Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Thông thường từ tuần 27-36 của thai kỳ, bạn đã có lịch tiêm phòng uốn ván. Nhưng các mẹ thường thắc mắc rằng; trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không? Hãy đọc phần dưới đây để có câu trả lời nhé.

Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

MarryBaby hiện nay chưa tìm được bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo việc không nên ăn uống trước khi tiêm uốn ván. Vì thế, bà bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm để vaccine phát huy tối đa hiệu quả.

Khi bà bầu tiêm vaccine uốn ván, sau một thời gian, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống uốn ván. Ngoài ra, việc bà bầu tiêm vaccine uốn ván trong thai kỳ cũng sẽ được truyền sang con. Do đó, cả mẹ bầu và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Bà bầu cần có miễn dịch uốn ván với 2 liều vaccine uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều uốn ván trước khi sinh 1 tháng.

>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mẹ nào quên tiêm mũi 2 thì vào xem ngay nhé

Bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không?
Bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không?

Cách hoạt động của vaccine uốn ván cho bà bầu

Tiêm phòng uốn ván hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể tạo ra các kháng thể. Đó là các protein trong cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Khi bà bầu tiêm chủng ngừa uốn ván, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây uốn ván. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẽ nhận ra và tấn công chúng không thể gây bệnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Tại sao mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván?

Ngoài việc tìm hiểu trước khi cho bà bầu tiêm uốn ván có được ăn không; chúng ta cần nắm rõ tại sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván. Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay Y học đã nghiên cứu ra được huyết thanh điều trị bệnh uốn ván.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong đối với phương pháp này vẫn là 80%. Do đó, việc tiêm phòng chống uốn ván trước và khi mang thai vẫn là điều cần thiết và hữu ích nhất nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3, các mẹ không thể bỏ qua

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Nếu bạn đã biết có được ăn không trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu. Chúng ta cũng cần lưu ý những điều khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu dưới đây:

  • Trường hợp tiêm nhiều mũi vaccine khác nhau: Nếu tiêm đồng thời với các loại vaccine khác thì nên tiêm các mũi ở vị trí khác nhau.
  • Một số phản ứng sau tiêm vaccine: Sau tiêm vaccine, bạn có thể bị đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt, khó chịu; Trường hợp hiếm, bạn có thể bị sốc phản vệ.
  • Hoãn tiêm vaccine trong một số trường hợp nguy cơ: Nên hoãn tiêm phòng trong trường hợp sốt cấp tính nặng; nhiễm trùng nhẹ không phải là chống chỉ định.
  • Không tiêm mũi tiếp theo nếu trước đó bị dị ứng với vaccine: Nếu sau khi tiêm mũi 1 uốn ván, bạn thấy cơ thể có dấu hiệu dị ứng thì nên hoãn việc tiêm mũi tiếp theo lại.

[inline_article id=289694]

Như vậy, bạn đã biết trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không rồi. Bà bầu nên ăn uống đầy đủ trước khi tiêm uốn ván để vaccine được phát huy tối đa hiệu quả. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên nắm các lưu ý khi tiêm và bà bầu tiêm uốn ván có phải kiêng gì không để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu theo lịch và những điều cần biết

Một trong những mũi tiêm bạn không nên bỏ qua chính là tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Đây là mũi tiêm chuẩn bị cho mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ sinh nở được an toàn nhất. Vậy lịch tiêm uốn ván cho bà bầu là khi nào? Hãy đọc ngay bài viết này để có câu trả lời nhé.

Uốn ván là bệnh lý gì?

Để hiểu rõ các mũi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu; chúng ta cần hiểu về bệnh uốn ván là gì. Theo Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC); Uốn ván (Tetanus) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra.

Khi những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tạo ra một loại độc tố gây ra các cơn co thắt cơ bắp đau đớn. Một tên khác của bệnh uốn ván là “lockjaw”. Bệnh sẽ khiến cơ cổ và hàm của bệnh bị cứng lại khiến họ khó mở miệng hoặc nuốt thức ăn.

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao cần phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Thực tế, đây là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở ở ngoài da. Sau đó, chúng giải phóng độc tố vào máu tấn công vào hệ thần kinh, khiến các cơ co cứng, tê liệt.

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất cần thiết và quan trọng. Đây là cách bạn có thể bảo vệ tốt cho bản thân và con yêu từ trong bụng mẹ cho đến những ngày tháng đầu đời. Vì thế, bạn đừng quên lịch tiêm uốn ván cho bà bầu trước khi sinh em bé nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Không tiêm phòng khi mang thai có sao không? Mẹ bầu nhất định phải biết!

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất cần thiết và quan trọng
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu rất cần thiết và quan trọng

Ảnh hưởng của bệnh uốn ván đối với sức khỏe của mẹ và bé

Nếu bạn không tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đầy đủ có thể dẫn đến các tác hại nghiêm trong sau:

1. Đối với mẹ bầu

Trong quá trình chuyển dạ, bạn có thể phải sinh mổ hoặc bị rạch tầng sinh. Qua các vết thương hở này, vi khuẩn có thể tấn công và giải phóng độc tố vào cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất kĩ thuật tại các bệnh viện đã được cải thiện hơn rất nhiều, nên nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi sinh đã được giảm đáng kể.  

2. Đối với trẻ sơ sinh

Còn đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn có thể tấn công qua quá trình cắt rốn sau khi chào đời. Thông qua vết thương hở, vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể yếu ớt của bé và gây ra uốn ván rốn.

Ngoài ra, trong trường hợp vi khuẩn uốn ván gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp có thể khiến cho bệnh nhân khó thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

>> Bạn có thể xem thêm: Trước khi tiêm uốn ván cho bà bầu có được ăn không?

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu

Khi bạn đã biết tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu; thì cần phải tuân thủ đúng lịch chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu dưới đây:

  • Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.
  • Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, nếu bạn đã được tiêm 3 mũi vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia rồi. Thì thời điểm tiêm uốn ván cho bà bầu là khi nào? Lúc đó, bạn chỉ cần tiêm 1 mũi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu nhắc lại vào 3 tháng giữa thai kỳ.

[/key-takeaways]

Những lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu

Sau khi bạn đã nắm rõ về bệnh lý, tầm quan trọng của mũi tiêm và thời điểm tiêm uốn ván cho bà bầu; bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

Bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
  • Lộ trình chích ngừa uốn ván cho mẹ bầu khá rắc rối: Nhưng bạn cần sắp xếp thời gian để tiêm đủ mũi đảm bảo tốt cho khả năng kháng bệnh của cơ thể hai mẹ con.
  • Khi tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu có thể khiến bạn bị sưng đau tại vị trí tiêm: Đây là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường sau tiêm vacxin thì cần thông báo cho bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.
  • Bạn hãy đảm bảo tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu đủ số mũi và tiêm sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày. Vì thế, bạn cần tính toán tuổi thai và số lần mang thai chính xác để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mẹ nào quên tiêm mũi 2 thì vào xem ngay nhé

Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu? Bạn có thể đăng ký tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở các cơ sở y tế uy tín dưới đây:

1. Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM):

  • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, TPHCM.
  • Hotline: (028) 36 221 166

2. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM.
  • Hotline: (028) 54 042  829

3. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
  • Hotline: (028) 38 558 532

4. Viện Pasteur TPHCM

  • Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
  • Hotline: (028) 38 230 352

5. Hệ thống Trung tâm VNVC

  • Hotline: (028) 73 006 595

Mỗi cơ sở y tế sẽ có các loại vacxin khác nhau nên giá thành cũng sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng giá tiêm vacxin trên hệ thống website hoặc gọi vào hotline của cơ sở y tế bạn muốn.

[inline_article id=289694]

Như vậy bạn đã biết được tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu và cần tiêm uốn ván cho bà bầu ở đâu. Hãy đảm bảo tiêm đủ số mũi tiêm trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và con yêu nhé. Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!