Categories
Gia đình Giải trí

Lì xì ngày Tết – Nguồn gốc và ý nghĩa của phong lì xì

Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết bắt nguồn từ đâu, và có ý nghĩa như thế nào? Và lì xì bao nhiêu mới là đủ, là may mắn? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguồn gốc của phong bao lì xì ngày Tết

Nguồn gốc của phong tục lì xì ngày Tết xuất hiện từ Trung Hoa, đồng thời cũng có nhiều câu chuyện xoay quanh sự ra đời của phong bao lì xì ngày Tết. Trong số đó, phổ biến nhất chính là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ em. Con quỷ tên là “Sui”

“Sui” thường xuất hiện vào đêm giao thừa, nhân lúc những đứa trẻ đang ngủ, Sui sẽ âm thầm xoa đầu những đứa trẻ, khiến những đứa trẻ giật mình, khóc; và có thể trở nên ngốc nghếch.

Chính vì câu chuyện đó, cha mẹ sẽ đốt đèn để thắp sáng ngôi nhà, và trông trẻ đến hết đêm giao thừa. Qua câu chuyện đó; lâu dần mọi người chúng ta mới bắt đầu có thói quen thức suốt đêm giao thừa cho đến ngày nay.

Trong một lần nọ, 8 vị tiên đi ngang gia đình kia; và thấy bố mẹ đang thức canh trẻ thì hóa thân thành đồng tiền nằm bên cạnh chỗ trẻ ngủ. Bố mẹ liền gói tiền vào tấm vải đỏ nhằm xua đuổi con quỷ hay xoa đầu trẻ.

Mỗi khi con quỷ đến gần, những tấm vải đỏ gói đồng tiền liền phát ra hào quang để xua đuổi nó. Từ đó, phép lạ này được lan truyền rộng rãi và trở thành tục lì xì ngày Tết, cụ thể là lì xì những đồng tiền được gói bên trong chiếc túi màu đỏ.

Ở phương Tây, thì bao lì xì tiếng Anh là “Red envelop”. Và tiền lì xì tiếng Anh là “Lucky money”.

>> Xem thêm: Lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

[key-takeaways title=”Minigame “Ăn Tết đậm đà – Nhận lì xì khủng””]

[/key-takeaways]

2. Ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết

Ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết
Ý nghĩa của việc lì xì ngày Tết

Lì xì là phiên âm của chữ “lợi thị” trong tiếng Trung Hoa với ý nghĩa là được tiền, được lợi, được may mắn. 

Có thể thấy, việc lì xì ngày Tết mang ý nghĩa đem lại điều tốt lành, may mắn cho trẻ em trong dịp đầu năm mới. Đây được xem là một nét đẹp trong văn hóa Việt vào những dịp Tết đến xuân về. 

Cho đến nay, tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở các nước thuộc châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không phụ thuộc vào số tiền trong đó là bao nhiêu; mà quan trọng là ở ý nghĩa, và hành động gửi gắm sự may mắn đến người nhận. Thông thường; số tiền trong bao lì xì có cả tiền chẵn và tiền lẻ.

Bao lì xì còn tượng trưng cho sự kín đáo, không để người nhận biết bên trong đó có bao nhiêu tiền; cũng như không tạo ra sự ganh tị giữa những người nhận. Do đó, người nhận cũng nên hạn chế mở phong bì trước mặt người tặng.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây Mai, giúp nhà cửa trang hoàng đón Xuân

3. Quan niệm khác nhau về lì xì giữa các quốc gia châu Á

Mỗi quốc gia sẽ có chút ít khác nhau về phong tục lì xì ngày Tết. Cụ thể, tại Singapore, việc lì xì không nhất thiết phải là những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2-20 Đô Sing.

Người lớn có thể lì xì phiếu ăn nhà hàng; voucher; coupon; tem; ngân phiếu; tiền xu; vé du lịch; vé xe tháng,… Chính phong tục này đã cho thấy sự kết hợp giữa tinh thần hiện đại hòa cùng với không khí truyền thống; văn hóa của đất nước.

Nếu Việt Nam và các quốc gia khác lựa chọn bao lì xì màu đỏ; thì tại Nhật Bản phong bao lì xì sẽ có màu trắng, có in hoa văn; hoặc hình trang trí ngộ nghĩnh. Đặc biệt, trên phong bao lì xì còn có ghi tên của người nhận.

Tại Singapore, Indonesia, Brunei và Malaysia, những người Mã Lai theo đạo Hồi cũng có phong tục lì xì cho người già và trẻ nhỏ trong dịp Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy nhiên, không phải phong bao lì xì màu đỏ hay màu trắng mà những phong bao màu xanh lá cây sẽ được sử dụng để đựng tiền lì xì may mắn.

>> Xem thêm: Những câu chúc Tết hay, ngắn gọn và đầy ý nghĩa

4. Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay

Phong tục lì xì ngày tết
Phong tục lì xì Tết của phần lớn người trẻ Việt ngày nay là “tiền càng nhiều thì mới tốt”

Theo phục tục, cứ giao thừa, mùng một, hoặc các ngày đầu năm mới, các gia đình người Việt sẽ tụ họp với nhau để dâng hương cho ông bà, tổ tiên; và ăn tiệc mừng năm mới.

Những ngày đầu năm mới cũng là dịp để người nhỏ gửi những lời chúc Tết hay, ý nghĩa đến người lớn tuổi hơn. Nhất là con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ. Sau khi chúc Tết xong, các con sẽ được ông bà tặng cho một phong bao lì xì; tượng trưng cho sự may mắn, mạnh khỏe,..

>> Xem thêm: Món ngon ngày Tết dễ làm cho bữa cơm thêm tròn vị, an vui

5. Lì xì bao nhiêu là đủ, là may mắn?

Tục lì xì ngày Tết là một nét văn hóa để chúc may mắn và sức khỏe. Tuy nhiên, với chủ nghĩa tiêu dùng và đời sống có phần thực dụng như ngày nay, nên phần lớn mọi người đã quan niệm rằng “tiền lì xì càng nhiều mới là yêu thương, mới là tốt”.

Thay vì ngày Tết là để sum vầy, nhưng vô tình lại tạo áp lực và trở thành gánh nặng cho những người lớn; nhất là những người không có nhiều điều kiện về tài chính.

Hiểu được điều đó, bạn mới thấy rằng; phong tục Lì xì ngày tết là vô cùng dễ thương và gần gũi. Đồng thời bạn cũng hiểu được giá trị và tấm lòng của người tặng; thay vì chỉ cố đoán xem người đó gửi bạn bao nhiêu tiền.

Dù sao đi nữa thì văn hóa Lì xì ngày Tết cũng đã và đang còn được tiếp nhận đến ngày nay. Hy vọng rằng, qua bài viết này; bạn sẽ thấy tục Lì xì ngày Tết là một văn hóa mang đậm giá trị tinh thần hơn là giá trị vật chất.