Để ghi nhớ thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ (mâm cơm) cúng giao thừa. Vậy trong mâm cúng giao thừa bao gồm những gì? Và mâm cúng giao thừa ở miền Bắc, Trung, Nam khác nhau như thế nào?
Thông thường, mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo phong tục của mỗi vùng miền, hoặc theo quan niệm riêng của từng gia đình. Nội dung sau đây, Marrybaby sẽ hướng dẫn bạn cách bày mâm cúng giao thừa theo 3 miền bắc, trung, nam phổ biến nhất hiện nay.
1. Mâm cỗ cúng giao thừa miền Bắc
Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Bắc bao gồm những gì? Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống. Theo đó, bạn cần chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa; hoặc 6 bát, 6 đĩa; hoặc 8 bát, 8 đĩa; tùy thuộc vào kích cỡ mâm cỗ.
Các món ăn bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
- Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
>> Bạn xem thêm Cách làm giò lụa bằng máy xay sinh tố ngon tuyệt đỉnh!
2. Mâm cỗ cúng giao thừa miền Trung bao gồm những gì?
Mâm cỗ cúng giao thừa người miền Trung gồm những gì? Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét; và giò lụa, thịt đông,…
Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung bao gồm:
- Dưa giá.
- Đĩa chả.
- Bát miến.
- Đĩa ram.
- Đĩa giò lụa.
- Đĩa dưa món.
- Đĩa cá chiên.
- Đĩa thịt đông.
- Đĩa thịt heo luộc.
- Bát măng khô ninh.
- Đĩa gà bóp rau răm,…
Bên cạnh những món kể trên, tại một số nơi khác ở miền Trung, mọi người còn làm thêm nhiều khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…
>> Cùng chủ đề: Cách cắm hoa ngày Tết bền đẹp và lưu ý khi chọn hoa chưng tết
3. Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam
Đối với người miền Nam, mọi người thường chọn các món nguội để bày trên mâm cơm cúng giao thừa. Một phần là do đặc trưng thời tiết nắng nóng; nên người miền Nam ưu tiên các món nguội; và các món có thể để ăn được lâu.
Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:
- Chả giò.
- Củ kiệu.
- Dưa món.
- Gỏi tôm thịt.
- Thịt kho hột vịt.
- Canh măng tươi.
- Canh khổ qua nhồi thịt.
- Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm.
Các loại đồ cúng khác bao gồm:
- Đèn dầu.
- Đèn cầy.
- Vàng mã.
- Hoa tươi.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa trầu cau.
- 1 đĩa trái cây ngũ quả.
- 3 hoặc 5 ly trà hoặc nước sôi.
- Bánh mứt các loại tùy vào gia đình.
>> Cùng chủ đề: Dọn dẹp nhà cửa đón Tết: Mẹo hay dọn nhà sạch bong, sáng bóng
4. Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm những gì?
Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có:
- Trà.
- Rượu.
- Quả cau.
- Lá trầu.
- Bánh kẹo.
- Nhang, đèn.
- 1 đĩa muối.
- 1 đĩa gạo.
- 1 mâm ngũ quả.
- 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng).
- 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng.
LƯU Ý: Nếu gia đình bạn muốn bày mâm cơm cúng đêm giao thừa ngoài trời là mâm chay; bạn vẫn có thể chuẩn bị theo các gợi ý ở trên; và không cần gà luộc.
Bên cạnh những món ăn, bạn cần chuẩn bị thêm những vật phẩm như quần áo; mũ; ủng quan Thần linh bằng giấy; và giấy tiền vàng mã các loại khác.
>> Xem thêm: Mùng 1 kiêng quan hệ là đúng hay sai, và có nên hay không?
5. Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà bao gồm những gì?
Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên. Mâm cúng này với mong muốn là mời rước ông bà tổ tiên ghé nhà ăn Tết cùng gia đình. Và mâm cúng giao thừa trong nhà thường được bày trên bàn thờ chính.
Vì là mâm cúng gia tiên nên bạn hãy đầu tư thêm sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng; đồng thời lau chùi sạch sẽ các bộ lư trước thềm Tết đến nhé.
Mâm cúng giao thừa trong nhà bao gồm:
- Hoa tươi.
- Đèn nến.
- Nhang thơm.
- Trà hoặc rượu.
- Bánh kẹo các loại.
- Bánh chưng/ bánh tét.
- Mâm trái cây tươi ngũ quả.
- Vàng mã để làm nghi thức hoá vàng sau khi khấn.
- Nếu là mâm cúng mặn, bạn chỉ cần thêm một con gà luộc.
Mâm cúng gia tiên đêm giao thừa có thể sẽ khác tùy thuộc vào mỗi quan niệm của gia đình. Cách bày mâm cúng cũng thế, bạn cũng có thể bày mâm cúng theo mặt bằng trên bàn thờ của gia đình mình sao cho gọn gàng; sạch đẹp.
>> Cùng chủ đề: Cách bày mâm cúng trong nhà để tránh “rước vong” và xui xẻo
6. Những lưu ý khi bày mâm cúng đêm giao thừa
Mặc dù ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình thì việc thực hiện nghi lễ có chút khác nhau, nhưng nhìn chung cũng có những tiêu chí bạn cần thực hiện.
[key-takeaways title=”Những lưu ý khi cúng giao thừa:”]
- Chuẩn bị bài văn khấn cúng giao thừa.
- Các bình hoa cúng nên là hoa tươi, được cắt tỉa gọn.
- Cúng đất đai ngoài sân trước rồi mới đến cúng trong nhà.
- Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất, lau dọn sạch sẽ trước khi cúng.
- Khi thực hiện nghi lễ cúng, bạn cần nghiêm túc và không đùa giỡn.
- Mâm cúng tối thiểu phải có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả tươi, bánh chưng.
- Mọi người trong gia đình cần hòa thuận, nhường nhịn, không làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà.
[/key-takeaways]
>> Xem thêm: Cách hóa giải vợ chồng khắc khẩu, lục đục cực hay
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về mâm cơm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời là bao gồm những gì. Lễ cúng giao thừa rất linh thiêng và quan trọng, chính vì thế mà bạn hãy đầu tư thêm công sức để chăm chút cho lễ cúng; để gia đình bạn có một năm mới thật trọn vẹn; và đón một Tết Quý Mão ngập tràn yêu thương nhé.