Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, mẹ nên làm gì

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều có nguy hiểm không? Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có phải hiện tượng bình thường?

Những cử động của bé yêu trong bụng luôn là một trong những mối quan tâm của mẹ bầu. Việc bé đạp quá ít hoặc quá nhiều cũng khiến mẹ lo lắng. 

MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.

Em bé biết đạp từ khi nào?

Theo bác sĩ, thai nhi đã biết cử động từ khoảng tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên lúc này bé còn quá nhỏ, những cử động rất nhẹ nhàng nên mẹ không nhận ra được.

Vào tuần thứ 15 – 16, nhiều mẹ đã có thể cảm nhận những cú cựa quậy của bé, hay còn gọi là thai máy. Các cử động này sẽ trở nên rõ nét hơn vào tuần thứ 20.

Hầu hết mẹ bầu đều đã có thể nhận ra những cú đạp nhẹ vào thành bụng, tiếng nấc hay động tác quơ chân tay của bé từ tuần thứ 20 trở đi. 

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Bé biết đạp từ tuần thứ 20 của thai kỳ

Vào những tháng cuối thai kỳ, nhất là trong khoảng từ tuần 30 – 38, em bé sẽ đạp nhiều và mạnh hơn.

Lúc này, mẹ sẽ được theo dõi thay máy trong mỗi lần khám thai định kỳ. Số lần đạp của thai nhi trong giai đoạn này sẽ phản ánh tình hình sức khỏe của bé.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều do đâu

Tần suất em bé đạp trong bụng mẹ không giống nhau ở mỗi bà bầu. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến những cử động của thai nhi như:

1. Vị trí nhau thai

Đôi khi, nhau thai có thể nằm ở phía trước của tử cung như một chiếc gối úp, khiến mẹ ít cảm nhận được những cử động của thai nhi.

Em bé vẫn di chuyển và cử động trong tử cung nhưng nếu là những vận động quá nhẹ, mẹ sẽ không nhận thấy được.

2. Cân nặng của mẹ

Những mẹ bầu hơi mũm mĩm thường khó cảm nhận thai máy hơn vì có lớp mỡ bụng dày cản trở. Thừa cân, béo phì luôn kéo theo nhiều tác hại đối với sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ nên chú ý kiểm soát cân nặng trong thai kỳ nhé.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Cân nặng cũng góp phần làm mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều

3. Tính cách của bé

Một số bé hiếu động thường đạp rất nhiều và mạnh. Trong khi đó, các bé có tính cách điềm tĩnh sẽ có xu hướng đạp ít hơn.

4. Giai đoạn thai kỳ

Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt thai máy từ khoảng tuần thứ 22 đến 34 của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu chứng minh em bé cử động mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian này.

Nguyên do là đây là thời kỳ mà thai nhi phát triển với tốc độ nhanh nhất. Trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, em bé còn nhỏ nên mẹ khó cảm nhận được thai máy. 

Còn ở những tuần đầu của tam cá nguyệt thứ 2, lúc nào thai nhi đã có kích thước gần như hoàn thiện, nên không gian trong bụng mẹ có phần chật chội so với bé.

Vì vậy, nếu mẹ thấy em ít đạp vào tháng cuối cũng không nên quá lo lắng. Chẳng qua là con đã lớn hơn, “ngôi nhà” của mẹ hơi bé, không đủ chỗ cho bé yêu thỏa sức vùng vẫy nên đạp ít lại xíu thôi mà.

5. Khoảng thời gian trong ngày

Tần suất cũng như cường độ đạp của thai nhi cũng có sự khác nhau ở các mốc thời gian trong ngày. Bé thường năng động hơn vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như sau khi mẹ ăn xong hoặc lúc mẹ ngủ.

Nhiều mẹ gặp hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm thì rất lo lắng, không biết sức khỏe bé có vấn đề gì không. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm.

  • Thứ nhất là vào ban đêm, không gian yên tĩnh, mẹ nằm yên nên dễ dàng cảm nhận được mọi cử động của bé. Thực chất là bé đạp cả ngày và đêm nhưng do ban ngày mẹ hoạt động thường xuyên nên ko để ý. 
  • Thứ hai là do giấc ngủ của thai nhi rất ngắn, kể cả giấc ngày hay giấc đêm. Bé chỉ ngủ khoảng 40 phút mỗi giấc, và sau đó sẽ thức dậy để nghịch ngợm. Thỉnh thoảng, một vài cú huých chắc chắn sẽ khiến mẹ giật mình tỉnh giấc. Hãy nhẹ nhàng xoa bụng và thì thầm vài lời yêu thương, dỗ dành, bé yêu sẽ nhanh chóng nhận ra và tiếp tục chìm vào giấc ngủ sâu cùng mẹ.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều có sao không?

Việc mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều hay thai nhi 24 tuần tuổi đạp nhiều là hiện tượng khá phổ biến và đa phần không nguy hiểm. Mẹ có thể tham khảo tần suất thai máy phổ biến dưới đây.

  • Thai nhi bình thường sẽ cử động khoảng 4 lần trong vòng 1 giờ. Mẹ có thể nằm yên lặng, đặt tay lên bụng để có thể đếm được số lần thai máy.
  • Nếu thai nhi có ít hơn 4 cử động trong 1 giờ, mẹ có thể đếm lại sau 1 -2 giờ. Có thể bé đang ngủ hoặc mẹ chưa tập trung nên chưa cảm nhận được.
  • Nếu trong vòng 1 giờ có trên 4 lần thai máy, bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường

1. Thai máy nhiều bất thường

Tuy hiện tượng mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan.

Nếu mẹ chỉ thấy bé đạp nhiều hơn một chút so với trước đây thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu bé đạp nhiều một cách bất thường, số lần thai máy lên đến 10, 15 lần trong vòng 1 giờ thì mẹ cần lưu tâm.

Rất có thể mẹ đang trong tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức, ảnh hưởng đến thai nhi khiến bé phản ứng bằng cách đạp nhiều. 

Trong trường hợp này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần bình tĩnh và kiểm tra lại thai máy trong vòng 1 – 2 giờ sau. Nếu tình hình thai máy vẫn tăng nhanh và dồn dập, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Nghỉ ngơi có thể giúp bà bầu giảm tình trạng bé đạp dồn dập

2. Hiện tượng thai nhi không đạp

Bên cạnh tình trạng mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, nhiều mẹ còn lo lắng về hiện tượng thai nhi không đạp. Nếu không cảm thấy bất cứ cử động nào của thai nhi sau 22 tuần, mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ.

Ngoài ra, em bé đang đạp bình thường, nếu mẹ thấy thai máy yếu hắn đi hoặc không còn cảm nhận thai máy trong suốt một ngày, mẹ cũng nên đi kiểm tra. 

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều khiến mẹ bầu lo lắng cho sức khỏe của bé. Nếu mẹ chỉ thấy bé đạp nhiều hơn ngày thường một chút và không kèm theo bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ không nên quá lo lắng.

Trường hợp thai máy dồn dập, tần suất bất thường kèm theo triệu chứng đau bụng, nôn mửa hay xuất huyết âm đạo, mẹ hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có đáng lo không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không? Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bắt đầu nhận thức rõ rệt về chuyển động của em bé, nhất là những khoảng thời gian yên tĩnh.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là sớm hay muộn? Mẹ có biết bé con biết đạp từ khi nào không? Cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!

Thai nhi đạp là gì?

Thai nhi đạp (thai máy hay cử động thai) là thuật ngữ biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các cử động đó có thể là đạp, tung tay, tung chân, đấm, nấc cục,…

Mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thông qua số lần thai nhi đạp trong 1 giờ, 1 ngày hoặc thậm chí vài ngày.

Số lần thai cử động càng giảm là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe yếu. Thai nhi không cử động hoặc cử động yếu, có thể là do thai yếu hoặc thai chết lưu.

mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều
Khoảnh khắc thai nhi đạp vào tuần thứ 30 của thai kỳ

Cảm nhận đầu tiên của mẹ khi thai nhi đạp là có gì đó nhúc nhích trong bụng. Thai nhi càng lớn mẹ càng cảm nhận điều này rõ ràng hơn.

Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng cản trở cảm nhận của mẹ.

Thai nhi biết đạp từ tháng thứ mấy? 

Sự thật là không phải đến tháng thứ 6 bé mới biết cử động đâu nhé! Thai máy được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu tiên (tuần 7 đến tuần 16)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 7 – 8 thai kỳ, thai nhi đã biết cử động. Nhưng do con còn quá bé, chưa thể cử động mạnh mẽ.

Hơn nữa, tử cung cũng chưa chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng nên mẹ không thể cảm nhận được những cử động nhỏ xíu này.

2. Giai đoạn bé đạp rõ ràng (tuần 16 đến tuần 22)

Đây là giai đoạn mẹ có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng. Những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ chuyển thành những cử động đều và mạnh mẽ hơn.

Có một lưu ý nhỏ là khi ngủ thai nhi sẽ không cử động từ 20 phút đến 2 giờ. Muốn theo dõi thai nhi đạp, mẹ nên theo dõi vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc tối thiểu 1 lần trong ngày.

Muốn biết cách đếm cử động thai, mẹ xem phía bên dưới nhé!

3. Giai đoạn bé đạp mạnh mẽ (tuần 28 đến tuần 38)

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều nằm trong giai đoạn bé đạp mạnh mẽ này. Từ tuần 22 trở đi, con bắt đầu xoay trở mình, cử động tay chân hay toàn thân đều mạnh hơn rất nhiều. Bạn có thể cảm nhận ngay tức khắc khi con đạp, con quẫy,…

Tuy nhiên, mẹ đừng nhầm lẫn thai máy với các cơn gò tử cung nhé. Gò tử cung làm nguyên vùng bụng cứng lên, có khi còn gây đau. Trong khi thai nhi đạp chỉ nhô ở một vùng bụng.

Từ tuần 28 đến tuần 38 là giai đoạn bé đạp mạnh mẽ nhất

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ.

Tuy nhiên, thai nhi đạp nhiều không có gì nguy hiểm. Điều đó cho thấy sức khỏe của con đang bình thường, thậm chí phát triển rất tốt.

Mẹ không nên so sánh kiểu cử động của bé nhà mình với các bạn khác. Điều này dễ tạo tâm lý hoang mang lo lắng trực tiếp cho mẹ, không tốt cho thai nhi.

Hơn nữa, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều cũng không có mối liên hệ nào với tình trạng tăng động ở trẻ em sau này. Thay vào đó, mẹ hãy theo dõi nhiều hơn đến cử động của con để có thể giao tiếp và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bạn đừng lo lắng nhé, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là dấu hiệu tốt đấy. Càng về sau, con sẽ đạp nhiều hơn, mạnh hơn với tần suất thường xuyên hơn.

Mẹ có thể nhìn thấy bé đạp khi siêu âm

Thời điểm mẹ dễ nhận biết thai nhi đạp nhất

Nhiều mẹ hỏi, thế thì nhận biết bé đạp vào lúc nào? MarryBaby giải đáp ngay đây. Vào một số thời điểm sau, bạn sẽ cảm nhận những “cú đạp” rõ ràng nhất:

  • Khi mới ăn xong: Lúc mẹ ăn nó, năng lượng của mẹ sẽ tăng lên và chuyển hóa một phần cho các hoạt động của thai nhi, trong đó có cử động tay, chân hay toàn thân.
  • Khi nghỉ ngơi: Vào những lúc mẹ đang thư giãn đầu óc, cơ thể được nghỉ ngơi là lúc mẹ dễ nhận ra bé con đang cử động. Đôi khi là đạp vào bên trái, đôi khi vào bên phải, tùy vào sở thích của bé.
  • Khi hồi hộp: Thật khó tin, khi mẹ đang hồi hộp hoạt chất Adrenalin được tiết ra và có tác dụng đối với các hoạt động của thai nhi. Chính vì thế, con đạp vào lúc này là chuyện bình thường.

Ngoài chuyện ăn, thức và ngủ, một ngày trong bụng của bé cũng bận rộn lắm đấy.

Ngoài những phút giây con “tập thể dục” để rèn luyện sức khỏe, bé còn biết hóng chuyện và để ý đến những thứ xung quanh. Đó là lí do vì sao khi bố mẹ nói chuyện với bé, bé cũng “đạp mấy phát liền”.

Tần số hoạt động của thai nhi cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Khi con quá lớn (gần ngày dự sinh) có thể sẽ ít đạp hơn vì không còn nhiều không gian để vẫy vùng.

Tuy nhiên, nếu việc đếm cử động vẫn cho ra kết quả bình thường thì bạn không cần lo lắng.

Cách đếm cử động thai nhi dễ nhất cho mẹ

Cách đếm cử động thai nhi “chuẩn không cần chỉnh” cho các mẹ đây. Thực hiện nay để biết mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều hay ít nhé.

  • Bước 1: Bắt đầu bằng một tư thế thoải mái, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng bên trái như thường ngày.
  • Bước 2: Ghi lại thời gian bắt đầu, đánh dấu “X” cho mỗi lần bé đạp, xoay mình.
  • Bước 3: Sau 10 chuyển động, ghi lại thời gian kết thúc.

Nếu bạn cảm thấy có ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng, điều đó chứng tỏ bé con đang khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, bé có 10 cử động trong thời gian ngắn hơn 2 tiếng.

Những lưu ý khi đếm cử động thai:

  • Nên đếm cử động thai sau khi ăn no.
  • Đếm từ 2 – 3 lần trong ngày, đếm trong vòng nhiều ngày để theo dõi sức khỏe thai nhi một cách chính xác.
  • Thai phụ cần đi tiểu trước khi đếm để bàng quang trống, không bị mắc tiểu trong thời gian đếm cử động thai.
  • Nếu thai nhi không đạt 10 cử động trong vòng 2 – 3 tiếng, hãy đợi vài giờ và thử lại.
  • Nếu vẫn không đạt 10 cử động nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để theo dõi sức khỏe của bé.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều thể hiện sức khỏe của bé đang khỏe mạnh, mẹ đừng lo lắng quá. Hãy theo dõi những cử động của con dù là nhỏ nhất để phòng ngừa trường hợp thai chết lưu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!