Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Mâm cúng ông Táo ba miền năm 2023 bao gồm những gì?

Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày cúng ông Táo hàng năm, bạn sẽ cần biết mâm cúng ông Táo bao gồm những gì, cụ thể các lễ vật, và các món ăn.

1. Mâm cúng ông Táo bao gồm những lễ vật gì?

1.1 Lễ vật cần chuẩn bị

Trước khi bày mâm cúng ông Táo hằng năm, gia chủ cần chuẩn bị trước các lễ vật gồm có:

  • Vàng mã các loại: mũ, áo, hia, vàng thỏi, giấy tiền vàng bạc,…
  • 3 chiếc mũ Táo quân: 2 chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, 1 chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn.
  • Các món ăn: 1 con gà luộc (hoặc thịt luộc), 1 con cá chép (hoặc cá lóc)  nướng mọi, 1 đĩa trái cây,, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 ấm trà, 3 chén rượu và trầu cau.

Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, cách chuẩn bị lễ vật và hình thức cúng ông Táo sẽ có sự khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc, bạn sẽ mua thêm 1 con cá chép sống để phóng sanh; ở miền Trung sẽ có ngựa giấy; ở miền Nam thì đơn giản hơn, vì sẽ chỉ có giấy tiền vàng mã và mâm cỗ.

1.2 Nghi thức cúng ông Táo

Mâm cúng ông Táo bao gồm những gì?
Mâm cúng ông Táo đơn giản, chuẩn nghi thức

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. 

Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc nướng mọi), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng (trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch). 

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà, mà bạn có thể cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp; hoặc sáng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: Cách bày mâm cúng cô hồn trong nhà để tránh “rước vong” xui xẻo

2. Mâm cúng ông Táo 3 miền bao gồm những gì?

Tiếp theo, để bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn về các lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo bao gồm những gì; bạn có thể xem cụ thể sự khác nhau về lễ vật cúng Táo theo từng vùng miền, cụ thể là 3 miền Bắc, Trung, Nam nhé.

2.1 Mâm cúng ông Táo miền Bắc

Mâm cúng ông Táo miền Bắc bao gồm những lễ vật gì?
Mâm cúng ông Táo miền Bắc bao gồm những lễ vật gì? Ở miền Bắc, các lễ vật vàng mã sẽ có khác so với miền Nam và miền Trung

Ở miền Bắc, người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. 

Lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo ở miền Bắc bao gồm những gì? Và khác nhau như thế nào so với 2 miền còn lại?

Thông thường mâm cúng ông Táo ở miền Bắc cũng bao gồm: vàng mã; cá chép; bộ mũ; áo của các Táo; xôi; chè; hay làm cả mâm cơm cúng có đủ món gà luộc; canh măng; thịt đông; chả giò,…

Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là ở miền Bắc lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Nếu là cá chép sống sau khi cúng xong sẽ mang ra sông, suối để phóng sanh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.

2.2 Mâm cúng ông Táo miền Trung

Mâm cúng ông táo miền Trung
Mâm cúng ông Táo miền Trung bao gồm những lễ vật gì? Bên cạnh mâm cúng ông Táo, người miền Trung thường bày thêm ngựa giấy để đốt cầy may

Người miền Trung thường cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đặc biệt là mọi người luôn thay cát mới cho lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Khác với  miền Bắc và miền Nam, mâm cúng ông Táo của người miền Trung thường KHÔNG CÓ giấy tiền vàng mã, thay vào đó họ chọn dâng lên ông Táo một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ; và đi cùng với một số lễ vật khác.

Sau khi cúng ông Táo xong, gia chủ người miền Trung thường sẽ tiễn các tượng ông Táo cũ khỏi bàn thờ bếp để đặt vào các chùa miếu gần đó; hoặc dưới gốc cây cổ thụ. Sau đó họ sẽ chọn rước 3 tượng ông Táo mới để đặt lại vị trí đó cho một năm mới.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: 3 Bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1, mùng 10, ngày rằm 15 “phát lộc”

2.3 Mâm cúng ông Táo miền Nam

Cá lóc nướng trui cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo miền Nam sẽ thường có cá lóc nướng trui

Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.

Mâm cúng ông Táo người miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo của người miền Nam thường có các món như: đậu phộng; kẹo vừng; nem; giò; bánh chưng; hành muối; gà luộc, cá lóc nướng; và đi cùng là một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Miền Bắc thường cúng cá chép, còn miền Nam mọi người sẽ thường cúng cá lóc nướng trui.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cách bày mâm cúng giao thừa đẹp

3. Sự khác nhau của mâm cúng ông Táo giữa 3 miền

Mâm cúng ông Táo 3 miền có sự khác biệt nhau, cụ thể:

  • Mâm cúng ông Táo miền Bắc: chú trọng các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, canh măng, nem chả, cá chép,..
  • Mâm cúng ông Táo miền Trung: Ở Hội An và Huế có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu ngày Tết. Trong mâm cơm sẽ có cá ngừ hoặc cá thu.
  • Mâm cúng ông Táo miền Nam: Bên cạnh mâm cúng ông Táo, người miền Nam sẽ cho thêm đồ ngọt như kẹo mè đen, đậu phộng,…

Nhìn chung, mâm cúng ông Táo bao gồm những gì sẽ còn tùy thuộc vào nơi bạn đang sinh sống; hoặc tín ngưỡng và phong tục của riêng gia đình bạn.