Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 cách dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân hiệu quả

Việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân không chỉ giúp con biết cách phòng tránh nguy hiểm mà còn tạo cơ hội để con trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết nên dạy con những gì nhé.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết, khả năng ứng biến và hành động phù hợp của một người trước sự việc, tình huống, đối tượng xung quanh mình nhằm bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

Các kỹ năng này rất cần thiết để dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong trong việc chuẩn bị hành trang này cho con.

Danh sách các kỹ năng cơ bản cho trẻ mầm non:

[inline_article id=311844]

Vì sao cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Vì sao cần dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dạy trẻ về kỹ năng tự bảo vệ bản thân mang lại những lợi ích thiết thực dưới đây:

  • Ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em
  • Trẻ biết cách nói “KHÔNG” và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe dọa.
  • Hướng dẫn trẻ cách ứng phó trong tình huống nguy hiểm, giữ an toàn cho bản thân trong mọi hoàn cảnh
  • Trẻ lớn lên tăng cường sự tự tin và có khả năng vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, trở nên năng động và thành công trong cuộc sống.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân không chỉ giúp trẻ tránh khỏi nguy hiểm trước mắt mà còn mang lại những lợi ích lâu dài cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chúng là hành trang quan trọng cho con trong suốt cuộc đời.

[/key-takeaways]

[inline_article id=291435]

Phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân là trách nhiệm quan trọng của ba mẹ và người lớn trong gia đình. Dưới đây là 10 phương pháp hiệu quả để giúp trẻ học hỏi và rèn luyện những kỹ năng thiết yếu này:

1. Hãy dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ sớm

Trẻ có quyền nói không với các tình huống con không thoải mái

Theo các chuyên gia, ngay từ khi bé được 2-3 tuổi, ba mẹ có thể bắt đầu dạy cho con về những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

Hãy bắt đầu dạy trẻ về các khái niệm cơ bản về an toàn, chẳng hạn như nhận biết người lạ, không đi theo người lạ, và luôn đi cùng người lớn ở nơi đông người.

2. Phòng ngừa các tai nạn trong nhà

Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà, ba mẹ cần lưu ý các biện pháp sau:

  • Cháy nổ: Lắp đặt thiết bị báo cháy và dạy trẻ cách thoát hiểm an toàn. Bạn cũng cần hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng bình chữa cháy và không chơi với lửa.
  • Điện: Sử dụng ổ cắm có nắp đậy và giữ dây điện gọn gàng. Hãy dạy trẻ về nguy hiểm của điện và không sử dụng thiết bị điện khi không có người lớn.
  • Tai nạn do ngã: Để tránh trẻ té ngã, ba mẹ nên giữ sàn nhà khô ráo, bằng phẳng, loại bỏ vật cản, dạy trẻ cách đi cầu thang an toàn và không cho trẻ chơi ở nơi cao nguy hiểm như ban công, cửa sổ.
  • Tai nạn do bỏng: Cài đặt nhiệt độ nước nóng phù hợp, giữ trẻ tránh xa khu vực nấu nướng và dạy trẻ về nguy hiểm của bỏng cũng như cách xử lý.

[recommendation title=””]

Lưu ý: 

  • Tạo môi trường an toàn và luôn giám sát trẻ.
  • Giữ vật dụng nguy hiểm ngoài tầm tay trẻ em.
  • Dạy trẻ về an toàn và cách phòng ngừa tai nạn trong nhà.

[/recommendation]

3. Dạy trẻ về quyền riêng tư – kỹ năng tự bảo vệ bản thân quan trọng nhất

Dạy trẻ về quyền riêng tư - kỹ năng tự bảo vệ bản thân quan trọng nhất
Dạy trẻ về quyền riêng tư – kỹ năng tự bảo vệ bản thân quan trọng nhất

Giải thích cho trẻ hiểu rằng cơ thể của trẻ thuộc về trẻ và không ai có quyền đụng chạm mà không có sự đồng ý của trẻ. Ba mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Dạy trẻ về các bộ phận riêng tư trên cơ thể: Sử dụng tên gọi chính xác cho các bộ phận sinh dục và giải thích rằng đây là những bộ phận riêng tư và nhạy cảm. Không ai được phép nhìn hoặc chạm vào mà không có sự đồng ý của trẻ.
  • Tôn trọng quyền riêng tư của trẻ: Gõ cửa trước khi vào phòng của trẻ, tránh nhìn trẻ khi tắm hoặc thay đồ, và cho trẻ biết khi bạn muốn chụp ảnh hoặc quay video của trẻ.
  • Giúp trẻ phân biệt những đụng chạm xấu: Những đụng chạm xấu có thể là những cái hôn lên môi, ôm quá chặt, sờ vào vùng kín, vỗ mông hay những hành động bắt nạt như nhéo, đánh, đá, kéo tóc, quấy rối…
  • Dạy trẻ về quyền nói “không”: Trẻ có quyền nói “không” với hành động con cảm thấy không thoải mái, ngay cả khi đó là người thân hoặc người quen.
  • Khuyến khích trẻ chia sẻ: Khi có ai quấy rối, hoặc đụng chạm, hãy khuyến khích trẻ cho ba mẹ biết để tìm được sự giúp đỡ. Đồng thời, ba mẹ cũng cần cởi mở, trò chuyện với con thường xuyên để giáo dục giới tính cũng như lắng nghe những chia sẻ của con.

[key-takeaways title=””]

Ngay cả khi với một cái đụng chạm là vô tình của người thân thì bé cũng có quyền nói: “Đừng chạm vào con như thế” hoặc “Con không thích điều đó”… Đây chính là chìa khóa chống lạm dụng hoặc ấu dâm, một trong những kỹ năng tự bảo vệ bản thân rất quan trọng đối với trẻ em.

[/key-takeaways]

[inline_article id=242570]

4. Trẻ cần nắm rõ thông tin cá nhân và số điện thoại người thân

  • Trẻ cần biết đầy đủ họ tên của mình, số điện thoại của ba mẹ và cách sử dụng điện thoại.
  • Dạy trẻ biết ai là người con có thể gọi điện cầu cứu khi sợ hãi hoặc gặp tình huống khẩn cấp. Cung cấp thêm cho trẻ thông tin liên lạc của người thân, và các cơ quan chức năng như cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương để trẻ biết cách nhờ giúp đỡ khi cần thiết.

5. Giới hạn những khu vực trẻ được phép chơi

Dạy trẻ an toàn ở nơi sinh sống

  • Xác định ranh giới trẻ được phép chơi ở nơi bạn sinh sống, chọn các điểm mốc quan trọng.
  • Giao lưu thường xuyên với hàng xóm để mọi người cùng nhau trông chừng trẻ.
  • Cho trẻ biết nhà của ai con được phép đến chơi và không được phép đến.
  • Không cho trẻ đi một mình đến các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, tiệm game hoặc công viên.

[inline_article id=249676]

6. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Cảnh giác với người lạ

  • Trẻ em cần học cách xin phép bố mẹ hoặc người lớn trước khi đi ra ngoài. Không nghe theo lời dụ dỗ hoặc đi theo người lạ. Không ngồi lên xe của người lạ, ngay cả với người quen.
  • Không nhận quà từ người lạ khi chưa có sự cho phép từ người lớn
  • Không để người lạ lại gần hoặc chạm vào người
  • Không mở cửa cho người lạ nếu không được sự cho phép của ông bà, bố mẹ
  • Khi trẻ ở nhà một mình, không cho người lạ biết ba mẹ đi vắng, và cũng không mở cửa cho người lạ. Thay vào đó, trẻ có thể nói người lạ để lại lời nhắn cho ba mẹ.

[inline_article id=298726]

7. An toàn cho trẻ khi đi học

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi đi học

Ba mẹ có thể dùng phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân này khi trẻ bước vô tiểu học.

  • Đi bộ cùng trẻ trên tuyến đường đi học về, chỉ ra các địa danh và nơi an toàn để trẻ đến nếu bị theo dõi hoặc cần giúp đỡ. Hướng dẫn trẻ đi đường chính và tránh lối tắt hoặc khu vực vắng vẻ.
  • Nếu trẻ đi xe buýt, hãy đến trạm dừng xe buýt cùng trẻ và đảm bảo trẻ biết đi xe buýt nào.
  • Dạy trẻ các kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ lại ở trên xe buýt

8. Dạy con luôn đi cùng nhóm

Trẻ em khi đi một mình ở những nơi công cộng thường tiềm ẩn nguy cơ bị bắt nạt, quấy rối, hay thậm chí bị tấn công cao hơn nhiều so với khi đi cùng người lớn hoặc bạn bè. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý giáo dục con cái về tầm quan trọng của việc đi theo nhóm.

Trẻ mẫu giáo nên đi cùng ông bà, bố mẹ, anh chị hoặc thầy cô, không nên mải chơi mà tách khỏi người lớn, dẫn đến những tình huống nguy hiểm mà con không lường trước được.

[key-takeaways title=””]

Khi ở trường học, con cần đi cùng thầy cô giáo, bạn thân hoặc nhóm bạn khi di chuyển đến các khu vực như nhà ăn, sân chơi, phòng tắm, nhà vệ sinh, điểm đón xe buýt… Tuyệt đối không đi một mình để đảm bảo an toàn.

[/key-takeaways]

9. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua tình huống giả định

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua tình huống giả định

Với trẻ nhỏ, học qua thực hành luôn hiệu quả hơn lý thuyết suông. Do vậy, để giúp con ghi nhớ sâu sắc và dễ dàng áp dụng, hãy biến việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân thành những trò chơi đóng vai thú vị và hấp dẫn.

9.1 Đóng vai tình huống

Bạn đóng vai người xấu tiếp cận bé khi bé đang chơi một mình ở công viên. Sau đó, dạy bé các bước sau:

  • Bước 1: Kiên quyết nói “KHÔNG” khi người xấu bắt chuyện hoặc yêu cầu bé làm gì đó.
  • Bước 2: Bỏ đi và hướng đến chỗ có người lớn hoặc nơi đông người.
  • Bước 3: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ ba mẹ hoặc công an, cảnh sát về tình huống con đang gặp phải.

9.2 Cho bé thực hành các kỹ năng an toàn

  • Dạy bé cách cắn, cào cấu, dẫm lên chân kẻ xấu để tạo cơ hội bỏ chạy.
  • Hướng dẫn bé cách la hét hoặc làm ồn ào để thu hút sự chú ý của người khác.

9.3 Sử dụng sách truyện, video và câu chuyện thực tế

  • Đọc cho bé nghe những câu chuyện về cách trẻ em tự bảo vệ bản thân.
  • Cho bé xem các video hướng dẫn kỹ năng tự vệ.
  • Lồng ghép các bài học vào các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống.

[inline_article id=330925]

10. Cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng tự vệ

Cho trẻ tham gia các khóa học phù hợp với độ tuổi để trẻ học cách tự vệ bằng các kỹ thuật đơn giản hoặc sử dụng dụng cụ tự vệ.

Khi trẻ được 4 tuổi, ba mẹ cũng có thể cân nhắc cho con học một số môn võ thuật phù hợp như Taekwondo, Judo, Jiu Jitsu, Karatedo…

[inline_article id=293679]

Những lưu ý cho ba mẹ khi dạy trẻ

Những lưu ý cho ba mẹ khi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân

  • Việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần được thực hiện phù hợp với độ tuổi và khả năng tiếp thu của trẻ.
  • Ba mẹ không nên áp đặt con cái, cần kiên nhẫn và tạo môi trường học tập thoải mái để trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
  • Hãy luôn giao tiếp cởi mở với trẻ về các vấn đề an toàn và khuyến khích trẻ chia sẻ những lo lắng hoặc nguy hiểm mà trẻ gặp phải.
  • Ba mẹ là tấm gương cho trẻ noi theo. Hãy thể hiện hành vi an toàn, ứng xử phù hợp để trẻ học hỏi và ghi nhớ.
  • Khen ngợi và động viên khi trẻ thực hiện tốt các kỹ năng tự bảo vệ bản thân

[inline_article id=325623]

Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân không chỉ là một biện pháp bảo vệ tức thời mà còn là sự đầu tư dài hạn cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Chỉ khi trẻ cảm nhận được sự quan tâm và hướng dẫn đúng đắn, con mới tự lập, phát triển toàn diện và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách của cuộc sống.