Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Kỹ thuật trồng rau sạch xen kẽ các loại thực vật organic

Kỹ thuật trồng rau sạch đang ngày càng được các gia đình ưa chuộng. Lý do là ngày nay rau, củ chứa nhiều thuốc trừ sâu, chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe con người. Những kỹ thuật trộng rau sạch sau đây có thể giúp cải thiện nguồn thực phẩm sạch cho gia đình bạn. Tiết kiệm chi phí thì chưa biết, nhưng chắc chắn rau chính tay mình trồng thì an toàn tuyệt đối phải không nào?kỹ thuật trồng rau sạch

Kỹ thuật trồng rau sạch trên sân thượng

Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà trên sân thượng đang được nhiều người áp dụng để bổ sung nguồn rau xanh an toàn cho gia đình. Sau đây là những hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây rau sạch tại nhà bạn có thể tham khảo.

♦ Bước 1:  Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết để trồng rau

  • Chậu trồng rau sạch: Chậu chuyên dùng, có thiết kế lưới nhựa thông minh tạo phần thoáng khí và thoát nước bên dưới giúp không làm ứ nước trong  chậu và úng rau khi trồng. (Lưu ý: Tùy theo đặc tính sinh trưởng của từng loại rau mà ta sẽ chọn những chậu trồng rau sao cho phù hợp).
  • Đất trồng rau sạch: Loại đất chuyên dụng để trồng rau sạch, có nhiều chất dinh dưỡng. Chọn hỗn hợp đất phù sa + phân trùn quế để rau phát triển tốt, khi trồng không cần bón thêm phân hóa học. Đất dùng lâu năm không cần thay đất thường xuyên.
  • Hạt giống rau sạch: Lựa chọn các loại hạt giống trồng rau theo mùa vụ, trồng các loại rau dễ lên như rau muống, rau cải, các loại rau gia vị (rau mùi, kinh giơi, tía tô).Kỹ thuật trồng rau sạch

*Chú ý

Tại một số gia đình, họ bố trí cả một khoảnh sân thượng để đổ đất trồng lên. Nếu muốn trồng rau theo cách này, gia chủ nên có sự tư vấn với kiến trúc sư để tiến hành làm hệ thống thoát nước, chống ẩm chống thấm phù hợp.

Cần đặt chậu ở những nơi thích hợp. Bởi vì khi trồng thì sẽ có những loại cây ưa nắng nhiều, nắng ít nên phải tùy theo đặc tính của cây mà lựa chọn chỗ đặt chậu cho phù hợp.

♦ Bước 2: Trồng rau vào chậu

  • Khi mới bắt đầu trồng cây, các bạn cứ gieo hạt như bình thường, hạt nảy mầm được, nhưng cây lớn chậm.
  • Sau đó, khi cây đã có lá thật, bạn bứng ra thùng xốp hay chậu trồng, như vậy bạn có thể khắc phục được tình trạng gieo dày, làm chất dinh dưỡng không đủ nuôi rau xanh
  • Chọn cây con có 3-4 lá thật để trồng, cây to, khỏe, không bị sâu bệnh.
  • Tưới đẫm nước vào đất trước khi trồng.
  • Trồng cây con theo hàng, tùy từng loại rau, kích thước chậu trồng mà bố trí khoảng cách trồng phù hợp.

♦ Bước 3: Kỹ thuật trồng rau sạch sao cho hiệu quả

Tưới nước

  • Dùng bình tưới phun để tưới cho cây.
  • Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
  • Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.

Chăm sóc

  • Khi cây bén rễ hồi xanh (7-10 ngày sau trồng) ta nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần.
  • Sau khi thu hoạch rau ta bổ sung phân giun vào thùng  sao cho lượng phân cách mặt chậu khoảng 2cm rồi trồng tiếp đợt rau tiếp theo.Kỹ thuật trồng rau sạch

Phòng trừ sâu bệnh theo kỹ thuật trồng rau sạch

  • Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. “Thuốc trừ sâu” hữu cơ làm từ các nguyên liệu dễ kiếm như ớt, tỏi, hành, gừng chứa hàm lượng axit có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi côn trùng.
  • Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 4 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 3ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.

♦ Bước 4: Thu hoạch

  • Các loại rau ăn lá thu hoạch sau trồng khoảng 20-25 ngày. Nhổ cả cây hoặc dùng dao cắt để lại gốc cho cây lên mầm tiếp.
  • Cây rau ăn củ, quả: thu hoạch sau trồng khoảng 1-2 tháng.
  • Sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun.
  • Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2-3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.Kỹ thuật trồng rau sạch

Một số lưu ý khi áp dụng kỹ thuật trồng rau hữu cơ

  • Thường xuyên bón phân hữu cơ cho vườn rau trên sân thượng thêm màu mỡ. Bạn có thể ủ phân từ cơm cũ, thức ăn cũ, vỏ rau củ quả, cá sau sơ chế. Tưới phân này rau quả khỏe mạnh, lớn nhanh
  • Bã cà phê cũng là một loại phân bón giàu dinh dưỡng. Bạn đừng vất bã cà phê sau khi pha chế xong nhé, cho vào xô dành bón cây
  • Để kiểm tra lượng nước và độ ấm cho đất trồng, bạn nên lót miếng tã em bé dưới chậu cây giúp tránh thất thoát nước quá nhiều
  • Tưới nhỏ giọt nhiều lần trong ngày hiệu quả hơn tưới phu

Với những bước hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch như trên thì các bạn đã có được một vườn rau như ý để có thể sử dụng rau sạch ngay tại nhà rồi. Chúc các bạn thành công.

Kỹ thuật trồng cây rau sạch tại nhà xen kẽ các loại thực vật organic

Kỹ thuật trồng rau sạch xen kẽ các loại thực vật organic đang là một xu hướng làm vườn rất được yêu thích. Kỹ thuật trồng rau an toàn này dựa trên nguyên tắc sự cộng sinh trong thực vật. Nếu sở hữu một mảnh vườn nho nhỏ trong nhà, bạn đừng bỏ qua cách làm vườn thú vị này để vừa được thu hoạch sản phẩm nông sản sạch, vừa chăm sóc không gian sống hiệu quả.Kỹ thuật trồng rau sạch

Cây cao giúp các cây trồng thấp hơn có bóng râm. Những cây trồng thấp sẽ phủ kín mặt đất trồng, giúp giảm hiện tượng nước bốc hơi, có ích cho cả cây thấp và cao khi trồng xen kẽ với nhau.

Trồng xen kẽ còn có tác dụng tránh côn trùng. Chẳng hạn, hành tỏi là kẻ thù của các loại sâu hại, xua côn trùng có hại tránh xa. Những cây trồng hoa rực rỡ lại có tác dụng thu hút ong bướm đến thụ phấn.

1. Hoa hồng & tỏi

Khi muốn trồng hoa hồng trên sân thượng, bạn nên trồng kết hợp các nhánh tỏi. Tỏi giúp xua đuổi côn trùng không cắn phá hoa hồng. Không chỉ vậy, tỏi khi ra hoa có màu tím hoặc trắng, cánh nhỏ nhắn rất dễ thương. Sự kết hợp này sẽ làm mảnh sân nhà bạn thêm đẹp.Kỹ thuật trồng rau sạch

2. Cúc vạn thọ & dưa lưới

Cúc vạn thọ có tác dụng kiểm soát các  sinh vật đa bào vi khuẩn và nấm trong bộ rễ của dưa lưới. Hiệu quả của kỹ thuật trồng rau sạch xen kẽ này hiệu quả như dùng thuốc hóa học.Kỹ thuật trồng rau sạch

3. Cà chua & cải

Cây cà chua là kẻ thù của loài ấu trùng sâu bướm, thường là kẻ phá hoại kinh hoàng những luống bắp cải trong vườn. Chúng thường ăn lá bắp cải để lại những vết cắn lớn loang lổ.

4. Dưa leo & cây sen cạn

Những cành hoa sen cạn trồng xen kẽ dưa leo hoặc các cây trồng họ bầu bí là sự kết hợp lý tưởng. Cây sen cạn có tác dụng xua đuổi loại bọ phá hại dưa leo.Kỹ thuật trồng rau sạch 2

5. Bắp cải & thì là

Thì là rất thích hợp trồng xen kẽ với các luống bắp cải. Nguyên tắc này áp dụng cả với các loại thuộc họ này như bông cải xanh broccoli, cải Brussel. Bắp cải có tác dụng nâng đỡ thì là. Tinh dầu trong thì là thu hút các loại côn trùng nhỏ có tác dụng xua đuổi sâu ăn bắp cải và các loại côn trùng khác. Nhưng bạn nên nhớ tuyệt đối không bao giờ trồng cà rốt và thì là xen kẽ nhau.

6. Khoai tây & hoa tuyết cầu

Hoa tuyết cầu là 1 trong 81 loại cây trồng hàng rào rất tốt. Cánh hoa nhỏ màu sắc tươi tắn giúp thu hút những loại côn trùng có lợi như ong bắp cày. Trồng hoa tuyết cầu dọc theo các luống cây lấy củ như khoai tây giúp tạo lớp đất trồng màu mỡ bên dưới.Kỹ thuật trồng rau sạch

7.  Củ cải & cải bó xôi

Trồng củ cải trong các luống rau bina (rau chân vịt) sẽ giúp thu hút loại sâu vẽ bùa ra khỏi cải bó xôi. Trong khi đó, sâu vẽ bùa cắn phá lá củ cải không gây hại gì vì nó không ngăn được sự phát triển của củ cải bên dưới lòng đất.

8. Cải súp lơ & hoa cúc ngũ sắc

Mật hoa cúc ngũ sắc thu hút các loại bọ rùa và côn trùng gây hại, bảo vệ cải súp lơ đỡ những thiệt hại do các loài này cắn lá.

[inline_article id=180994]

Kỹ thuật trồng rau sạch xen kẽ với các loại thực vật khác còn giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và công sức diệt côn trùng. Rau quả tươi sạch, không gian sống đô thị được xanh hóa, bạn còn chờ gì mà không áp dụng thử xu hướng làm vườn organic này.

Marry Baby