Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có an toàn không?

Dứa là một loại trái cây bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Trong dứa chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, nước và hàm lượng chất xơ dồi dào cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Cụ thể, dứa mang lại lợi ích gì cho phụ nữ mang thai? MarryBaby sẽ giải đáp trong bài viết này.

Dứa mang lại lợi ích gì cho phụ nữ mang thai?

Dứa rất tốt cho phụ nữ mang thai nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Vậy những lợi ích ấy là gì?

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào và tăng cường miễn dịch hiệu quả.
  • Tăng cường sản xuất collagen: Mỗi khẩu phần dứa chứa khoảng 79mg vitamin C thúc đẩy quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Ngoài ra, dứa còn chứa Mangan giúp xương phát triển chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.
  • Bổ sung vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B rất tốt cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh, tim, cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Đó là lý do vì sao bà bầu thường phải bổ sung vitamin nhóm B, nhất là vitamin B6. Thiếu vitamin B6 sẽ dẫn tới thiếu máu.
  • Bổ sung Đồng: trong dứa có chứa đồng – một khoáng chất hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và tim của thai nhi.
  • Bổ sung sắt và axit folic: Dứa có thể cung cấp sắt và axit folic cần thiết để sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
  • Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào: Dứa cung cấp chất xơ cho mẹ bầu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.
  • Lợi tiểu: Dứa chứa 80 – 85% là nước. Mẹ bầu ăn dứa giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa tình trạng sưng phù trong thai kỳ.

Ngoài ra, lượng Bromelain có trong dứa còn hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch, điều hòa huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa và cải thiện tâm trạng ở mẹ bầu rất tốt.

ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối
Dứa – Một loại trái cây dễ tìm và chứa nhiều dinh dưỡng

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có an toàn không?

Bà bầu ăn dứa 3 tháng cuối có tốt không? Bà bầu 3 tháng cuối ăn dứa được không? Hay bà bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không? Là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ ba – giai đoạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé phát triển.

Bạn nghe nói “ăn dứa có thể gây sẩy thai” nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này cả. Brianne Thompson – một chuyên gia dinh dưỡng về dinh dưỡng trước khi sinh đã giải thích rằng:

“Đây là một lầm tưởng phổ biến vì dứa có chứa Bromelain – một enzym tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai”. Nhưng lượng Bromelain trong dứa rất thấp nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng về việc này.

Bromelain chứa nhiều trong lõi dứa

Hơn nữa, trong mỗi trái dứa, hầu hết Bromelain đều nằm trong lõi, phần mà chúng ta rất ít khi ăn. Cho nên nói ăn dứa điều độ với hàm lượng vừa đủ được xem là an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Bạn đã giải đáp được các thắc mắc: “Bà bầu ăn dứa 3 tháng cuối có tốt không?”, “Bà bầu 3 tháng cuối ăn dứa được không?”, “ Bà bầu 3 tháng cuối có được ăn dứa không?” chưa? Câu trả lời là ăn được nhé! Nên ăn với hàm lượng vừa đủ, từ 50 – 100g/ mỗi bữa ăn và 2 – 3 bữa ăn trong một tuần.

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có dễ chuyển dạ?

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có thể giúp mẹ dễ chuyển dạ hơn với điều kiện bạn cần phải ăn thật nhiều. Theo chuyên gia, lượng Bromelain có trong dứa có thể kích thích cổ tử cung giúp bạn dễ chuyển dạ hơn khi ăn đủ tám quả dứa tươi mỗi ngày.

Đây là số lượng dứa không an toàn cho khẩu phần ăn của người mang thai 3 tháng cuối. Bạn có thể ăn hết một quả dứa trong ngày không? Có thể. Nhưng để ăn tám quả dứa lại là chuyện khác. Lượng Bromelain trong một quả dứa rất ít, gần như không đủ để bắt đầu chuyển dạ.

Khuyến cáo: Ăn nhiều dứa là phương pháp nguy hiểm để chuyển dạ sớm

Nếu ăn tám quả dứa để chuyển dạ sớm, bạn sẽ đối mặt với những vấn đề khác về sức khỏe như tiêu chảy nghiêm trọng, đi tiểu nhiều, có thể gây chuột rút, mất nước và khó chịu.

Vì vậy, ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối không phải là biện pháp kích thích chuyển dạ sớm tốt. Và các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên làm theo cách này, rất nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Những lưu ý cần biết khi ăn dứa trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh những lợi ích do dứa mang lại, khi thêm dứa vào khẩu phần ăn mỗi ngày, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Bị ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày:  Axit có trong dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt là những bà bầu nhạy cảm đường tiêu hóa nên lưu ý.
  • Tăng lượng đường trong máu: Lượng đường trong dứa khá cao nên ăn nhiều dứa có thể gây tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn loại trái cây này nhé.
  • Thừa cân: Dứa chứa hàm lượng calo cao nên bạn tránh ăn hoặc nên ăn với hàm lượng vừa phải.
  • Tiêu chảy: Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối quá nhiều có thể làm tăng Bromelain dễ dẫn đến tiêu chảy.
  • Xuất hiện các cơn đau cơ địa nhạy cảm: Ăn dứa nhiều có thể gây rát lưỡi, đau sưng trên lưỡi, má trong và môi. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng nếu cơ địa quá nhạy cảm hoặc đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, có nguy cơ sẩy thai hoặc huyết áp thấp.

Ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ chỉ nên áp dụng khi bạn và thai nhi thực sự khỏe mạnh, không bị tiểu đường thai kỳ, viêm dạ dày, đang có nguy cơ sẩy thai,… Và nên nhớ, ăn với hàm lượng vừa đủ và chia nhỏ mỗi bữa ăn để tránh tình trạng thừa Bromelain nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không và cách giảm đau nhanh nhất

Thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, cơ thể chị em có rất nhiều thay đổi kèm theo một số bệnh lý đặc biệt. Trong đó, tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối đang rất phổ biến và khiến các mẹ lo lắng.

Vậy đau dạ dày khi có bầu 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Làm thế nào để mẹ giảm đau nhanh nhất mà đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai các mẹ cần phải biết

Trong quá trình mang thai bị đau dạ dày mà nhiều mẹ lại nhầm tưởng là ốm nghén. Vậy biểu hiện đau dạ dày khi mang thai khác với ốm nghén khác nhau như thế nào.

Mẹ bầu có thể bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nếu gặp phải một số biểu hiện như:

  • Ợ chua, ợ nóng và cảm giác buồn nôn.
  • Mẹ cảm thấy nóng rát dạ dày khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến thứ 9.
  • Mẹ bầu đi phân lẫn máu hoặc phân màu đen. Nếu mẹ thấy có biểu hiện này thì cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.
  • Khi dạ dày bị viêm loét sẽ cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, làm tồn đọng thức ăn nên mẹ bầu cảm thấy khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Mẹ đau dạ dày thường có biểu hiện chán ăn và tình trạng này kéo dài mẹ dễ bị suy nhược, mệt mỏi và thai nhi thiếu cân nặng.
đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Chứng đau dạ dày của bà bầu có thể ảnh hưởng thai nhi

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, đau dạ dày ở tam cá nguyệt thứ 3 thường liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân về tiêu hóa, các bệnh lý tiêu hóa, đường ruột hay đơn giản chỉ là sự thay đổi tự trong cơ thể người mẹ. Hầu hết, các nguyên nhân này đều không nghiêm trọng và không làm ảnh hưởng đến mẹ bầu hay thai nhi.

Tuy nhiên nếu tình trạng đau dạ dày khi mang bầu 3 tháng cuối thường xuyên và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của mẹ. Một số trường hợp đặc biệt, đau dạ dày sẽ dẫn đến đau thượng vị. Đây có thể là nguyên nhân gây sanh non, bong nhau non…

đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng phổ biến

Vì vậy, các mẹ bầu không được chủ quan khi bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối mà cần thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện khi xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Chảy máu từ âm đạo nhiều bất thường
  • Sốt và ớn lạnh…
  • Âm đạo tiết nhiều dịch bất thường
  • Có cảm giác choáng váng và buồn nôn
  • Bị đau khi đi tiểu
  • Lên cơn co thắt tử cung
  • Thai nhi giảm các chuyển động

Chú ý, với tình trạng đau dạ dày nặng khi mang thai 3 tháng cuối nếu không kiểm soát tốt sẽ tăng nguy cơ gây biến chứng cho cả 2 mẹ con. Cụ thể, mẹ có thể xuất hiện cơn co thắt mạnh dẫn đến tiền sản giật hay sinh non.

Bật mí cách giảm đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nhanh nhất mà an toàn

Nếu đau dạ dày khi mang thai ở mức độ nhẹ, các mẹ không cần dùng đến thuốc. Chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể giúp bệnh lý được cải thiện đáng kể mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.

1. Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm khô cứng, không nên ăn măng, dưa muối… Những thực phẩm này làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên uống đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, trà đặc, café, gia vị cay.

Khi ăn nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày kịp hấp thu và mẹ bầu nên nhai kỹ hơn, nuốt chậm để giảm lượng axit trong dạ dày. Mẹ bầu nên ăn thực phẩm mềm, tốt cho việc tiêu hóa như trứng, hải sản, rau xanh…

2. Thực hiện lối sống lành mạnh

Mẹ bầu hãy xây dựng một lối sống lành mạnh không chỉ tốt cho bản thân mà còn cả thai nhi trong bụng. 

Mẹ không nên thức khuya, tránh căng thẳng và mất ngủ. Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa và trong đó có đau thượng vị, đau dày. 

Mẹ bầu nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng cho thai phụ tốt cho sức khỏe như đi bộ, ngồi thiền…

đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đi bộ rất tốt cho bà bầu

3. Chữa đau dạ dày bằng chườm ấm

Một trong những cách giảm đau bao tử hiệu quả cho mẹ bầu là chườm nước ấm. Nếu mẹ bầu không có sẵn túi chườm thì dùng chai đổ nước ấm vào rồi chườm lên bụng là được.

Áp chai chứa nước ấm lên vùng bụng khoảng 5 phút rồi nghỉ. Sau đó, tiếp tục lăn lại thêm ít lần nữa sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể. Chú ý, nước ấm ở nhiệt độ phù hợp (từ 50 độ) vì nước quá nóng có thể làm gây bỏng da của mẹ bầu đó.

4. Uống nước mật ong

Mật ong mang lại hiệu quả kháng viêm, chống oxy hóa và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, nếu mẹ bầu bị đau bao tử thì nên uống một cốc nước mật ong ấm.

5. Dùng thuốc khi thật sự cần thiết

Trong giai đoạn mang thai, bác sĩ hạn chế tối đa cho mẹ bầu dùng thuốc. Nhưng với những tình huống cấp thiết, mẹ bầu buộc phải uống thuốc.

Đối với đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ mà có những biểu hiện bất thường thì bắt buộc bác sĩ phải kê đơn.

Hy vọng với những thông tin liên quan ở trên, các mẹ biết mình phải làm gì để hạn chế cơn đau và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không nguy hiểm nhưng các mẹ cần phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh