sóc bản thân trong những ngày “rụng dâu”; hoặc cùng con tìm hiểu tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Từ đó, giúp con hiểu và biết thêm về những biện pháp khắc phục.

Những cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì bao gồm:

  • Tập thể dục vừa sức; tập yoga
  • Uống đủ nước. Mỗi ngày con cần uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước. Dặn dò con hạn chế sử dụng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê,..
  • Mẹ có thể cho con ăn và uống một số món tại nhà như: Trà gừng; đu đủ chín; nghệ; nha đam; giấm táo, quế hoặc mẹ có thể cho con ăn củ cải đường. Mẹ cũng có thể xem thêm bài viết nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tuổi dậy thì nhé!

6. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – khi nào cần đi khám?

Nếu mẹ không biết tại sao trẻ ở tuổi dậy thì bị kinh nguyệt không đều – Hãy đi khám bác sĩ

Sau khi hiểu được tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chắc hẳn mẹ cũng hiểu tình trạng này không phải là bệnh lý nên không cần đến việc điều trị. Khi trẻ lớn hơn và buồng trứng phát triển hoàn thiện; chu kỳ kinh nguyệt sẽ tự đi vào “quỹ đạo” và trở nên đều đặn. Tuy nhiên, một số trường hợp kinh nguyệt của trẻ dậy thì có vấn đề bất thường thì bạn cũng không nên chủ quan. 

Thay vào đó, mẹ nên dẫn trẻ đi khám nếu phát hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ đã có kinh lần đầu nhưng sau đó ngừng kinh trong thời gian dài.
  • Trẻ hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, kèm theo chảy máu nặng, thay băng vệ sinh liên tục.
  • Trẻ có kinh thường xuyên, đồng nghĩa với việc chu kỳ của trẻ thường ngắn hơn 21 ngày.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của trẻ kéo dài lên đến 45 ngày.
  • Trẻ bị chuột rút, đau bụng dữ dội mỗi khi hành kinh.
  • Trẻ bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh.
  • Trẻ đã có kinh được 3 năm  nhưng vẫn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

>> Mẹ có thể đọc thêm: Trầm cảm ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là gì?

Mặc dù, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho con gái, mẹ nên cho con đi khám nếu nhận thấy những dấu hiệu kể trên. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc nội tiết tố, bổ sung sắt hoặc các thuốc đặc trị khác. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết tại sao trẻ ở tuổi dậy thì thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều rồi nhé.