Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Có nên hơ lá trầu cho bé?

Lá trầu không vốn là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu, được trồng phổ biến ở khắp 3 miền đất nước Việt Nam. Loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm, có tính sát khuẩn cao nên thường được dùng để nấu nước tắm. Đây cũng được xem là “thảo dược” có tác dụng giảm ngứa, sưng tấy, khử mùi hôi, chống dị ứng… Chưa dừng lại đó, lá trầu còn có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là gì?   

Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh để mẹ đừng bỏ lỡ loại lá từ thiên nhiên này trong việc chữa trị bệnh cho con.  

1. Lá trầu giúp bé giữ ấm cơ thể

Hơ lá trầu không là một phương pháp chườm ấm trong y học, giúp bé tránh cảm lạnh và tăng dẫn lưu tuần hoàn cơ thể. 

Bé sơ sinh thường dễ hạ nhiệt độ trong những tháng đầu đời bởi hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể chưa ổn định, đặc biệt là sau khi tắm. Song tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh có thể giúp bé giữ ấm. Do đó, bạn hãy hơ lá trầu rồi đặt lên vùng thóp, bụng, ngực và tay chân của bé để con giữ ấm.  

2. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh giúp chữa khóc dạ đề

tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh

Tình trạng bé ngủ giật mình, quấy khóc, lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần mẹ và sức khỏe bé. Lúc này, bạn nên dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, áp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, áp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con. Một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

Ngoài ra, bạn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân bé. Điều này có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

3. Lá trầu có thể được dùng để làm thuốc giảm đau

Đối với trẻ bị trầy xước tay chân thì mẹ có thể giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bé bị đau. Bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Sau 2-3 lần đắp, vết thương của bé sẽ giảm đau đáng kể.

[inline_article id=3544]

4. Tác dụng của lá trầu không giúp khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong lá trầu không có chứa các polyphenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Bạn chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi là có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng polyphenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy. Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa vùng kín cho trẻ, giúp bé tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

5. Chống viêm và kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da

tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh giúp trị bệnh ngoài da

Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất mạnh nên được dùng để cải thiện các bệnh ngoài da dạng nhẹ cho bé như mề đay, ghẻ ngứa hay mụn nhọt.

Bạn lấy khoảng 2-3 lá trầu không cho vào nồi rồi đun sôi khoảng 15-20 phút. Lấy nước lá trầu không pha với nước tắm cho bé, bã dùng đắp lên vùng da để tăng thêm hiệu quả.

6. Lá trầu làm giảm đầy bụng, khó tiêu

Nhiều bé bị đầy hơi do hút phải một lượng hơi đáng kể khi bú làm trẻ khó chịu, khóc hét. Mẹ hơ lá trầu không rồi đắp vùng bụng và kết hợp massage nhẹ sẽ giúp trẻ giảm đau bụng, dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.

7. Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh là giúp trị ho

Đối với trẻ ho do cảm lạnh, mẹ có thể hơ lá trầu không đắp vùng ngực để giữ ấm cho trẻ và hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Cho bé uống mỗi ngày 2 lần với 5-10ml/lần. Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho. Nếu bé khó uống, bạn có thể pha thêm mật ong để nước ngọt hơn.

8. Lá trầu giúp chữa táo bón cho trẻ

tác dụng của lá trầu không giúp bé trị táo bón

Bạn lấy lá trầu không rửa sạch, lau khô rồi đem hơ nóng trên bếp ga khoảng 10-20 giây. Khi lá bớt nóng và chỉ còn ấm, bạn lấy lá áp vào bụng cho bé. Khi nào lá nguội thì bạn lại hơ lần nữa và thực hiện tương tự như trên 2-3 lần/ngày. 

9. Tác dụng của lá trầu không giúp bé hết nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn. Bạn lưu ý không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé. 

Bạn sử dụng lá trầu không chỉ có thể diệt các vi khuẩn thông thường và giúp trẻ hết khóc tạm thời. Để biết chính xác con đang gặp vấn đề sức khỏe gì, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. 

Hơ lá trầu có tác dụng gì? Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo 1 số kinh nghiệm dân gian thì tác dụng của việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh chính là chống táo bón, giảm đau, khó tiêu, đau bụng do đầy hơi, chữa ho, bảo vệ răng, khử trùng, chữa viêm phế quản hay nấm…

Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc hơ lá trầu không cho bé sẽ có những tác dụng như trên. Việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh dân gian, chưa được kiểm chứng. Do vậy các bậc cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện với em bé của mình.

Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé tắm nước lá trầu không. Vậy tắm cách tắm như thế bào để phát huy tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Hãy xem phần tiếp theo nhé!

Cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

cách tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Với những tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng lá này để giúp hạn chế bệnh vặt cho trẻ. Cách tắm lá cho bé cũng được thực hiện rất dễ dàng, tiện lợi và không mất quá nhiều thời gian: 

1. Chuẩn bị

  • Tầm 2-3 lá trầu không còn tươi, rửa sạch bằng nước để đảm bảo vệ sinh.
  • Sau đó vò nát hoặc thái mỏng lá.

2. Nấu nước lá trầu không

  • Đun nước sôi, sau đó cho lá vào nồi trong khoảng 10-15 phút.
  • Bạn cần chuẩn bị chậu tắm có 2-3 lít nước sạch đã được đun sôi, đổ thêm phần dung dịch nước trầu không vào hòa chung. Chú ý nhiệt độ dành cho bé là từ 35-38ºC tùy vào thời tiết.
  • Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm chậu nước sạch tắm trắng cho bé để tránh cặn lá trầu không dính trên da làm bé khó chịu.

3. Tiến hành tắm cho bé

  • Dùng khăn thấm nước, lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Lau nhẹ nhàng ở mặt, sau đó vòng tay ra sau lưng, nâng cằm lên. Chú ý cần lau các vùng da ở hai nách, bẹn, nhất là vị trí da bé bị xuất hiện mụn nhọt, rôm sảy gây ngứa khó chịu cho bé.
  • Tắm lại cho bé 1 lần nữa để đảm bảo an toàn cho da. Khi tắm xong, cần sử dụng khăn mềm, khô để lau đều cơ thể bé rồi mặc quần áo.

4. Lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

lưu ý khi tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh

  • Chọn mua lá ở những cửa hàng uy tín có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Để tắm cho bé, bạn cần lựa chọn những lá trầu tươi, không bị héo, bị giập. 
  • Khi mua về cần rửa sạch, ngâm nước muối để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng có hại còn sinh sống trên lá.
  • Mỗi trẻ đều có cấu tạo da khác nhau, bạn nên thử nghiệm trước trên vùng da tay hoặc chân bé trước khi tắm. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng thì cần dừng ngay việc tắm bằng lá trầu không cho trẻ.
  • Chỉ nên tắm cho bé khoảng 1-2 lần/tuần, cần chú ý đến nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 
  • Sử dụng nước đã được pha loãng, không sử dụng nước quá đặc vì sẽ khiến làn da bé bị khô và bong tróc.
  • Tuyệt đối không tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không khi trên da bé có những dấu hiệu như viêm da, sưng tấy, mủ hay trầy xước. Nếu không chú ý, việc tắm lá có thể khiến cho tình trạng da bé trầm trọng hơn. 
  • Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách tắm tốt và phù hợp cho bé. 

[inline_article id=4279]

Lá trầu không có nhiều công dụng tốt cho bé sơ sinh và cách tắm đơn giản, dễ áp dụng, đặc biệt an toàn với làn da nhạy cảm của bé. Hãy lưu ý và chăm chút để bé luôn khỏe mạnh bạn nhé!