Có nên ly hôn khi con còn nhỏ không? Với gia đình có con nhỏ, cha mẹ càng cần phải thận trọng và suy nghĩ kỹ trước khi mỗi người mỗi ngả. Bởi theo thống kê, trẻ nhỏ có bố mẹ ly hôn khi đến trường rất ít nói, ảnh hưởng tinh thần và thường kém phát triển hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?
Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh lựa chọn sống chịu đựng khi nghĩ đến chuyện có nên ly hôn khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, sự thật là con trẻ không chỉ cần có đủ cha mẹ mà hơn hết, chúng cần cha mẹ yêu thương nhau. Nếu sống vì con cái mà cha mẹ thường xuyên xung đột, cãi vã, con cái còn tổn thương hơn.
Hệ lụy là trẻ mất dần niềm tin cũng như suy nghĩ tốt đẹp về tình yêu, hôn nhân. Hoặc tệ hơn là trẻ quyết không lập gia đình bởi sợ phải chịu đựng như cha mẹ và làm con cái mình đau buồn. Vì vậy, quyết định có nên ly hôn khi con còn nhỏ phụ thuộc nhiều vào cách cha mẹ giúp con đối mặt với vấn đề này.
Vợ chồng bạn cần đánh giá tình trạng hôn nhân còn cứu vãn được không. Đặc biệt là không được quyết định ly hôn trong lúc mất bình tĩnh.
Những bệnh tâm lý trẻ phải gánh chịu
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ hay tiếp tục hôn nhân vì con? Như bạn thấy, nếu hôn nhân còn cứu vãn được, bạn mới nghĩ tới chuyện tiếp tục vì con cái. Còn nếu không, tốt nhất bạn đừng để con chứng kiến những cảnh bạo lực, xung đột.
Tuy nhiên, việc cha mẹ ly hôn có thể gây ra những xáo trộn khiến con gặp phải những vấn đề tâm lý.
1. Ảnh hưởng lâu dài đến tâm sinh lý của trẻ
Đối với trẻ em, cha mẹ ly hôn mang đến nhiều cảm giác mất mát. Trẻ đau buồn vì không được thấy cha hoặc mẹ thường xuyên. Đó là nguyên nhân vì sao một số trẻ vẫn nuôi hy vọng cả hai người sẽ hàn gắn.
Với trẻ dưới 5 tuổi
Đây là thời điểm con cần có sự chăm sóc, bảo bọc từ cha mẹ. Lúc này bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ có nên ly hôn khi con còn nhỏ.
Nếu trẻ không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu hay cảm thấy không an toàn sẽ dễ khóc, cáu kỉnh, mệt mỏi, bỏ ăn hoặc thèm ăn quá mức, rối loạn giấc ngủ…
Điều này có thể làm trẻ chậm lớn, không phát triển đầy đủ.
Với trẻ từ 6-12 tuổi trở lên
Trẻ ở lứa tuổi này đã hiểu biết nhất định về đời sống và hiểu được tình huống bố mẹ ly hôn.
Do đó, con có thể tự trách mình khi thấy hôn nhân của cha mẹ đổ vỡ.
Trẻ trở nên khá nhạy cảm, dễ buồn bực, cáu giận hoặc tủi thân, lâu dần có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.
2. Con khó tiếp thu, giao tiếp xã hội kém
Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi trong cuộc sống, thậm chí là thay đổi nơi ở, trường học…
Nhịp sinh hoạt bị đảo lộn khiến con khó thích nghi với môi trường mới nên khó giao tiếp với xã hội. Rối loạn cảm xúc làm trẻ lo âu, thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với người xung quanh.
Con cái có cha mẹ ly hôn cũng có nguy cơ bỏ học cao hơn những trẻ khác, kết quả học tập sa sút nếu cha hoặc mẹ có tình yêu mới, gia đình mới, hoặc quá bận rộn không thể một mình chăm sóc con.
3. Ám ảnh, hình thành tư tưởng bạo lực
Sống trong gia đình xung đột và bạo lực có thể tạo nên gánh nặng tâm lý cho trẻ, khiến bé sợ hãi, ám ảnh, buồn bã, lãnh đạm….
Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến con cư xử không đúng, hình thành tư tưởng xấu, bạo lực. Tồi tệ hơn, trẻ trở nên khó dạy bảo, hư hỏng, dễ phạm tội trong tương lai.
Giúp trẻ đối mặt khi bố mẹ ly hôn
Nếu thấy vợ chồng không còn hợp nhau, bạn nên đưa ra quyết định ly hôn sau khi đã đắn đo có nên ly hôn khi con còn nhỏ.
Song bạn cần có cách xử lý khéo léo để giúp trẻ vượt qua vấn đề tâm lý.
1. Nói chuyện với trẻ
Nói chuyện với trẻ là việc làm đầu tiên sau khi đã ra quyết định có nên ly hôn khi con còn nhỏ. Bạn hãy nhẹ nhàng trò chuyện để trẻ hiểu và thông cảm.
Nội dung trò chuyện với con về vấn đề ly hôn phải phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.
Về cơ bản, trẻ nên được tiếp nhận thông tin như: “Cha mẹ từng rất yêu nhau và hạnh phúc, nhưng hiện tại cha mẹ không thể sống hoà hợp nên sẽ ở riêng. Tuy vậy, dù có chuyện gì xảy ra, cha mẹ vẫn sẽ luôn yêu thương và chăm sóc con”.
Cả hai vợ chồng cần thống nhất câu trả lời, không được đổ lỗi cho người kia trước mặt bé và hãy để con cảm thấy thoải mái nhất có thể.
[inline_article id=269781]
2. Lắng nghe tâm sự của con
Dù đã ly hôn, cả cha lẫn mẹ đều nên dành thời gian trò chuyện và lắng nghe tâm sự của trẻ.
Hãy dành thời gian để tương tác với con nhiều hơn để biết con có đang buồn không và kịp thời xoa dịu những cảm xúc tiêu cực ấy.
Điều quan trọng là khuyến khích trẻ thể hiện mình, không để trẻ cảm thấy xa lạ khi tâm sự với người thân yêu.
Bạn cũng đừng bao giờ bỏ mặc hay lơ là mọi cảm xúc của bé, khiến con trở nên rụt rè, lạnh nhạt…
3. Yêu thương trẻ nhiều hơn
Ở thời điểm ba mẹ ly hôn, con càng cần sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng hơn bình thường.
Bạn nên cho bé biết mình luôn yêu thương con bằng cách thường xuyên ôm, hôn trẻ. Dù bé ở với ai thì cha mẹ cũng cần quan tâm đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ như ăn sáng, đi học thêm, gặp gỡ bạn bè…
Bên cạnh đó, cha hoặc mẹ đều cần trích ra thời gian mỗi tuần để gặp mặt con, dẫn con đi chơi, mua quà cho bé.
Bạn có lẽ sẽ biết được có nên ly hôn khi con còn nhỏ không nếu đảm bảo thêm được những điều dưới đây:
- Duy trì được nhịp sinh hoạt của trẻ, lập thời gian biểu những việc con cần làm để quen dần với lối sống thiếu cha hoặc mẹ.
- Theo dõi việc học của con. Hợp tác với nhà trường để hỗ trợ việc học, tâm lý của trẻ.
- Chú ý các hoạt động, các mối quan hệ xung quanh bé để kịp thời xử lý những rắc rối không lường trước.
- Cha mẹ cũng cần đặt ra những nguyên tắc, ranh giới để con làm theo.
Lời khuyên dành cho bạn trước khi quyết định ly hôn là xem xét lại có nên ly hôn khi con còn nhỏ và liệu cả hai có thể hàn gắn được nữa hay không. Nếu không thể cứu vãn, bản thân dù là cha hay mẹ cũng nên cố gắng ứng xử thật khéo léo để tránh ảnh hưởng đến trẻ.
Đào Phương Anh