Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có đáng lo không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không? Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bắt đầu nhận thức rõ rệt về chuyển động của em bé, nhất là những khoảng thời gian yên tĩnh.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là sớm hay muộn? Mẹ có biết bé con biết đạp từ khi nào không? Cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!

Thai nhi đạp là gì?

Thai nhi đạp (thai máy hay cử động thai) là thuật ngữ biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các cử động đó có thể là đạp, tung tay, tung chân, đấm, nấc cục,…

Mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thông qua số lần thai nhi đạp trong 1 giờ, 1 ngày hoặc thậm chí vài ngày.

Số lần thai cử động càng giảm là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe yếu. Thai nhi không cử động hoặc cử động yếu, có thể là do thai yếu hoặc thai chết lưu.

mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều
Khoảnh khắc thai nhi đạp vào tuần thứ 30 của thai kỳ

Cảm nhận đầu tiên của mẹ khi thai nhi đạp là có gì đó nhúc nhích trong bụng. Thai nhi càng lớn mẹ càng cảm nhận điều này rõ ràng hơn.

Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng cản trở cảm nhận của mẹ.

Thai nhi biết đạp từ tháng thứ mấy? 

Sự thật là không phải đến tháng thứ 6 bé mới biết cử động đâu nhé! Thai máy được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu tiên (tuần 7 đến tuần 16)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 7 – 8 thai kỳ, thai nhi đã biết cử động. Nhưng do con còn quá bé, chưa thể cử động mạnh mẽ.

Hơn nữa, tử cung cũng chưa chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng nên mẹ không thể cảm nhận được những cử động nhỏ xíu này.

2. Giai đoạn bé đạp rõ ràng (tuần 16 đến tuần 22)

Đây là giai đoạn mẹ có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng. Những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ chuyển thành những cử động đều và mạnh mẽ hơn.

Có một lưu ý nhỏ là khi ngủ thai nhi sẽ không cử động từ 20 phút đến 2 giờ. Muốn theo dõi thai nhi đạp, mẹ nên theo dõi vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc tối thiểu 1 lần trong ngày.

Muốn biết cách đếm cử động thai, mẹ xem phía bên dưới nhé!

3. Giai đoạn bé đạp mạnh mẽ (tuần 28 đến tuần 38)

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều nằm trong giai đoạn bé đạp mạnh mẽ này. Từ tuần 22 trở đi, con bắt đầu xoay trở mình, cử động tay chân hay toàn thân đều mạnh hơn rất nhiều. Bạn có thể cảm nhận ngay tức khắc khi con đạp, con quẫy,…

Tuy nhiên, mẹ đừng nhầm lẫn thai máy với các cơn gò tử cung nhé. Gò tử cung làm nguyên vùng bụng cứng lên, có khi còn gây đau. Trong khi thai nhi đạp chỉ nhô ở một vùng bụng.

Từ tuần 28 đến tuần 38 là giai đoạn bé đạp mạnh mẽ nhất

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ.

Tuy nhiên, thai nhi đạp nhiều không có gì nguy hiểm. Điều đó cho thấy sức khỏe của con đang bình thường, thậm chí phát triển rất tốt.

Mẹ không nên so sánh kiểu cử động của bé nhà mình với các bạn khác. Điều này dễ tạo tâm lý hoang mang lo lắng trực tiếp cho mẹ, không tốt cho thai nhi.

Hơn nữa, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều cũng không có mối liên hệ nào với tình trạng tăng động ở trẻ em sau này. Thay vào đó, mẹ hãy theo dõi nhiều hơn đến cử động của con để có thể giao tiếp và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bạn đừng lo lắng nhé, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là dấu hiệu tốt đấy. Càng về sau, con sẽ đạp nhiều hơn, mạnh hơn với tần suất thường xuyên hơn.

Mẹ có thể nhìn thấy bé đạp khi siêu âm

Thời điểm mẹ dễ nhận biết thai nhi đạp nhất

Nhiều mẹ hỏi, thế thì nhận biết bé đạp vào lúc nào? MarryBaby giải đáp ngay đây. Vào một số thời điểm sau, bạn sẽ cảm nhận những “cú đạp” rõ ràng nhất:

  • Khi mới ăn xong: Lúc mẹ ăn nó, năng lượng của mẹ sẽ tăng lên và chuyển hóa một phần cho các hoạt động của thai nhi, trong đó có cử động tay, chân hay toàn thân.
  • Khi nghỉ ngơi: Vào những lúc mẹ đang thư giãn đầu óc, cơ thể được nghỉ ngơi là lúc mẹ dễ nhận ra bé con đang cử động. Đôi khi là đạp vào bên trái, đôi khi vào bên phải, tùy vào sở thích của bé.
  • Khi hồi hộp: Thật khó tin, khi mẹ đang hồi hộp hoạt chất Adrenalin được tiết ra và có tác dụng đối với các hoạt động của thai nhi. Chính vì thế, con đạp vào lúc này là chuyện bình thường.

Ngoài chuyện ăn, thức và ngủ, một ngày trong bụng của bé cũng bận rộn lắm đấy.

Ngoài những phút giây con “tập thể dục” để rèn luyện sức khỏe, bé còn biết hóng chuyện và để ý đến những thứ xung quanh. Đó là lí do vì sao khi bố mẹ nói chuyện với bé, bé cũng “đạp mấy phát liền”.

Tần số hoạt động của thai nhi cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Khi con quá lớn (gần ngày dự sinh) có thể sẽ ít đạp hơn vì không còn nhiều không gian để vẫy vùng.

Tuy nhiên, nếu việc đếm cử động vẫn cho ra kết quả bình thường thì bạn không cần lo lắng.

Cách đếm cử động thai nhi dễ nhất cho mẹ

Cách đếm cử động thai nhi “chuẩn không cần chỉnh” cho các mẹ đây. Thực hiện nay để biết mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều hay ít nhé.

  • Bước 1: Bắt đầu bằng một tư thế thoải mái, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng bên trái như thường ngày.
  • Bước 2: Ghi lại thời gian bắt đầu, đánh dấu “X” cho mỗi lần bé đạp, xoay mình.
  • Bước 3: Sau 10 chuyển động, ghi lại thời gian kết thúc.

Nếu bạn cảm thấy có ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng, điều đó chứng tỏ bé con đang khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, bé có 10 cử động trong thời gian ngắn hơn 2 tiếng.

Những lưu ý khi đếm cử động thai:

  • Nên đếm cử động thai sau khi ăn no.
  • Đếm từ 2 – 3 lần trong ngày, đếm trong vòng nhiều ngày để theo dõi sức khỏe thai nhi một cách chính xác.
  • Thai phụ cần đi tiểu trước khi đếm để bàng quang trống, không bị mắc tiểu trong thời gian đếm cử động thai.
  • Nếu thai nhi không đạt 10 cử động trong vòng 2 – 3 tiếng, hãy đợi vài giờ và thử lại.
  • Nếu vẫn không đạt 10 cử động nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để theo dõi sức khỏe của bé.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều thể hiện sức khỏe của bé đang khỏe mạnh, mẹ đừng lo lắng quá. Hãy theo dõi những cử động của con dù là nhỏ nhất để phòng ngừa trường hợp thai chết lưu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 tốt không? Nhiều mẹ bầu sẽ vui khi biết câu trả lời

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không? Không ít cặp vợ chồng cho rằng nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều người còn lo sợ sẽ dễ bị sảy thai nếu làm chuyện ấy quá nhiều trong thai kỳ. Thực hư về quan niệm này như thế nào? Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Lợi ích của quan hệ tình dục trong thai kỳ

Chuyện “yêu” trong thời gian thai kỳ sẽ mang lại cho mẹ bầu một số tác dụng sau

  • Giảm huyết áp: Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Quan hệ tình dục đều đặn có thể giúp mẹ điều chỉnh và duy trì mức huyết áp ổn định trong thai kỳ.
  • Xoa dịu cơn đau: Mang thai khiến mẹ thỉnh thoảng mệt mỏi, đau nhức chỗ này chỗ kia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chuyện ấy giúp cơ thể sản xuất oxytocin, một loại hormone giúp phụ nữ giảm đau tự nhiên. Hormone này cùng giúp cặp đôi thêm hưng phấn và gắn kết tình cảm hơn.
  • Cải thiện giấc ngủ: Bên cạnh hormone oxytocin, quan hệ tình dục còn giúp sản sinh ra hormone endorphin, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất. Khi đạt được thỏa mãn từ chuyện ấy, mẹ bầu sẽ cảm thấy thư giãn, vui vẻ và có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Globulin và IgA là hai chất kháng thể, hỗ trợ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Nồng độ của hai chất này tăng lên đáng kể ở những người có quan hệ tình dục đều đặn.
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6
Quan hệ khi mang thai mang lại nhiều lợi ích mà mẹ chưa biết

Tình dục và ham muốn tình dục trong tam cá nguyệt thứ 2

Nhiều mẹ nhận thấy ham muốn tình dục tăng cao khi bước vào những tháng giữa thai kỳ nên thắc mắc quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không. Hiện tượng này khá phổ biến và mẹ không có gì phải lo lắng.

Nguyên nhân chính là do mẹ đã qua thời kỳ ốm nghén, các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, căng tức ngực đã dịu đi.

Lúc này, mẹ đã có thể ăn uống ngon miệng hơn, thai nhi đi vào giai đoạn phát triển ổn định và sức khỏe mẹ đang dần tốt hơn rất nhiều. Mẹ bắt đầu quay lại với những sinh hoạt thường nhật như trước đây, bao gồm cả lịch sinh hoạt tình dục.

Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ nên lượng máu lưu thông trong cơ thể ngày càng nhiều hơn để cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé.

Lượng máu đến “cô bé” cũng tăng hơn so với trước, dẫn đến việc mẹ có ham muốn và dễ đạt cực khoái hơn khi quan hệ.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không?

Nguyên tắc vàng cho quan hệ tình dục khi mang thai là nếu quá trình mang thai suôn sẻ, sức khỏe mẹ và em bé hoàn toàn bình thường thì chuyện ấy luôn được khuyến khích.

Mẹ băn khoăn mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không vì sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé? Sự thật là bé yêu đã được bảo vệ trong túi ối và tử cung khá an toàn.

Việc mẹ quan hệ sẽ không tác động gì đến thai nhi nếu mẹ có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh.

Vì vậy, nếu mẹ không có vấn đề gì về sức khỏe, thai nhi trên đà tăng trưởng tốt thì mẹ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục khi mang thai được 6 tháng. 

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không
Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? Cây trả lời là được mẹ nhé!

Những trường hợp nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không? Câu trả lời là được, nếu mẹ không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Bác sĩ chẩn đoán mẹ gặp tình trạng nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo.
  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.
  • Mẹ có triệu chứng của tiền sản giật như phù, cao huyết áp. 

Với những trường hợp trên, mẹ nên hạn chế việc quan hệ tình dục, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

Một số câu hỏi về quan hệ khi mang thai tháng thứ 6?

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai không?

Quan hệ tình dục khi mang thai sẽ không gây sảy thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra do thai nhi không phát triển bình thường.

Tần suất quan hệ tình dục khi mang thai như thế nào là hợp lý

Tần suất của chuyện ấy phụ thuộc vào nhu cầu sinh lý cũng tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, ở giai đoạn giữa thai kỳ, các cặp đôi thường quan hệ tình dục với tần suất 1 -2 lần/ tuần.

Những tư thế quan hệ tình dục tốt nhất khi mang thai là gì?

Miễn là các cặp đôi cảm thấy thoải mái, hầu hết các tư thế quan hệ tình dục đều ổn khi mang thai. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng an toàn khi mang thai.

Mẹ chỉ lưu ý không nên thực hiện các động tác quá mạnh bạo, gây khó chịu hay đau đớn cho phần bụng.

Có cần thiết dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai?

Công dụng của bao cao su không chỉ là hạn chế mang thai ngoài ý muốn mà còn ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi mang thai có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.

Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy nghi ngại về vấn đề này, hãy cân nhắc đến việc dùng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không
Nên dùng bao cao su khi quan hệ trong thai kỳ

Quan hệ tình dục khi mang thai có thật sự thoải mái?

Quan hệ tình dục diễn ra trong thời gian mang thai chắc chắn sẽ có sự khác biệt rất lớn. Sự thay đổi nội tiết tố, tâm sinh lý bà bầu, sự nhạy cảm của cơ thể, thay đổi ngoại hình đều là những yếu tố tác động đến cảm nhận của phụ nữ khi làm chuyện ấy trong thai kỳ.

Có nhiều mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng “lên đỉnh” hơn trước những cũng có không ít trường hợp không đạt được khoái cảm khi quan hệ trong thời gian mang thai.

Điều này phụ thuộc vào cơ địa, tâm lý, tình trạng sức khỏe và kể cả cách “yêu” ở mỗi cặp đôi. Chị em hãy cởi mở trao đổi với chồng để có thể tìm ra những cách tốt nhất giúp cho cuộc yêu thăng hoa nhé.

Quan hệ khi mang thai tháng thứ được không? Nếu sức khỏe thai kỳ bình thường thì việc quan hệ tình dục trong thời gian mang thai sẽ không có tác động xấu nào đến mẹ và em bé. Mẹ có thể yên tâm tận hưởng những giây phút tuyệt vời mà chuyện ấy mang lại.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 là dấu hiệu nguy hiểm chăng?

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không? Hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa sản dưới đây. Từ đó, các mẹ biết mình phải làm gì tiếp theo để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do đâu?

Chị em đang mang thai tháng thứ 6 hay bước sang tam cá nguyệt thứ 3 và nhận thấy rằng đôi khi bụng bầu của bạn rất cứng, căng tức. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy sự khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 khiến mẹ bầu lo lắng?

1. Tử cung quá lớn nên mẹ bị căng tức bụng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu chưa cảm nhận rõ rệt. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần lên nên diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng cùng phải rộng ra rồi gây áp lực lên tử cung. Tử cung lại tạo một áp lực lên thành bụng nên mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ tình trạng bụng cứng, căng tức.

2. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do khung xương thai nhi phát triển

Khung xương của thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.

Do đó, mỗi lần em bé cử động hay quẫy đạp là mẹ sẽ cảm nhận những cơn gò cứng bụng. Các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu chứng tỏ con đang lớn dần cứng cáp hơn.

bầu 6 tháng bụng căng cứng
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?

3. Bụng căng tức do mẹ bầu bị táo bón

Khoảng thời gian thai kỳ phần lớn các mẹ bầu đều có nguy cơ mắc táo bón thai kỳ rất cao. Và đây cùng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6.

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước… để hạn chế mắc phải bệnh táo bón.

4. Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 do cân nặng của mẹ bầu

Mức cân nặng của mẹ bầu cũng chính là nguyên nhân khiến bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6. Với những mẹ bầu người mỏng, gầy, bụng ít mỡ sẽ có cảm giác bụng căng tức sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng lớn. Một số mẹ bầu chỉ cảm nhận được sự căng cứng muộn hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ khi cân nặng tăng nhiều.

5. Bụng căng tức do cơn gò Braxton-Hicks

Cơn co thắt Braxton-Hicks, còn được gọi là “cơn co thắt thực hành” hoặc “cơn co thắt giả”. Chúng có thể khiến mẹ nhầm tưởng mình sắp chuyển dạ. Cơn gò Braxton-Hicks không gây đau đớn như cơn co thắt chuyển dạ nhưng có thể giúp tử cung tập luyện cho quá trình chuyển dạ thật.

Cơn co thắt Braxton-Hicks giống như một cơn đau vết khâu ở hai bên bụng do các dây chằng gắn với tử cung bị kéo căng ra. Chúng thường chỉ kéo dài 20-30 giây và có thể xảy ra suốt cả ngày mà không thường xuyên. Cơn gò giả Braxton-Hicks có thể gây khó chịu khiến mẹ bầu khó di chuyển hoặc cúi gập người. Tình trạng này có thể biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi, nhưng có thể đến và kéo dài trong suốt thai kỳ.

Thai nhi máy như thế nào là bình thường trong tháng thứ thứ 6 thai kỳ?

Bên cạnh vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ nên biết thai nhi máy như thế nào là bình thường. Mẹ bầu nên theo dõi số lần đạp của thai nhi trong khoảng tháng thứ  6 của thai kỳ. Mỗi ngày, mẹ hãy ghi lại khoảng thời gian bé thực hiện 10 cú đạp, khua chân, lộn nhào hoặc lăn lộn. 

Các mẹ sẽ cảm thấy ít nhất 10 chuyển động trong vòng hai giờ. Nhưng cũng có thể sẽ cảm thấy rằng nhiều chuyển động trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Thay vào đó, hãy tính thời gian bé thực hiện ba chuyển động trong bao lâu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy ít nhất ba chuyển động trong nửa giờ.

Mẹ có thể bắt đầu nhận ra các kiểu và khoảng thời gian chung mà thai nhi thường có để thực hiện một số cử động nhất định. Nếu mẹ cảm thấy có sự bất thường khi con đạp so với những ngày trước đó thì nên đi khám bác sĩ ngay. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 6 

căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có phải là dấu hiệu bất thường?

Ngoài vấn đề bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; trong tháng thứ 6 thai kỳ sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt cho cả 2 mẹ con. Nhưng nếu mẹ bầu gặp phải một số dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ sinh non rất cao.

  • Mỗi giờ xuất hiện các cơn gò tử cung với tần suất lớn hơn 5 lần. 
  • Máu đỏ tươi từ âm đạo rỉ ra. 
  • Mặt sưng hay tay bị phù. 
  • Mẹ bầu cảm thấy đau rát mỗi khi đi tiểu. 
  • Cảm thấy đau nhói hay những cơn đau kéo dài ở vùng dạ dày. 
  • Mẹ bầu bị nôn mửa cấp tính hay liên tục.
  • Chất lỏng trong suốt từ âm đạo đột ngột tuôn ra. 
  • Mẹ thấy đau lưng âm ỉ. 
  • Vùng chậu cảm thấy áp dữ dội.

Khi gặp những dấu hiệu trên, mẹ bầu cùng người thân hết sức bình tĩnh và cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện những xét nghiệm nào?

Khi đã biết bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6; mẹ cũng cần thực hiện một số xét nghiệm khi vào giai đoạn này. Trước hết, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ như những lần khám thai trước về các chỉ số như cân nặng; nước tiểu; huyết áp; nhịp tim thai nhi; kích thước và hình dạng của tử cung; chiều cao của đỉnh tử cung; vị trí của thai nhi…

Bác sĩ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi 6 tháng tuổi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kiểm tra lượng đường từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ thì họ yêu cầu xét nghiệm sớm nhất ở tuần 13.

Trong xét nghiệm sàng lọc, mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống một chất lỏng đặc biệt có hàm lượng đường cao. Sau một giờ, bác sĩ lấy 1 ít máu của mẹ để tiếp tục xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính với bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm sàng lọc lần thứ hai.

[inline_article id=2435]

Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 6 có thể do một trong những nguyên nhân ở trên. Nhưng không vì thế mà chủ quan, mẹ bầu vẫn phải theo dõi sát sao và khi có những bất thường cần đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh! 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có được uống thuốc không?

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 là hiện tượng rất phổ biến ở các chị em bầu bí. Nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch suy giảm cũng như phổi bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu mang thai tháng thứ 6 phải làm sao khi bị ho?

Vì sao phụ nữ dễ bị ho khi mang thai tháng thứ 6?

Có một số nguyên nhân khiến mẹ bị ho khi mang thai tháng 6. Những lý do chính có thể kể đến:

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Bà bầu thường dễ bị dị ứng với mọi tác nhân bên ngoài môi trường do sự suy yếu của hệ miễn dịch khi mang thai. Vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng và gây khó thở hoặc ho khan.
  • Thai nhi chèn lên phổi: Thai nhi ở tháng thứ 6 đã phát triển lớn hơn và chèn lên phổi người mẹ, khiến việc thở của người mẹ trở nên khó khăn, nhất là khi ngủ.
  • Bệnh hen suyễn: Nếu mẹ được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, việc thường xuyên bị ho khi mang thai là điều không thể tránh khỏi.
  • Co thắt phế quản: Các tiểu phế quản hoạt động quá mức có thể dẫn đến ho khan. Một số nguyên nhân gây ra co thắt phế quản là do lông của vật nuôi, thời tiết lạnh, khói hóa chất và hút thuốc.
  • Ợ chua: Trào ngược axit hoặc ợ chua rất phổ biến khi mang thai. Điều này cũng có thể góp phần gây ra ho.
Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Mẹ bầu có tiền sử hen suyễn sẽ dễ bị ho khi mang thai

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng đến em bé không?

Do sự thay đổi của hệ miễn dịch nên bà bầu rất dễ bị ho khi mang thai tháng thứ 6. Ho quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Hơn nữa, những cơn ho mạnh có thể tạo ra các cơn co thắt tác động đến tử cung, góp phần làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Vì vậy, việc giữ gìn sức khỏe để tránh bị ho khi mang thai và điều trị dứt điểm khi mắc bệnh vẫn là việc làm vô cùng cần thiết. 

Mẹo giúp bà bầu giảm ho, giảm đau họng khi mang thai

Dưới đây là những mẹo trị ho cho bà bầu tại nhà:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Hãy chợp mắt, ngủ một giấc hoặc đơn giản là ngồi xuống để thư giãn mỗi khi ho nhiều. Nghỉ ngơi hợp lý là cách tuyệt vời để cơ thể bạn đánh bại nhiễm trùng và bệnh tật 
  • Uống nhiều nước: Uống nước lọc, nước trái cây hoặc nước canh để bổ sung chất lỏng cần thiết trở lại cho cơ thể.
  • Ăn tỏi sống, uống hỗn hợp nước lá húng quế hoặc nước ép hành tây pha mật ong là những bài thuốc dân gian trị ho rất tốt
  • Nước cam/nước chanh ấm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm ho
  • Tắm nước ấm
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ
  • Ngậm đá lạnh, uống trà ấm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm đau họng rất tốt
  • Xoa dầu vào ngực có thể làm thông mũi và giúp giảm đau họng nhanh chóng.
Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau họng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Với trường hợp nhẹ, mẹ bầu có thể thực hiện các mẹo trên để tự giảm ho tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp nặng như dưới đây, mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Các triệu chứng ho không cải thiện sau ba ngày hoặc kéo dài liên tục hơn 7 ngày
  • Ho kèm chất tiết màu xanh / vàng
  • Đau ngực, khó thở, thở khò khè
  • Mệt mỏi, sốt từ 38 độ C trở lên
  • Ho gà: Cơn ho dữ dội, ho thành từng cơn, có tiếng rít nghe như tiếng gà xuất hiện cuối mỗi cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có uống thuốc được không?

Hầu hết các loại thuốc hay kẹo ngậm giảm ho đều an toàn trong thai kỳ như Acetaminophen, Benylin, Halls, Codeine, Dextromethorphan,

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai.

Làm thế nào để ngăn ngừa bị ho hoặc cảm lạnh khi mang thai?

1. Ăn uống đầy đủ

Để tránh bị cảm lạnh hoặc ho, bước quan trọng nhất cần làm là đảm bảo rằng mẹ đang ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ngay cả khi mẹ không thể ăn những bữa lớn hơn, hãy thử chia bữa ăn nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày.

Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường miễn dịch và giảm ho khan. Một cách chữa bệnh tốt khác là giữ đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày và bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, bưởi,…

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Bà bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để ngăn ngừa bị ho khi mang thai tháng thứ 6

2. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục khi mang thai với chế độ vừa phải sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế tình trạng bị ho khi mang thai tháng thứ 6.

3. Rửa tay thường xuyên

Nếu bạn biết mình đang ở xung quanh một người nào đó đang bị cảm lạnh, hãy tránh chạm vào tay họ hoặc ăn sau họ. Cố gắng rửa tay thường xuyên hơn khi bạn ở gần những người bị cảm hoặc ho nhé.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 có thể kéo dài hơn do hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường kèm hơn so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân ngay từ đầu để ngăn ngừa bệnh.