Categories
Mang thai

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết năm 2023

Sắp tới Tết Nguyên Đán rồi, mẹ bầu hãy chuẩn bị tút tát cho bản thân để đi chơi và chụp những bộ ảnh siêu đẹp lưu giữ kỷ niệm nha! MarryBaby gợi ý 10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết năm 2023; cũng như cách giúp mẹ bầu chăm sóc tóc tốt hơn trong thời gian thai kỳ.

Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?

Trước khi tìm hiểu các kiểu tóc ngắn cho bà bầu; phụ nữ mang thai cần lưu tâm đến những ảnh hưởng của kỳ mang thai đối với tóc; sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm cho tóc mẹ bầu dày hơn hoặc mỏng hơn.

1. Tóc mẹ bầu có thể trở nên dày hơn

Tóc có một chu kỳ sống tự nhiên. Từng sợi tóc riêng lẻ mọc lên, sau đó nghỉ 2 hoặc 3 tháng trước khi được đẩy ra ngoài bởi một sợi tóc mới mọc trong nang đó (lớp vỏ hình ống bao quanh sợi lông bên dưới da). Khi mang thai, chu kỳ này thay đổi. Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy tóc dày hơn vào khoảng tuần thứ 15 của thai kỳ.

Điều này không phải vì bản thân mỗi sợi tóc trở nên dày hơn, mà vì tóc ở lâu hơn trong giai đoạn phát triển của chu kỳ mang thai, có nghĩa là ít tóc rụng hơn bình thường. Điều này là do sự gia tăng hormone estrogen.

Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai
Tóc của bà bầu bị ảnh hưởng như thế nào khi mang thai?

2. Tóc mẹ bầu có thể trở nên mỏng hơn

Một số phụ nữ gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều hơn khi mang thai. Điều này là do giảm estrogen, hoặc những lý do như sau:

  • Ngừng uống thuốc tránh thai.
  • Phá thai, sẩy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sự mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai.

Phụ nữ cũng thường bị rụng tóc sau khi sinh con vì lượng estrogen trở lại mức bình thường. Điều này làm cho tóc bổ sung từ giai đoạn tăng trưởng chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi; vì vậy tóc mẹ sau sinh rụng nhiều hơn bình thường cho đến khoảng 3-4 tháng sau khi con chào đời.

Tình trạng rụng tóc này thường không có gì đáng lo ngại; sự phát triển tóc sẽ trở lại bình thường vào thời điểm con được khoảng 12 tháng tuổi. Nếu bạn cảm thấy rụng tóc quá nhiều hoặc tóc không phát triển trở lại bình thường sau 12 tháng; hãy nói chuyện với bác sĩ.

Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu được hay không?

Chọn được kiểu tóc ngắn cho bà bầu là một chuyện; thêm chút màu sắc cho mái tóc của mình cũng là điều mẹ bầu quan tâm. Các bác sĩ thì không khuyến khích mẹ sử dụng các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc. Nhưng nếu các mẹ vẫn muốn làm đẹp tóc thì nên lưu ý:

  • Đeo găng tay nếu mẹ bầu tự nhuộm tóc.
  • Đảm bảo không để thuốc nhuộm tóc lâu hơn thời gian cần thiết.
  • Nhuộm tóc trong phòng thông gió tốt.
  • Rửa sạch da đầu sau khi nhuộm.
  • Làm theo hướng dẫn trên gói thuốc nhuộm tóc.
  • Không trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác nhau.
  • Nên thử phản ứng với thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ, theo dõi trong 48 tiếng; nếu có phản ứng bất thường (ngứa, nổi mẩn,…) thì tuyệt đối không sử dụng.
  • Chọn sản phẩm của hãng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng.
  • Không được nhuộm hoặc tẩy lông mày, lông mi.
  • Chú ý đọc những phản ứng phụ và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu được hay không
Nhuộm tóc ngắn cho bà bầu cần hết sức cẩn thận

Nếu mẹ bầu không chắc chắn về cách làm tóc ngắn cho bà bầu; hãy nói chuyện với bác sĩ về việc các phương pháp chăm sóc, làm đẹp tóc có đủ an toàn để sử dụng trong thai kỳ hay không.

>>>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm Bí quyết làm đẹp sau sinh với dầu dừa, mẹ đã biết chưa? để biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn sau khi chào đón con ra đời!

Làm thế nào để chọn sản phẩm chăm sóc tóc ngắn cho bà bầu?

1. Dầu gội và dầu xả có thành phần từ thiên nhiên

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc tự nhiên trong thai kỳ là điều rất quan trọng. Mẹ bầu có thể chọn chúng dựa trên loại tóc. Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bầu hãy xem xét các thành phần trong chai dầu gội và dầu xả.

Những thành phần nổi bật chắc chắn sẽ là tơ thủy phân và protein lúa mì; dầu Argan, bơ hạt Murumuru; chiết xuất củ cải đường. Chọn dầu gội tự nhiên với chất tẩy rửa làm từ dừa thay vì Sulphates để làm sạch tóc mà không làm mất đi độ ẩm của tóc. Tránh các chất độc có hại như Parabens, SLS, Dầu khoáng, PEG và nước hoa tổng hợp.

2. Mua mặt nạ cho tóc

Tóc rụng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu sốt sắng tìm giải pháp để giảm thiểu tình trạng này. Mẹ bầu có thể lựa chọn các thành phần như hạt cỏ cà ri, gel lô hội, dầu thầu dầu để mái tóc luôn khỏe mạnh. Mẹ bầu cũng có thể đắp mặt nạ tóc tự nhiên giàu Keratin và Dầu Argan Ma-rốc để nuôi dưỡng; dưỡng ẩm cho tóc và giảm khô xơ.

3. Sử dụng tinh chất dưỡng tóc

Một trong những món đồ cần phải có để chăm sóc cho mái tóc khi mang thai là tinh chất dưỡng tóc; có thành phần tự nhiên! Tinh chất này phải chứa các thành phần hoạt tính như dầu Argan Ma-rốc, lúa mì, hạt đậu và protein yến mạch, dầu Marula và axit amin.

Các thành phần tự nhiên thiết yếu này bảo vệ tóc khỏi tác hại của môi trường và sửa chữa cấu trúc tóc. Nó cũng giúp làm mềm các lớp biểu bì của tóc và làm cho tóc bớt xoăn hơn. Serum dưỡng tóc chứa protein tự nhiên giúp bảo vệ, phục hồi và làm mềm mượt tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc.

>>>> Mẹ bầu xem thêm Cách làm đẹp cho bà bầu luôn trẻ trung và quyến rũ

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết 2023

10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết 2022

2023 là năm các kiểu tóc ngắn cho bà bầu lên ngôi. Vốn dĩ, tóc ngắn được ưa chuộng bởi sự trẻ trung mà nó mang lại. 10 kiểu tóc dưới đây có thể phù hợp cho bầu ăn Tết.
  • Tóc ngắn uốn cụp: Kiểu tóc không hề kén chọn gương mặt, giúp chị em che đi những nhược điểm, tạo cảm giác thon gọn trông thấy.
  • Tóc ngang vai uốn xoăn đuôi: Kiểu tóc không hề kén mặt hay màu da, tạo vẻ đẹp bên ngoài mang đậm sự tinh tế, phóng khoáng và cuốn hút vô cùng.
  • Tóc ngắn kết hợp mái thưa: Sự kết hợp hài hòa này đã tạo cho phái đẹp một diện mạo hoàn toàn mới, giúp bạn ăn gian đến vài tuổi mà chẳng cần trang điểm.
  • Tóc ngắn để mái dài: Kiểu ngang vai kết hợp với mái dài sẽ là sự lựa chọn thông minh mà mẹ bầu nhất định phải thử trong năm 2023.
  • Tóc bob: Kiểu đầu bob chỉ thích hợp với gương mặt V-line, trái xoan; còn với những cô nàng sở hữu mặt tròn, bụ bẫm thì kiểu tóc này sẽ làm lộ những khuyết điểm.
  • Tóc bob kết hợp để mái chéo nhằm giúp gương mặt cá tính, trẻ trung.
  • Tóc ngắn duỗi thẳng: Mang phong cách nhẹ nhàng; nữ tính thích hợp với mọi khuôn mặt từ mặt tròn, dài, vuông cho đến trái xoan.
  • Tóc tém: Kiểu tóc này giúp mẹ bầu dễ dàng che đi những khuyết điểm; 2 bên mái ôm trọn lấy khuôn mặt từ đó tạo hiệu ứng gọn gàng, năng động.
  • Tóc ngắn nhuộm màu sáng: Những kiểu tóc ngang vai kết hợp với tone màu sáng sẽ giúp tôn lên làn da trắng của mình.
  • Ngang vai uốn xoăn sóng: Để tránh sự nhàm chán cho kiểu tóc ngang vai; mẹ bầu nên kết hợp uốn xoăn sóng nhằm tạo sự bồng bềnh, gợi nét đẹp sành điệu.

Làm đẹp khi mang thai nên được chú ý nhưng cần phải có sự chọn lọc. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bất kỳ một kiểu tóc ngắn cho bà bầu nào nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách làm đẹp cho bà bầu từ A-Z đơn giản tại nhà

Tuy nhiên, mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về da khi thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Cùng MarryBaby khám phá những cách làm đẹp cho bà bầu cũng như những thứ các mẹ nên tránh trong thai kỳ của mình.

Cách làm đẹp da mặt cho mẹ bầu

Những thay đổi về nội tiết tố làm ảnh hưởng đến làn da của người phụ nữ khi mang thai. Những vấn đề phổ biến về da của các mẹ là:

Một số cách làm đẹp da mặt cho bà bầu:

  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng để ngăn chặn các sắc tố da trở nên sẫm màu hơn; tránh nắng nóng để duy trì làn da trắng sáng.
  • Xà phòng dưỡng ẩm cũng là một cách làm đẹp cho bà bầu tốt. Các mẹ lưu ý không sử dụng bồn tắm sủi bọt hoặc kỳ cọ da hàng ngày.
  • Kem dưỡng ẩm có tác dụng chống nắng rất hữu ích. Chỉ số SPF ít nhất phải từ 15 đến 20.
  • Vùng bụng cần một loại kem dưỡng ẩm tăng cường sinh lý và được hỗ trợ bằng quần lót dành riêng cho bà bầu. Các mẹ sử dụng những chiếc quần lót dành riêng cho bà bầu sẽ ít bị rạn da hơn.
  • Cách làm đẹp da mặt cho bà bầu sử dụng mặt nạ bằng nghệ, mặt nạ sữa chua.
  • Duy trì cơ thể sạch sẽ nhưng chỉ nên tắm một lần mỗi ngày.
  • Đảm bảo bạn bổ sung vitamin và canxi.
  • Mụn trứng cá có thể được điều trị bằng kem dưỡng da kháng sinh, ví dụ, kem bôi erythromycin hoặc clindamycin. Không sử dụng kem tretinoin (Retin-A) trong khi mang thai.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không nên ăn quá nhiều như thể bạn đang ăn cho cả hai người. Phần mỡ thừa tích tụ rất khó để loại bỏ sau này.

Ngoài ra, một phần quan trọng cần lưu ý khi tìm hiểu cách làm đẹp da mặt cho bà bầu là lưu tâm đến những sản phẩm an toàn cho làn da của mẹ bầu; đặc biệt là nên ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên cho mẹ bầu.

>>>> Xem thêm: Chăm sóc da khi mang thai và những sai lầm thường gặp

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=PPAgKE18i44′ ][/video-embeb]

Cách chăm sóc tóc cho bà bầu

Khi bạn mang thai, các hormone bổ sung di chuyển trong cơ thể sẽ làm thay đổi chu kỳ tóc của bạn. Tóc các mẹ bầu sẽ mọc lên hoặc giữ nguyên trên đầu và không rụng. Đây là lý do vì sao tóc khi mang thai có vẻ dài và dày hơn bình thường.

1. Một số bí quyết chăm sóc tóc

Tuy nhiên các vấn đề của tóc sẽ xuất hiện sau khi sinh con. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến nghị các mẹ bầu chăm sóc trong thời gian mang thai. Bà bầu có thể làm theo bốn mẹo đơn giản sau để duy trì mái tóc khỏe mạnh khi mang thai.

  • Xoa bóp tóc bằng dầu: Mát-xa tốt với các loại dầu tự nhiên như dừa, mè, hạnh nhân, thầu dầu, v.v., đều đặn sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở da đầu. Để có kết quả tốt hơn, hãy làm ấm dầu và nhẹ nhàng xoa bóp lên da đầu bằng các đầu ngón tay; quấn đầu bằng khăn ấm sau khi mát-xa; giữ nguyên một lúc và gội sạch bằng dầu gội tự nhiên, không chứa hóa chất.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho tóc bằng cách ăn uống đúng: Một chế độ ăn uống bao gồm các loại hạt, hạt lanh, cá, trứng, v.v., nuôi dưỡng các nang tóc và làm cho chúng chắc khỏe. Bạn cũng có thể bổ sung sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.
  • Cắt tỉa tóc: Việc cắt tỉa tóc thường xuyên giúp ngăn ngừa tóc chẻ ngọn và tóc bị hư tổn. Cắt tỉa tóc theo những khoảng thời gian cố định giúp kiểm soát tình trạng gãy rụng; ngăn ngừa tóc mỏng và giúp tóc trông khỏe mạnh và bóng mượt.
  • Mặt nạ tóc tự nhiên: Đắp mặt nạ tóc tự nhiên có chứa lòng trắng trứng, bột methi, bột amla / nước ép lá cà ri, nước ép hành tây, hoa dâm bụt, v.v., đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp tóc chắc khỏe và thêm bóng mượt.

Cách làm đẹp mái tóc cho bà bầu

2. Bà bầu có nhuộm tóc được không?

Nhiều mẹ lo lắng rằng những hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, có rất ít bằng chứng khẳng định việc nhuộm tóc khi mang thai là an toàn hay không; và cũng không có một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác những tác hại của thuốc nhuộm đến sự phát triển của bào thai. Do đó, vẫn có nhiều người nhuộm tóc khi đang mang thai.

Nếu như vẫn còn lo ngại, bạn nên chờ đến tam cá nguyệt thứ hai, giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ vì giai đoạn này thai nhi sẽ ít bị tổn thương hơn.

Bạn cũng nên tránh cho các hóa chất tiếp xúc với da đầu, vì những hóa chất trong thuốc nhuộm nếu được hấp thu vào cơ thể thường thông qua da chứ không phải các sợi tóc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

>>> Xem thêm: Làm Đẹp Khi Mang Thai: 10 Kiểu Tóc Thịnh Hành Năm 2020 Cho Bà Bầu

[inline_article id=60551]

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Chăm sóc răng và nướu rất quan trọng đối với mẹ bầu. Mang thai gây ra những thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng, do đó, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

1. Bí quyết vệ sinh răng miệng

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng tốt trong khi mang thai:

  • Chải kỹ bằng kem đánh răng có fluor hai lần một ngày.
  • Dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng hàng ngày.
  • Mua các sản phẩm an toàn, có kiểm chứng chất lượng.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu bạn ăn nhẹ, hãy ăn điều độ.
  • Hãy đến nha sĩ của bạn thường xuyên để được làm sạch và kiểm tra.
  • Nếu bạn cần giúp kiểm soát mảng bám, nha sĩ có thể khuyên bạn súc miệng vào ban.
  • Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên bị nôn, hãy súc miệng bằng một thìa cà phê muối nở pha với nước để ngăn axit dạ dày tấn công răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

2. Bà bầu có tẩy trắng răng được không?

Răng trắng giúp bạn có một nụ cười tươi tắn hơn nhưng bạn nên suy nghĩ cẩn thận về việc này. Hiện nay, làm trắng răng vẫn chưa được thử nghiệm độ an toàn đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai; và các bác sĩ cũng không biết chính xác liệu chúng có gây ra nguy hiểm gì không.

Do đó, mẹ bầu cần lưu ý, cân nhắc kỹ trước khi quyết định tẩy trắng răng. Ngoài ra, nướu của các mẹ thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong quá trình mang thai. Vì vậy, nếu đây là việc làm không khẩn cấp lắm, bạn nên dành nó lại và làm sau khi sinh.

>>> Xem thêm: 9 cách làm trắng răng tự nhiên, siêu rẻ cho mẹ sau sinh

Thời trang cũng là một cách làm đẹp cho bà bầu

Trong các dịp đặc biệt hoặc khi tham gia sự kiện trang trọng, ăn mặc thời trang là cách làm đẹp cho bà bầu vô cùng nhanh chóng, hiệu quả. Nhưng mẹ bầu lưu ý nhé, ăn mặc đẹp nhưng phải đồng nghĩa với việc cảm thấy thoải mái để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hiện có rất nhiều loại trang phục dành riêng cho bà bầu mà các mẹ có thể chọn. Lưu ý là không nên chọn những bộ đồ quá rộng sẽ khiến mẹ bầu thùng thình; hay chọn những bộ đồ có chi tiết rườm rà, quá màu mè.

Thay vào đó, những bộ đồ với màu sắc trẻ trung, thiết kế đơn giản, vừa vặn, thoải mái sẽ giúp bạn gọn gàng, lôi cuốn hơn.

[inline_article id=148472]

Chăm sóc móng tay cho bà bầu khi mang thai

Việc làm móng chân sẽ không gây hại gì cho thai kỳ của bạn đâu. Ngược lại, mẹ bầu còn nên làm móng thường xuyên trong quá trình mang thai nữa; vì móng của mẹ trong thời gian này thường mọc nhanh hơn và cứng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bà bầu có được làm móng không? Mặc dù sơn móng tay chứa khá nhiều thành phần hóa học; nhưng nó không thể thông qua móng tay rồi truyền vào máu mà ảnh hưởng đến thai nhi được.

Tuy nhiên, mùi hóa chất trong các tiệm làm móng thường rất nồng; vì vậy mẹ nên ngồi cạnh cửa ra vào hoặc những nơi thoáng khí khi đi làm móng nhé!

Cách làm đẹp cho bà bầu luôn tự tin, thoải mái tinh thần

  • Massage: Massage rất tốt cho mẹ bầu vì nó giúp giảm stress, tăng cường tuần hoàn máu; và giảm bớt những khó chịu trong thai kỳ. Bạn có thể tìm đến những spa uy tín, nơi người ta dành hẳn cả một gói massage dành riêng cho các mẹ bầu.
  • Ngâm nước nóng và xông hơi: Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây ra những dị tật thai nhi; đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên tránh tắm hơi; vì nhiệt độ và nước có thể khiến các mẹ bị chóng mặt, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tắm nắng: Đây là một thói quen cần đưa vào “danh sách đen” trong suốt thai kỳ của bạn. Tắm nắng làm tăng nguy cơ ung thư da; và việc tiếp xúc với tia Uv trong giai đoạn này sẽ làm da bạn xuất hiện những sắc tố đen, tàn nhang trong thai kỳ. Thậm chí nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; da bạn sẽ có xu hướng phồng rộp lên đấy!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Làm đẹp khi mang thai: Bí quyết giúp mẹ bầu đẹp từ trong ra ngoài!

Làm đẹp khi mang thai với bí quyết từ thiên nhiên

1. Chăm sóc tóc khi mang thai

Dưới tác động của hormone thai kỳ, tóc của bạn sẽ có sự thay đổi tích cực như có xu hướng dài hơn và trở nên bóng đẹp hơn. Tuy nhiên, tóc của một số mẹ bầu sẽ có xu hướng trở nên khô hơn. Trong trường hợp này, mẹ có thể thêm một chút dầu oliu hoặc dầu dừa vào dầu gội sẽ giúp tóc mềm mượt hơn.

Tóc được cấu tạo từ protein, vì vậy, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp mái tóc của bạn đẹp hơn. Mẹ bầu nên lưu ý hạn chế tối đa việc uốn duỗi, nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn thai nhi vừa mới hình thành và phát triển, rất dễ bị tác động từ những yếu tố bên ngoài.

>>Xem thêm: 10 kiểu tóc ngắn cho bà bầu đi chơi Tết năm 2023

2. Chăm sóc da khi mang thai

2.1 Nám da khi mang thai

Do sự gia tăng mạnh mẽ của hormone estrogen, mẹ bầu rất dễ bị nám da trong thời gian mang thai của mình. Nám da thường xuất hiện ở vùng chữ T và lan dần sang hai bên má. Nám da không gây nguy hiểm, nhưng có thể làm mẹ mất tự tin về nhan sắc của mình.

Lời khuyên từ MarryBaby: Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nên sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất 30 trước khi đi ra ngoài. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin C, giúp hạn chế sự hình thành của các sắc tố melanin trên da. Mặt nạ táo và dâu cũng có thể làm sáng da, mẹ có thể thử áp dụng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng mặt nạ 2-3 lần/tuần thôi mẹ nhé!

2.2 Làm đẹp khi mang thai: “Tiêu diệt” đốm mụn đáng ghét

Mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận khi điều trị mụn trong thai kỳ. Một số loại thuốc trị mụn có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem trị mụn nào.

Tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn hẳn, MarryBaby mách mẹ bầu “thuốc” trị mụn đặc trị từ chanh nhé! Đối với những nốt mụn trên da, mẹ bầu nên sử dụng tăm bông thấm nước cốt chanh chấm lên da, và để khô tự nhiên. Sau đó, mẹ bầu nên rửa mặt lại bằng nước ấm.

Mặt nạ lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh cũng dùng để điều trị mụn hiệu quả. Trộn một nửa quả chanh và lòng trắng trứng gà, đắp hỗn hợp này lên mặt, để khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Lòng trắng trứng và chanh có tác dụng làm sạch và se khít lỗ chân lông, giảm bớt tình trạng mụn trên da.

2.3 Rạn da khi mang thai

90% mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng rạn da khi mang thai, và một khi đã hình thành, rất khó để xóa mờ “tấm bản đồ 3D” này trên da. Vì vậy, ngay từ thời gian đầu khi mang thai, mẹ bầu nên chủ động làm tăng độ đàn hồi của da bằng cách massage da bằng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa…

2.4 Sạm da khi mang thai

Tình trạng sạm da khi mang thai rất phổ biến ở mẹ bầu. Vì thế, mẹ hãy bổ sung vitamin E, vitamin C. Collagen cũng có thể hữu ích trong điều trị sạm da khi mang thai, tuy nhiên, mẹ phải chú ý thành phần và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Ngoài ra, mẹ cũng bổ sung vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin C, magie và chất xơ, giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, hạn chế sự hình thành sắc tố melanin trên da. Nói đến yếu tố melanin, mẹ cũng cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên.

>>Xem thêm: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

Lưu ý làm đẹp khi mang thai cho mẹ bầu

lưu ý về làm đẹp khi mang thai

1. Lưu ý đảm bảo bà bầu đẹp và an toàn khi làm tóc

Như đã nhắn nhủ với mẹ, các bác sĩ không khuyến khích mẹ sử dụng các loại hóa chất nhuộm, tẩy tóc. Nhưng nếu các mẹ vẫn muốn làm đẹp tóc thì nên lưu ý:

  • Đợi đến tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ mới nhuộm tóc, duỗi hoặc làm xoăn
  • Chọn sản phẩm của hãng có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng
  • Không được nhuộm hoặc tẩy lông mày, lông mi
  • Chú ý đọc những phản ứng phụ và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc
  • Nếu tự nhuộm tóc, nên đeo găng tay và tránh chà xát thuốc nhuộm lên da đầu
  • Không để các hóa mỹ phẩm ở da đầu quá lâu
  • Gội nhẹ nhàng da đầu của bạn cùng với nước sau khi làm tóc
  • Nên thử phản ứng với thuốc trước khi sử dụng bằng cách thoa lên vùng da ở mặt trong cánh tay gần cùi chỏ, theo dõi trong 48 tiếng, nếu có phản ứng bất thường (ngứa, nổi mẩn…) thì tuyệt đối không dùng lên mặt.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=PPAgKE18i44′ ][/video-embeb]

2. Làm đẹp bên ngoài khi mang thai

MarryBaby muốn nhấn mạnh đến yếu tố trang phục, phụ kiện cho bà bầu đẹp hơn trong mắt mọi người thay vì vẻ luộm thuộm, mệt mỏi. Hiện nay, không khó cho mẹ bầu chọn những trang phụ bầu thoải mái, trẻ trung, thậm chí quyến rũ hơn.

Bên cạnh đó, để mẹ bầu đẹp hơn, cá tính hơn, mẹ cũng có thể mang giày búp bê, sandal, giày thể thao tùy vào nhu cầu của mẹ.

3. Làm đẹp tinh thần khi mang thai

Bà bầu đẹp hay không không chỉ đến từ vẻ đẹp bên ngoài mà còn toát lên từ thần thái, tinh thần của mẹ. Cách làm đẹp cho bà bầu trong trường hợp này rất đơn giản, mẹ hãy thử cách mẹo sau: giữ tinh thần thoải mái, thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng, tập thể dục, thư giãn bằng âm nhạc, đọc sách…

Hy vọng những chia sẻ trên của MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ nhiều cách làm đẹp khi mang thai giúp mẹ bầu đẹp hơn, tự tin hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

MarryBaby