Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Lạc nội mạc tử cung có gây vô sinh? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này như thế nào? Chị em hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp nội mạc của tử cung, vì nguyên nhân nào đó, lại theo máu kinh đi vào ống dẫn trứng, khoang bụng và các cơ quan trong khung chậu (đây là giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất). Tại đây chúng phát triển thành các khối u lạc nội mạc tử cung, có thể to lên và gây đau hay các biến chứng khác.

Nội mạc tử cung là một lớp tế bào mỏng ở trong lòng tử cung, có vai trò tạo ra môi trường để phôi làm tổ và phát triển thai nhi. Bình thường khi không có thai, lớp tế bào này sẽ dày lên theo chu kỳ, sau đó bong ra khỏi tử cung và được kinh nguyệt đưa ra khỏi cơ thể trong giai đoạn hành kinh.


Các tế bào nội mạc tử cung đi lạc này vẫn chịu sự ảnh hưởng của các hormone liên quan tới chu kì kinh nguyệt, nên các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến chu kỳ kinh. 

2/ Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung là gì?

Vậy nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung là gì? Một số giả thuyết bao gồm:

  • Kinh nguyệt bị trào ngược trong những ngày hành kinh và cấy ghép vào cơ quan xung quanh.
  • Bạn đã từng thực hiện phẫu thuật: mổ lấy thai, nạo phá thai…. thì các vết sẹo phẫu thuật cũng có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào vết sau, từ đó gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung.

3/ Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung là gì?

Triệu chứng chính là đau, có nhiều mức độ khác nhau, bất thường hành kinh và hiếm muộn.

Một số dấu hiệu rõ ràng hơn của lạc nội mạc tử cung có thể như:

  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Đau bụng, đau lưng khi hành kinh hoặc giữa chu kỳ
  • Đau nhiều, khó chịu trong lúc quan hệ.
  • Đi tiêu bị đau do mô nội mạc tử cung xuất hiện ở ruột.
  • Đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, căng tức bàng quang nếu nội mạc tử cung xuất hiện ở bàng quang.
  • Rối loạn hành kinh: cường kinh hoặc rong huyết
  • Hiếm muộn

Dù là trường hợp nào đi nữa, khi có những dấu hiệu khác lạ của cơ thể, bạn cần đến bệnh viện phụ khoa để kiểm tra sức khỏe cho mình.

4/ Lạc nội mạc tử cung có con được không?

Bên cạnh thắc mắc lạc nội mạc tử cung là gì thì một vấn đề cũng khiến bạn quan tâm là lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu, 1/3 đến 1/2 các phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ khó có thai. Tình trạng xảy ra do các cơ chế: Lạc nội mạc tử cung gây viêm nhiễm và xâm hại tới các cơ quan sinh sản như ống dẫn trứng, ngăn chặn quá trình rụng trứng, ngăn tinh trùng tiến tới vòi trứng để thụ tinh, cản trở trứng đã thụ tinh di chuyển xuống tử cung, các phản ứng viêm và miễn dịch cũng ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi. 

Mặc dù vậy, nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn có thể thụ thai và sinh con bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên có con trễ nếu bị lạc nội mạc tử cung.

Không chỉ vậy, tình trạng đau do lạc nội mạc tử cung còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số phụ nữ đau đến mức trầm cảm, lo âu, nghỉ làm, nghỉ học mỗi khi hành kinh, phải cần đến các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần.

5/ Điều trị lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Điều trị lạc nội mạc tử cung cần căn cứ vào tuổi, tình trạng nặng của bệnh, mức độ triệu chứng, kế hoạch mang thai. Những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Các giai đoạn khác nhau và mức độ triệu chứng khác nhau sẽ có phương pháp dùng thuốc khác nhau, dựa trên tổng hoà các yếu tố kể trên. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải có sự thăm khám và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật có thể lựa chọn nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn mô lạc nội mạc, gỡ dính, giải phóng các cơ quan vùng châụ để điều trị triệu chứng hay đây là một phần trong kế hoạch điều trị hiếm muộn.

Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn về lạc nội mạc tử cung là gì. Hãy theo dõi các bài viết khác của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích cho mẹ và bé.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải đáp thắc mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không

Bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn

Lạc nội mạc cổ tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Lớp nội mạc này thường bong ra khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt và được tái tạo lại sau đó.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô hay tế bào nội mạc xuất hiện bên ngoài tử cung. Mặc dù lạc nội mạc tử cung được xem là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các cơn đau cũng như tình trạng ra máu nhiều trong kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bạn.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có nồng độ estrogen cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Theo thống kê, khoảng 10-15% phụ nữ mắc bệnh sẽ bị đau vùng hố chậu, đau trong kỳ kinh, đau lúc giao hợp và các rối loạn về khả năng có thai.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Có triệu chứng khá giống với biểu hiện thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt nên dễ làm nhiều phụ nữ nhầm lẫn. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu nhận thấy những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung sau, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

– Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ.

– Ra máu nhiều trong chu kỳ, có xuất hiện các cục máu đông.

– Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ.

– Sưng và cảm thấy đau bụng dưới.

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Vấn đề tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng trong chu kỳ.

[inline_article id=76936]

Nguyên nhân gây lạc nội mạc trong cơ tử cung

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Y học vẫn chưa tìm ra một câu trả lời thuyết phục khi đi tìm nguyên nhân của bệnh lý này. Nhiều ý kiến cho rằng lạc nội mạc tử cung là do ảnh hưởng bởi tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung hoặc trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học mang tên dioxin. Bệnh này có tính di truyền.

Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Qua thời gian, lớp lạc nội mạc ngày càng dày thêm, dẫn đến các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt. Quan trọng hơn, lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở phụ nữ trở nên khó khăn. Khi lớp nội mạc dày lên sẽ khiến cho tinh trùng khó đi vào buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Theo các nghiên cứu y tế cho thấy, có khoảng từ 10-15% phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung, nhất là khi các lớp mô dày và dính chặt vào nhau. Một điều đáng lưu ý nữa là bệnh này rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nên nhiều chị em không thăm khám thường xuyên khiến lớp lạc nội mạc ngày càng dày hơn.

Lạc nội mạc tử cung có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi lạc nội mạc tử cung có chữa được không thì hiện vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi bệnh này một cách hoàn toàn. Các phương pháp do bác sĩ đề xuất chỉ nhằm giúp giảm đau và ngăn chặn không cho bệnh phát triển thêm.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ khiến phụ nữ đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì có khả năng sẽ bị vô sinh.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyện vọng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

♦ Dùng thuốc giảm đau: Cách này không điều trị triệt để mà chỉ làm giảm bớt khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trường hợp đau quá mức có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh do bác sĩ kê đơn.

♦ Liệu pháp hormone: Bổ sung nội tiết tố cũng có thể làm giảm đau hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone phối hợp chứa progesterone. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp điều trị lâu dài.

♦ Phẫu thuật: Giúp điều trị tận gốc những cơn đau, loại bỏ hết những triệu chứng, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các tế bào “đi lạc” trong hầu hết các trường hợp. Phẫu thuật này thực hiện qua vết mổ rất nhỏ. Một số trường hợp phải mổ hở với vết mổ lớn hơn.

– Phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc trong cơ tử cung

Phương pháp này có thể sẽ giúp giữ được tử cung cho chị em. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ bóc tách được các khối to, các khối lạc nội mạc nhỏ vẫn tiếp tục phát triển.

– Can thiệp nội mạch bằng kỹ thuật Seldinger

Can thiệp nội mạch (gây tắc động mạch tử cung bằng kỹ thuật Seldinger nhằm tránh phẫu thuật) giúp giảm triệu chứng và có hiệu quả lâu dài hơn.

– Kỹ thuật nút mạch

Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần gây mê, không mất máu nên không cần truyền máu, không để lại sẹo trên thành bụng, không sợ nguy cơ dính ruột, còn khả năng có con.

– Phương pháp điều trị triệt để: Mổ cắt cổ tử cung

Đây là phương pháp điều trị triệt để, đương nhiên là một phẫu thuật quá nặng nề với một khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính.

Cho con bú làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung

mẹ cho bé bú
Cho con bú làm giảm nguy cơ bị bệnh lạc nội mạc tử cung

Mới đây Medical News Today đã đăng tải thông tin về nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (BWH) ở Boston (Mỹ), sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu sức khỏe bắt đầu từ năm 1989. Nghiên cứu theo dõi 72.394 phụ nữ trong hơn 20 năm cho thấy cho con bú mẹ giúp mẹ giảm nguy cơ bị chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.

Trong 72.394 người, có 3.296 người được chẩn đoán mắc chứng nội mạc tử cung sau lần mang thai đầu tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Mẹ cho con bú trong 36 tháng hoặc hơn đã giảm được 40% nguy cơ mắc chứng nội mạc tử cung so với những phụ nữ chưa từng cho bé bú sữa mẹ.
  • Nếu chỉ cho bé bú 18 tháng hoặc nhiều hơn đã giảm gần 30% nguy cơ bị chẩn đoán mắc phải chứng nội mạc tử cung.