Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Biết sớm để đỡ băn khoăn nhé mẹ!

Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không để mẹ đỡ băn khoăn và có những quyết định thật đúng đắn.

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không theo quan niệm xưa?

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta cho rằng bà bầu kiêng thăm bà đẻ bởi những lý do dưới đây:

Bà bầu đi thăm bà đẻ thì con trong bụng và em bé vừa sinh ra sẽ dễ ganh tỵ với nhau. Bé mới sinh sẽ “át vía” bé trong bụng mẹ, khiến em bé chậm lớn hơn và khó nuôi.

Nếu mẹ bầu là người làm ăn kinh doanh buôn bán thì khi thăm bà đẻ còn trong cữ cũng ảnh hưởng tới vận may của mình, khiến mọi sự đều trì trệ và không có may mắn.

Một điểm nữa là bà bầu đi thăm bà đẻ sẽ làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Lúc này bé sẽ bị “gọi ra” và dẫn đến nguy cơ sảy thai hay sinh non.

Theo khoa học, bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không theo quan điểm khoa học

Theo khoa học, chưa có bằng chứng hay công trình nghiên cứu khoa học nào cho thấy bà bầu đi thăm bà đẻ thì dễ bị sảy thai hay sinh non. Đây chỉ là những lời truyền miệng trong dân gian.

Nếu trường hợp bà bầu đi thăm bà đẻ mà về có hiện tượng sinh non hay sảy thai… thì hoàn toàn là trùng hợp vì có thể do yếu tố sức khỏe không tốt, chế độ ăn uống phản khoa học hay thói quen đi lại bất cẩn…

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Điều bạn cần quan tâm nhất là tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bà bầu đang trong tình trạng như nhau bong non, đa ối… cần hạn chế di chuyển nhiều thì nên ở nhà nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Ngoài ra, nếu tình trạng sức khỏe không tốt như đang bị cảm cúm hay mắc bệnh nhiễm trùng thì mẹ mới cần kiêng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đi thăm bà đẻ nên mua gì? Top 12 món quà ý nghĩa nhất cho mẹ và bé

Bà bầu kiêng thăm bà đẻ bao lâu thì được?

Bà bầu có được đi thăm bà đẻ không? Như đã nói ở trên, đây là chỉ là quan niệm dân gian, không có căn cứ khoa học.

[quotation title=””]

Vì vậy, mẹ không cần kiêng kỵ và cũng không cần quan tâm bà bầu có kiêng đi thăm bà đẻ không và kiêng thăm bà đẻ bao lâu thì được. Vì mẹ có thể đi thăm bất cứ lúc nào nếu sức khỏe đảm bảo và không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

[/quotation]

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Đây là cơ hội để mẹ học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tế từ bà đẻ như kinh nghiệm sinh nở, kinh nghiêm chăm con giai đoạn mới sinh, cách sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh, quá trình vượt cạn an toàn.

Lưu ý cho bà bầu đi thăm bà đẻ

Để đảm bảo sức khỏe của mình, mẹ bầu cần nên lưu ý những điều dưới đây khi đi thăm bà đẻ:

1. Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Không nên thăm bà đẻ ở bệnh viện

Thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ thường bị suy giảm nên dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong khi đó, bệnh viện lại là nơi ẩn chứa nhiều tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu.

Mặt khác, bệnh viện là nơi tập trung đông người. Mẹ bầu có thể gặp tình trạng chen lấn, xô đẩy hay phải đi bộ nhiều dẫn đến nguy cơ bị động thai, sảy thai… Vì thế, bạn nên thăm bà đẻ ở nhà của họ để đảm bảo an toàn hơn.

bầu đi thăm bà đẻ
Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Bạn nên thăm bà đẻ ở nhà riêng

2. Vệ sinh sạch sẽ trước khi vào phòng thăm bà đẻ

Hệ miễn dịch của người mẹ mới sinh và em bé còn rất yếu. Do đó, không chỉ bà bầu mà tất cả mọi người khi đến thăm bà đẻ nên rửa tay chân sạch sẽ và sát khuẩn trước khi vào thăm.

Đặc biệt, bạn không nên đến thăm bà đẻ khi họ đang bị viêm họng, cảm lạnh hay sổ mũi để tránh bị lây nhiễm sang mình.

3. Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Không nên khi đang bị cảm

Khi đi thăm bà đẻ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu, thai nhi cũng như mẹ con sản phụ, mẹ chỉ nên đi thăm khi sức khỏe đảm bảo, không bị cảm cúm, nhiễm trùng vì có thể lây sang em bé và sản phụ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu bị cảm phải làm sao? Cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn từ tự nhiên

4. Không hôn em bé

Không chỉ cần quan tâm bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không, bạn cũng cần để ý không sờ, chạm, hôn em bé để thể hiện sự yêu thương, quan tâm. Hành động này có nguy cơ cao làm lây nhiễm vi khuẩn từ răng, miệng, hơi thở sang cho con.

5. Thời gian thăm bà đẻ phải hợp lý

Phụ nữ sau sinh thường yếu ớt và mệt mỏi nên cần có thời gian nghỉ nhiều để phục hồi sức khỏe. Vậy nên trong quá trình thăm hỏi, bà bầu không nên ngồi quá lâu để sản phụ có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngoài ra em bé mới sinh, thời gian trong ngày chủ yếu là dành để ngủ và ăn nên nếu mẹ thăm hỏi quá lâu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

[inline_article id=1168]

Như vậy, bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời là có trong trường hợp sức khỏe của bạn ổn định. Nếu mẹ đang mang thai có dự định đi thăm bà đẻ thì nên tuân thủ những lưu ý trên để nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình và cho cả bà đẻ lẫn em bé nhé.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn dâu tây được không? 5 lợi ích bất ngờ từ dâu tây đối với bà bầu

Bạn hãy cùng tìm hiểu bà bầu ăn dâu tây có tốt không, tác dụng của dâu tây với bà bầu, những lưu ý khi sử dụng và cách làm sinh tố dâu chuối để bạn tăng cường sức khỏe cho mình cũng như cho bé yêu trong bụng nhé.

Bà bầu ăn dâu tây được không?

Bà bầu ăn dâu tây đúng cách sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và của thai nhi. Ngược lại, đây còn là loại quả mang đến cho bạn và bé rất nhiều lợi ích. Cụ thể, tác dụng của quả dâu tây có khả năng giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ sinh non và giúp bé tránh khỏi rủi ro bị dị tật bẩm sinh.

Tác dụng của quả dâu tây với bà bầu

tác dụng của dâu tây với bà bầu

Dâu tây có thể giúp cho bà bầu phòng ngừa nhiều bệnh tim mạch, cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch và làm trẻ hóa làn da.

1. Dâu tây giúp bà bầu ngừa bệnh tim mạch

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng dâu tây có chứa một số chất làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và giảm mảng bám xơ vữa trong động mạch. Do đó, bà bầu ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim và hỗ trợ bạn có sức khỏe tốt.

2. Bà bầu ăn dâu tây để cải thiện thị lực

Dâu tây có chứa một lượng lớn vitamin A nên hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động trên giác mạc và võng mạc của mắt, từ đó giúp tăng cường và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Tác dụng của dâu tây còn giúp giảm nguy cơ mắc chứng thoái hóa điểm vàng do tuổi hoặc thậm chí là đục thủy tinh thể.

3. Dâu tây giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong dâu tây rất đáng kể. Do đó, dâu tây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ăn cam có tốt không? 8 lợi ích bất ngờ đối với bà bầu khi ăn cam

4. Bà bầu ăn dâu tây để ngừa lão hóa sớm

Mỗi ngày, cơ thể bạn phải hấp thụ rất nhiều chất độc ở trong không khí, thức ăn, môi trường ô nhiễm… Các chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần sẽ gây ra những tổn thương và làm tăng tốc độ lão hóa.

Các chất dinh dưỡng khác nhau có trong dâu tây sẽ giúp bạn sửa chữa những hư hỏng và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm để bạn luôn trông tươi trẻ.

5. Giúp phòng ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc chống lại các gốc tự do tồn tại trong cơ thể để bảo vệ các cơ quan và các DNA khỏi bị hư hại. Điều này cũng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn dâu tây

lưu ý cho bà bầu ăn dâu tây

Dâu tây thường khá an toàn trong việc sử dụng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, loại quả này có thể gây rủi ro cho phụ nữ mang thai. Cụ thể là dị ứng và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.

• Dị ứng: Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng với dâu tây, bạn cũng có thể bị dị ứng khi ăn loại quả này. Bà bầu ăn dâu tây bị dị ứng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

• Có nguy cơ bị nhiễm trùng: Bà bầu ăn dâu tây chưa được làm sạch kỹ lưỡng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, bao gồm E.coli và nhiều loại ký sinh trùng có trong dâu tây. Những vi khuẩn này đi vào cơ thể mẹ bầu có thể gây hại cho bé yêu trong bụng. Vì thế, bạn cần nhớ rửa sạch dâu tây trước khi sử dụng để tránh gây hại cho con.

[inline_article id=31098]

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp bạn an toàn khi thưởng thức dâu tây đồng thời giữ được hương vị thơm ngon của loại quả này:

  • Nên rửa sạch dâu tây trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh vi khuẩn
  • Chọn những loại dâu tươi, không giập nát, cuống xanh, đều màu, không có đốm xanh hay trắng.
  • Không sử dụng những loại mứt dâu tây hay những sản phẩm khác đã được bảo quản hay để lâu.
  • Kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với dâu tây không trước khi thêm loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau quả khác để đảm bảo bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?

Cách làm sinh tố dâu chuối cho bà bầu

cách làm sinh tố dâu chuối cho bà bầu

Bạn kết hợp sinh tố dâu chuối với bữa sáng sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Dưới đây là cách làm sinh tố dâu chuối mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhằm tăng cường sức khỏe.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1/2 cốc sữa chua
  • 1/2 chén yến mạch
  • 1/2 cốc sữa hạnh nhân
  • 1 quả chuối
  • 1 cốc dâu tây

>>> Bạn có thể tham khảo: 5 gợi ý bữa sáng cho bà bầu 3 tháng đầu đủ dinh dưỡng và an toàn

Các bước thực hiện

  • Bạn xay tất cả các thành phần với nhau cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn thì đổ sinh tố ra ly.
  • Nếu muốn thưởng thức sinh tố sệt hơn, bạn có thể đổ thêm sữa vào đồ uống.
  • Bạn cho thêm một ít đá viên nếu thích uống lạnh và trang trí một vài lát dâu tây lên trên.

[inline_article id=176166]

Bà bầu ăn dâu tây rất tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn loại trái cây này điều độ, rửa sạch trước khi ăn và tránh dùng quả dâu nếu bạn bị dị ứng để không phải gặp những rủi ro đáng tiếc nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu đắp mặt nạ được không? 4 công thức từ tự nhiên cho mẹ

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu đắp mặt nạ được không để bạn chọn cho mình phương pháp làm đẹp đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con nhé.

Bà bầu đắp mặt nạ được không?

Trong quá trình mang thai, bạn vẫn nên biết cách chăm sóc làn da của mình để trông rạng rỡ và tươi tắn bằng những sản phẩm làm đẹp an toàn và tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mặt nạ dưỡng da.

Tuy nhiên, bạn cần phải rất cân nhắc trong việc lựa chọn mặt nạ để thành phần trong sản phẩm này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của bé. Nói cách khác, bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn sản phẩm.

Bạn hãy đọc kỹ nhãn hiệu sản phẩm và chỉ nên mua mặt nạ có thành phần 100% từ tự nhiên được cơ quan uy tín chứng nhận hoặc tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà bằng những nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Nguyên nhân là vì những thành phần hóa chất có trong sản phẩm dưỡng da có thể thấm vào máu qua da bạn và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bé yêu trong bụng. Những thành phần hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong mặt nạ và những sản phẩm dưỡng da khác là Hydroquinone, Retinol, Axit beta hydroxy, Diethanolamine (DEA), Parabens, Phthalates, kem chống nắng hóa học… Những chất này đã được chứng minh là có thể gây rối loạn nội tiết tố cho bà bầu và bé, gây dị ứng da, ung thư, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non…

[inline_article id=174453]

Bạn cũng cần lưu ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp thật giả lẫn lộn. Một số sản phẩm có nhãn hiệu cam kết thành phần từ thiên nhiên nhưng sự thật không phải là như vậy. Vì thế, nếu bạn không chắc chắn về sản phẩm mình lựa chọn có thật sự an toàn và đúng như những lời nhà sản xuất quảng cáo hay không thì tốt nhất là chỉ nên tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm mặt nạ bơ tại nhà dưỡng da trị mụn hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho bà bầu dưỡng da tại nhà

cách làm mặt nạ cho bà bầu

Bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc nhiều vào thành phần nguyên liệu mà bạn chọn. Những thành phần từ tự nhiên phù hợp cho quá trình đắp mặt nạ làm đẹp của bạn là rau củ, quả, hoa, lá, trái cây…

Tác dụng của đắp mặt nạ từ những nguyên liệu tự nhiên sẽ mang đến cho bà bầu khá nhiều lợi ích như:

  • Không có chất bảo quản nên an toàn 100%.
  • Nguyên liệu đảm bảo thành phần từ tự nhiên, không có hóa chất.
  • Được tự tay mình lựa chọn những thành phần làm đẹp còn tươi và mới.
  • Có thể lựa chọn những nguồn nguyên liệu ưa thích, phù hợp với da mặt mình.

Dưới đây là một số gợi ý làm mặt nạ cho bà bầu từ thiên nhiên để bạn chăm sóc làn da mình tươi tắn và khỏe mạnh hơn.

1. Mặt nạ mật ong và sữa chua

Tác dụng của mặt nạ mật ong và sữa chua sẽ giúp nuôi dưỡng sâu cho làn da của bạn và giữ ẩm tốt cho da.

Bạn trộn 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê sữa chua không đường rồi đắp lên mặt và nằm thư giãn trong 30 phút. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.

2. Mặt nạ yến mạch và sữa chua

mặt nạ cho bà bầu dưỡng da

Mặt nạ yến mạch và sữa chua sẽ giúp bạn làm sạch mụn trứng cá, loại bỏ các tế bào da khô và tẩy tế bào chết để da mặt bạn tươi sáng hơn.

Bạn rửa mặt sạch rồi trộn vài thìa cà phê yến mạch vào sữa chua không đường rồi đắp lên mặt. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm sau 10 phút.

3. Mặt nạ hạnh nhân và chuối

Sự kết hợp giữa hạnh nhân và chuối có chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú nên giúp làn da của bạn mềm mại và săn chắc. Mặt nạ này cũng giúp bạn tăng cường sản xuất collagen cho làn da và có tác dụng chống lão hóa.

Bạn lấy 2/3 quả chuối chín cắt nhỏ, nghiền nát và cho vào 1 cái bát. Tiếp theo, bạn cho 1 thìa bột hạnh nhân vào chuối rồi trộn đều và đắp lên mặt. Bạn đắp hỗn hợp lên mặt đã rửa sạch trong vòng 15 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.

4. Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ có chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Hỗn hợp sẽ giúp da mặt bạn đều màu hơn, trị nám và trị tàn nhang hiệu quả, mang lại vẻ tươi tắn và rạng rỡ.

Bạn nghiền nhuyễn một ít đu đủ cùng 2 thìa súp mật ong nguyên chất rồi trộn đều. Tiếp theo, bạn đắp hỗn hợp lên mặt, thư giãn trong 30 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Để những loại mặt nạ này tác huy hết công dụng, bạn cần nên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài trời, nhất là vào những khung giờ nắng gắt từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách đắp mặt nạ chuối mật ong giúp da sáng mịn tức thì

Bà bầu đắp mặt nạ được không? Câu trả lời hoàn toàn là có. Thói quen chăm sóc da rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc làm đẹp của mình vì lo sợ những ảnh hưởng xấu từ mặt nạ với con. Bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc rất quan trọng là hãy lựa chọn các sản phẩm với nguồn nguyên liệu an toàn từ tự nhiên hoặc tốt nhất là tự làm mặt nạ tại nhà. Như vậy, bạn có thể yên tâm bảo vệ làn da của mình sáng khỏe ngay cả khi ở trong thai kỳ rồi đấy.

Hoa Vũ 

 

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dị tật thai nhi, canh thời điểm thụ thai để phòng tránh cho con

Dị tật thai nhi
Chọn lựa thời gian thụ thai thích hợp không chỉ tăng khả năng thành công mà còn giúp bạn tránh được những thời điểm bất lợi

Để hạn chế nguy cơ dị tật cho con, bố mẹ “né” 6 mốc sau ra nhé!

6 thời điểm không nên thụ thai để ngừa dị tật thai nhi

1. Những ngày trời nắng nóng dễ gây dị tật thai nhi

Bạn có để ý rằng những lúc thời tiết nóng nực, cơ thể thường bị “đeo bám” bởi cảm giác khó chịu và cảm thấy không ngon miệng? Nếu bạn mang thai vào khoảng thời gian này, thai nhi có nguy cơ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, dẫn tới nguy cơ dị tật cao hơn.

Không chỉ vậy, nhiệt độ cao và tâm trạng bức bối cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Theo một nghiên cứu, mùa hè là thời điểm có số lượng tinh trùng thiếu đuôi cao nhất trong năm. Đồng thời, quân số tinh binh trong mùa hè cũng thấp hơn hẳn so với các mùa khác.

2. Đang có vấn đề về sức khỏe

Nếu đang có các vấn đề về sức khỏe hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh mãn tính, bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có thai. Một số loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non…

Để cho con sự khởi đầu tốt nhất, bạn nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết như cúm, rubella, quai bị… từ 3 đến 6 tháng trước khi mang thai.

3. Lớn tuổi

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng.

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Indiana (Mỹ), càng lớn tuổi, khả năng ông bố truyền gen lỗi cho con càng cao, từ đó nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh cũng cao hơn. Vì vậy, nếu muốn sinh con khỏe mạnh, “tranh thủ” đi bạn nhé!

4. Vừa mới ngưng sử dụng biện pháp tránh thai

Đàn ông 30 tuổi thích phụ nữ như thế nào

Thuốc tránh thai và các biện pháp ngừa thai cho phụ nữ hoạt động theo nguyên tắc làm ngăn quá trình rụng trứng bằng cách ức chế hoạt động của các loại hormone và hoạt động của niêm mạc tử cung. Mang thai khi đang sử dụng biện pháp ngừa thai hoặc khi vừa mới ngưng sử dụng, bạn đã vô tình đẩy bé cưng vào tình huống phát triển bất lợi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

5. Đang làm việc trong môi trường nguy hiểm

Nếu bạn hoặc anh xã đang phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thủy ngân, chì, các dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu…, bạn nên cẩn thận. Việc thụ thai trong thời điểm này khiến nguy cơ dị tật thai nhi khá cao. Dù có sử dụng các biện pháp bảo hộ, chất phóng xạ và các hóa chất vẫn có thể gây các biến đổi gen và biến đổi nhiễm sắc thể ở thai nhi.

Nếu từng tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nên đợi ít nhất 1 tháng sau mới tính đến chuyện thụ thai, bạn nhé!

[inline_article id=104836]

6. Khi bạn đang căng thẳng

Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý sau khi sinh của trẻ, tâm trạng căng thẳng trong quá trình mang thai của mẹ còn có thể gây hậu quả trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Theo đó, nếu mẹ bầu bị căng thẳng, ức chế trong 3 tháng đầu, thai nhi rất dễ bị sứt môi và hở hàm ếch sau khi sinh.

5 kiểu dị tật thai nhi bẩm sinh

Dị tật thai nhi thường gặp
Mẹ có thể làm gì để giúp con phát triển một cách tốt nhất?

1. Hội chứng Down

Là một trong những trường hợp rối loạn nhiễm sắc thể, Down xảy ra với những bé có 3 bộ nhiễm sắc thể số 21. Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down khá hiếm, thông thường cứ 1.000 bé sinh ra mới có 1 bé mang bệnh, và nguy cơ này sẽ tỷ lệ thuận với tuổi tác của mẹ.

Theo thống kê, cứ 350 trường hợp mẹ sinh con sau 35 tuổi sẽ có 1 trường hợp bị Down, thậm chí ở độ tuổi 45, tỷ lệ này là 1/30. Hội chứng Down thường được xác định nhờ xét nghiệm tầm soát thực hiện trong giai đoạn từ tuần 11-14 của thai kỳ. Nếu có vấn đề bất thường, bầu sẽ được thực hiện thêm một loạt các xét nghiệm khác nữa.

Bên cạnh sự phát triển bất thường trên khuôn mặt, những bé bị Down cũng có xu hướng bị tim và tâm thần bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ bị hội chứng Down đều gặp phải trở ngại khi giao tiếp với người xung quanh, một số bé thậm chí có thể phát triển bình thường nhờ được sự giáo dục của cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ.

2. Biến dạng chân (chân vẹo)

Thay vì chân thẳng, với lòng bàn chân hướng xuống, những bé sinh ra với dị tật này thường có 1 hoặc 2 bàn chân “sai tư thế”, lòng bàn chân quay vào trong hoặc quay ra ngoài. Dị tật này thường được phát hiện nhờ siêu âm và có thể điều trị nhờ chỉnh hình sau sinh.

Các bác sĩ sẽ tận dụng thời điểm khi bé vừa chào đời 1-2 tuần, khi cơ, xương của bé còn khá mềm dẻo để thực hiện chỉnh hình. Bé sẽ được nắn nhẹ, và bó bột từ đầu bàn chân đến đùi để định hình lại sự phát triển của xương.

[inline_article id=75971]

3. Sứt môi và hở hàm ếch

Là một trong những dị tật thai nhi phổ biến nhất ở Việt Nam, sứt môi và hở hàm ếch thường được phát hiện nhờ siêu âm trong thai kỳ.

Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia vẫn đang phân vân về nguyên nhân gây nên dị tật này. Có người cho rằng, đây là hệ quả của việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách trong thai kỳ. Cũng có giả thuyết đưa ra về mối liên hệ giữa sứt môi và thói quen hút thuốc, uống rượu khi mang thai của mẹ.

4. Dị tật tim bẩm sinh

Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh xao, khó thở, thậm chí không thể thở nổi trong thời gian bú mẹ. Với những bé có tim khỏe mạnh, 2 tâm thất trái phải sẽ được ngăn cách bằng 1 lớp vách mỏng. Tuy nhiên, trái tim của những bé bị dị tật sẽ có một lỗ nhỏ giữa vách ngăn, tạo điều kiện “gặp gỡ” cho 2 tâm thất.

[inline_article id=78870]

5. Dị tật ống thần kinh

Là một phần cấu trúc nhỏ tồn tại trong giai đoạn phôi thai, ống thần kinh là nền tảng cốt lõi để phát triển thành não và tủy sống. Vào ngày thứ 28, ống thần kinh sẽ đóng lại hoàn toàn để chuẩn bị cho bước phát triển mới của thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra bất thường khiến ống thần kinh không đóng lại hoàn toàn, não và cột sống của thai nhi sẽ xảy ra những khiếm khuyết.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nên tích cực bổ sung axit folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Vì sức khỏe của con, cố gắng ăn đủ chất mẹ nhé!

Nguy cơ dị tật thai nhi do thói quen xấu của mẹ

Dị tật thai nhi
Ngoài những nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật một phần cũng do người mẹ

1. Bà bầu bị căng thẳng, stress

Do chưa chuẩn bị tâm lý, mọi thứ bị xáo trộn kết hợp với sự gia tăng nội tiết tố làm cho mẹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Khi phải sống chung với stress trong suốt thai kỳ, mẹ đã vô tình gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của thai nhi.

2. Dùng thuốc bừa bãi

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai đều cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì nhiều thành phần của thuốc có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành hình và phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh đáng tiếc khi trẻ chào đời. Thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc ngủ hoặc giảm đau – hạ sốt là những loại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi.

3. Mẹ bầu nghiện rượu, thuốc lá

Phụ nữ mang thai khi uống rượu sẽ tác động trực tiếp lên thai nhi gây sẩy thai, sinh non, em bé sau khi sinh còn có thể bị ảnh hưởng về tâm lý. Thuốc lá vốn đã được xem là một chất độc vì có hàm lượng các chất độc hại rất cao. Đối với mẹ bầu khi hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều gây hại đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, cần tránh xa hai loại chất độc hại trên, bầu nhé!

Phòng tránh dị tật thai nhi
Mẹ bầu nghiện rượu, thuốc lá có nguy cơ sinh con bị dị tật rất cao

4. Phơi nhiễm các chất phóng xạ, tia X-quang

Thường tiếp xúc với môi trường có chất phóng xạ hay các thiết bị phát ra tia X-quang, máy CT cũng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Bé sinh ra có nguy cơ mất hoặc giảm khả năng học tập, có bất thường ở mắt hay khiếm khuyết bộ phận nào đó trên cơ thể.

5 loại virus gây dị tật thai nhi

1. Dị tật thai nhi do virus Zika

Xuất hiện từ lâu nhưng mãi tới tháng 5-2015, virus Zika mới chính thức trở thành nỗi kinh hoàng của các bà mẹ trên thế giới, nhất là các mẹ ở châu Mỹ Latinh.

Đối với người bình thường, virus Zika hầu như không để lại bất kỳ di chứng nào đặc biệt. 80% người mắc bệnh thậm chí không xuất hiện triệu chứng nào đặc biệt. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị Zika tấn công, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là phần não thai nhi. Ngoài ra, nguy cơ sinh non, sảy thai cũng sẽ cao hơn bình thường.

Zika gây dị tật thai nhi
Virus zika là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến dị tật đầu nhỏ ở thai nhi

2. Rubella

Ít biến chứng và có tỷ lệ tử vong thấp, Rubella ít gây ảnh hưởng đến người bình thường. Nhưng với phụ nữ có thai, Rubella lại là mối nguy lớn.

Mẹ bầu nhiễm Rubella càng sớm, nguy cơ dị tật thai nhi càng cao. Tỷ lệ dị tật có thể lên đến 90% nếu mẹ nhiễm Rubella khi mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, để bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng vắc-xin trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Hiện nay đã có vắc-xin MMR “3 trong 1” giúp mẹ phòng ngừa cùng lúc Rubella, sởi và quai bị.

3/ Virus Herpes

Thông thường, virus Herpes sẽ phát triển thành những vết loét, mụn rộp trên mặt, miệng của người bệnh. Với phụ nữ mang thai, herpes có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Bà bầu nhiễm herpes trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai cao. Nhiễm virus nặng trong những tháng cuối có thể gây điếc, mù bẩm sinh, chậm phát triển, tổn thương não và hở hàm ếch.

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm herpes, mẹ bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đến những nơi đông người cũng như tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh. Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.

Virut gây dị tật thai nhi
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, virus còn dẫn đến nguy cơ dị tật ở thai nhi

4. Nguy cơ dị tật thai nhi từ virus gây cảm cúm

Ngoài các triệu chứng phổ biến như sốt, ho, sổ mũi, hay nhức đầu, phụ nữ mang thai bị cúm thường có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn. Đồng thời, thai nhi có nguy cơ sinh non, sảy thai cũng như nguy cơ gặp dị tật cao hơn bình thường.

Tốt nhất, mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm khi mang thai ở bất kỳ thời điểm nào, dù mới bắt đầu mang thai hay khi đã ở những tháng cuối. Không giống như vắc-xin ngừa Rubella, vắc-xin phòng cúm được chế tạo từ virus chết, rất an toàn cho sức khỏe mẹ và bé cưng trong bụng.

5. Mối nguy từ thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể lây lan qua đường hô hấp hoặc khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với virus Varicella zoster. Do sức đề kháng giảm và cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, mẹ bầu bị thủy đậu có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm phổi thủy đậu, tổn thương hệ thần kinh, não, gan… Thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi, dẫn đến hội chứng thủy đậu bẩm sinh với những biểu hiện thường gặp như: sẹo dưới da, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.

[inline_article id=67718]

Cách phòng chống dị tật ở thai nhi: Cần bắt đầu từ sớm!

Trước khi mang thai

Khi có ý định mang thai, mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị dứt điểm những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B… ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Bắt đầu bổ sung sắt và đặc biệt là axit folic để tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Giai đoạn mang thai

– Mẹ hãy nên đi khám và siêu âm thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Lần đầu tiên khi tuổi thai từ 11-13 tuần; lần thứ 2 từ 18-22 tuần tuổi; lần thứ 3 từ 28-32 tuần tuổi. Vì trong 3 lần khám này có thể phát hiện sớm và hầu hết các dị tật bẩm sinh cả bên ngoài lẫn bên trong nội tạng của thai nhi.

[inline_article id=120640]

– Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng hết sức quan trọng, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ… vì có thể gây dị tật thai nhi. Bà bầu cũng cần tránh xa những củ quả đã mọc mầm bởi chúng chứa nhiều chất độc, các sản phẩm nhiều cafein, cocain.

– Trong khi mang thai, mẹ bầu không nên tiếp xúc với chó mèo vì trong phân của chúng có vi khuẩn toxoplasmosis. Khi bị nhiễm vi khuẩn này trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật thai nhi lên đến 40%. Những dị tật thường gặp như điếc bẩm sinh, đầu nhỏ, trí tuệ chậm phát triển.

MarryBaby