Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Massage cho bé ngủ ngon và kết nối tình mẹ con

Vậy massage cho bé nên được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết từng bước massage đúng cách, giúp bé ngủ ngon hơn và phát triển khỏe mạnh nhé.

Massage cho bé có lợi ích gì?

Từ khi mới chào đời, bé yêu luôn thích được bế ẵm, ôm ấp và vuốt ve. Những cử chỉ yêu thương này không chỉ thể hiện tình cảm của ba mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của bé.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), tiếp xúc da kề da giữa ba mẹ và bé không chỉ hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp trẻ hình thành cảm xúc tích cực. Việc massage đều đặn mỗi ngày còn mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm căng thẳng và thư giãn cho bé: Massage giúp kích thích giải phóng oxytocin – hormone mang lại cảm giác thoải mái, đồng thời giảm cortisol – hormone gây căng thẳng, giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón: Massage vùng bụng kích thích nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm đầy bụng, táo bón,và khó tiêu
  • Gắn kết tình cảm gia đình: Thông qua massage, bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương từ ba mẹ, đồng thời tạo dựng mối liên kết sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình.
  • Kích thích hệ thần kinh: Massage kích thích hệ thần kinh, hỗ trợ bé phát triển kỹ năng vận động và tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh.
  • Cải thiện giấc ngủ: Massage trước giờ ngủ giúp bé thư giãn, kích thích sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

[recommendation title=””]

Massage giúp kích thích dây thần kinh phế vị, làm tăng kích thích nhu động ruột. Điều này có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Từ đó khiến bé muốn bú nhiều hơn và lợi ích thứ cấp là giúp bé phát triển và tăng cân đều đặn.

[/recommendation]

Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.
Massage chính là cơ hội để ba mẹ gắn kết và tạo dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với bé.

Khi nào nên massage cho bé?

Khuyến cáo từ Hiệp hội Massage Trẻ sơ sinh Quốc tế (IAIM) cho biết mẹ nên thực hiện vuốt ve da nhẹ nhàng với bé ngay từ khi bé vừa chào đời. Nhiều người còn hay gọi là chăm sóc da kề da hoặc phương pháp Kangaroo. Mẹ có thể bắt đầu vuốt ve nhẹ nhàng từ chân, lưng rồi dần chuyển sang các vùng khác của cơ thể bé.

Khi bé đã quen với việc vuốt ve, mẹ có thể thực hiện massage cho bé vài tuần sau đó. Tuy nhiên, mẹ phải đảm bảo bé ở trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo và thoải mái trước khi tiến hành massage. Tuyệt đối không thực hiện bất kỳ kỹ thuật massage nào khiến bé cảm thấy khó chịu.

Tần suất thực hiện massage cho bé hợp lý

Để giúp bé phát triển tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên thực hiện massage ít nhất một lần mỗi ngày. Thực hiện massage cho bé vào buổi sáng khi bắt đầu ngày mới hoặc vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu của bé để xác định thời điểm massage phù hợp. Tuyệt đối không massage ngay trước hoặc sau bữa ăn, vì dễ gây khó chịu cho bé dẫn đến nôn mửa.

Massage giúp bé ngủ ngon hơn
Massage cho bé giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Các bước thực hiện massage cho bé

Chuẩn bị vật dụng

  • Tinh dầu dừa massage hoặc dầu tự nhiên dịu nhẹ.
  • Phòng kín, nhiệt độ phòng khoảng 27–28°C.
  • Chèn khăn xô to ở dưới để bé nằm thoải mái.

Bước 1: Vuốt ve bé nhẹ nhàng

  • Trước khi bắt đầu, bạn đặt tay lên vùng cơ thể sắp massage và nói chuyện với bé để kết nối và ra hiệu cho bé là đã sắp đến giờ massage.
  • Sau đó, xoa hai tay đã thoa dầu vào nhau và bắt đầu tiến hành massage nhẹ nhàng.
  • Ban đầu, bé có thể chưa quen và tỏ ra không thoải mái khi được massage, nên đó là lý do cần có bước vuốt ve nhẹ nhàng để bé làm quen với việc này.

Bước 2: Massage chân và bàn chân (mỗi bên một lần)

  • Xoa vài giọt dầu lên lòng bàn tay rồi bắt đầu massage bàn chân bé. Nhẹ nhàng miết từ gót chân đến các ngón chân rồi tạo thành hình chữ C bằng ngón tay cái.
  • Sau đó, nâng một chân của bé và nhẹ nhàng vuốt dọc từ mắt cá chân lên đùi.
  • Kết thúc massage chân bằng cách nhẹ nhàng nắm đùi bằng cả hai tay rồi vuốt chậm từ đùi trở xuống.
Massage chân giúp kích thích các dây thần kinh dưới chân của bé hiệu quả.

[key-takeaways title=””]

Tránh kéo ngón chân như massage cho người lớn. Thay vào đó, massage nhẹ nhàng từ gót đến đầu ngón chân để kích thích các đầu dây thần kinh dưới chân bé.

[/key-takeaways]

Bước 3: Massage bụng

  • Bạn hãy bắt đầu từ phần dưới ngực vuốt dần xuống dưới xương sườn.
  • Sau đó, nhẹ nhàng di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn.
  • Đối với những bé mới rụng rốn, bạn nên tránh chạm vào rốn để không làm đau bé. 

Lưu ý không dùng lực quá mạnh lên bụng vì đây là phần khá nhạy cảm.

Bước 4: Massage ngực và vai

  • Di chuyển tay từ ngực lên vai bé, thực hiện các chuyển động gõ nhẹ từ vai về giữa ngực.
  • Sau đó, nhẹ nhàng miết tay từ giữa ngực về hai bên phía cánh tay.
  • Thực hiện các cử động nhẹ nhàng từ phía dưới xương ức, xương ngực, qua ngực, tạo thành hình trái tim.

Bước 5: Massage tay và bàn tay

  • Cầm bàn tay bé, rồi miết ngón cái của bạn theo các chuyển động tròn nhỏ trong lòng bàn tay. Nhẹ nhàng massage các ngón tay từ gốc đến đầu ngón.
  • Lật tay bé lại, massage mặt sau bàn tay bằng các chuyển động thẳng. Xoa nhẹ nhàng cổ tay theo hình tròn rồi tiến dần lên phần cánh tay.
  • Massage toàn bộ cánh tay như thể đang vắt khăn chậm chậm.

Bước 6: Massage đầu và mặt

  • Đặt các ngón tay duỗi thẳng lên trán bé (lưu ý không che mắt hoặc mũi) rồi nhẹ nhàng vuốt từ trán xuống hai bên mặt vài lần.
  • Dùng ngón cái vuốt nhẹ lông mày của bé, sau đó vuốt nhẹ từ hai bên mũi lên sống mũi, gò má, và dùng đầu ngón tay xoay tròn quanh hàm.
  • Cuối cùng, vuốt qua sau tai rồi xuống dưới cằm bé. Lặp lại các động tác.

Bước 7: Massage lưng

  • Bạn đặt bé nằm sấp xuống nhẹ nhàng sau đó đặt tay lên lưng bé ở vị trí gần cổ. Uốn tay theo cơ thể bé và massage nhẹ nhàng qua lại, xuống hai bên cột sống
  • Tiếp tục massage xuống mông và trở lại. Xoay tròn bằng đầu ngón tay trên lưng bé, nhưng nhớ là tránh vị trí cột sống.
  • Cuối cùng, dùng đầu ngón tay “chải” nhẹ nhàng từ vai xuống lưng dưới.
Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.
Massage là cơ hội để ba mẹ tạo dựng mối liên kết sâu sắc hơn với bé.

Những lưu ý khi massage cho bé

Những lưu ý ba mẹ cần biết khi massage cho bé để tránh gây nguy hiểm:

  • Massage nhẹ nhàng, chậm rãi và đúng kỹ thuật. Sử dụng phần thịt ở ngón tay để massage cho bé thay vì dùng toàn bộ bàn tay. Lực tác động quá mạnh sẽ không phù hợp với làn da mỏng manh của bé.
  • Vệ sinh tay thật sạch sẽ. Trước khi bắt đầu, bạn cần rửa sạch tay để tránh lây vi khuẩn cho bé. Đồng thời, tháo hết trang sức để tránh làm trầy xước làn da nhạy cảm của trẻ.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp. Nhiệt độ lý tưởng để massage cho bé thường nằm trong khoảng 28–29°C. Đồng thời cửa phòng và cửa sổ cũng cần đóng kín gió.
  • Không massage khi da bé bị tổn thương. Nếu da bé có vết xước hoặc tổn thương hở, hãy tránh massage vào những vùng này để không làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Không cần thiết phải sử dụng dầu massage cho bé. Thay vào đó, bạn có thể dùng loại dầu có tính chất dịu nhẹ an toàn như dầu dừa để massage cho trẻ.
  • Nên massage cho trẻ sau khi tắm cho bé bằng nước ấm. Nước ấm sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể trò chuyện âu yếm cùng bé trong khi thực hiện massage, giúp con thư giãn và ngủ ngon hơn.
  • Quan sát các dấu hiệu khó chịu của bé. Trong quá trình massage, nếu thấy bé có dấu hiệu như nhíu mày, nhăn nhó, giật mình, tiểu tiện hay xòe bàn tay đột ngột, bạn nên dừng lại ngay. Điều này cho thấy bé không cảm thấy thoải mái.

[key-takeaways title=”Dùng dầu massage cho bé có an toàn không?”]

Sử dụng các loại dầu tự nhiên, dịu nhẹ như dầu dừa hoặc các loại kem dưỡng da không chứa hóa chất giúp bạn dễ dàng xoa lên da bé. Tuyệt đối không sử dụng dầu massage của người lớn, kem dưỡng da tay hay dầu chiết xuất từ các loại hạt, vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng hoặc dị ứng cho bé.

[/key-takeaways]

Kết luận

Massage không chỉ giúp bé thư giãn, ngủ ngon mà còn tăng cường mối liên kết giữa bé và ba mẹ. Thông qua bài viết này, MarryBaby hy vọng mẹ đã nắm được những lợi ích và cách thực hiện massage đúng kỹ thuật để mang lại điều tốt đẹp nhất cho bé yêu.

[related-articles title=”” articles=”333319,330249,329446,329148,327181,326451,326141″][/related-articles]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

10 tuyệt chiêu kích thích tiêu hóa giúp bé mau ăn chóng lớn

kích thích tiêu hóa cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho rằng, hệ tiêu hóa của trẻ gắn liền với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, muốn kích thích tiêu hóa và giúp bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày, mẹ cần bỏ túi ngay những biện pháp sau đây.

Quả thực, làm mẹ chẳng phải việc dễ dàng. Luôn có những thách thức bạn sẽ đối mặt trong suốt hành trình nuôi dạy con. Một trong số đó là chứng ăn uống khó tiêu, không ngon miệng của các bé.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho tình trạng này, chủ yếu là do các vấn đề thường gặp như: táo bón, tiêu chảy… Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cũng góp phần khiến bé khó chịu mỗi khi ăn uống.

Để kích thích tiêu hóa cũng như giúp con mau ăn chóng lớn, các bà mẹ có thể áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản được liệt kê dưới đây:

1. Kích thích tiêu hóa bằng cách chườm ấm

Khi bé bị đầy hơi, khó tiêu thì mẹ có thể xua tan tình trạng này bằng cách chườm ấm. Mặt khác, việc này cũng đem lại cho trẻ sự thoải mái, dễ chịu.

Tất cả những gì bạn cần là một chiếc khăn mềm và một bát nước ấm. Ngâm khăn trong nước khoảng một lúc rồi sau đó vắt kiệt và nhẹ nhàng đắp lên bụng trẻ trong khoảng từ 2 – 3 phút. Lời khuyên là bạn nên thực hiện vài lần một ngày sau bữa ăn để giảm khó chịu cho bé.

2. Cho trẻ ợ hơi đúng cách

cho trẻ ợ hơi để kích thích tiêu hóa

Ợ hơi là một trong những bước quan trọng để kích thích tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Lý do vì trong quá trình dùng bữa, bé sẽ vô tình nuốt phải một lượng khí nhất định dẫn đến tình trạng khí mắc kẹt trong dạ dày khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi. Điều này làm cho các bé yêu vô cùng khó chịu và không thoải mái sau khi ăn uống.

Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là thường xuyên cho trẻ ợ hơi. Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho con ợ hơi sau khi bú. Bạn có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng, cằm bé tì lên vai bạn, một tay đỡ mông con, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi rồi vuốt lưng nhẹ nhàng. Để hiểu rõ nét hơn về việc cho bé ợ hơi, mời bạn xem qua bài viết: Mách mẹ cách cho bé ợ hơi.

3. Cho trẻ bú sữa mẹ

Như đã đề cập ở trên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên sữa mẹ chính là thức ăn lý tưởng của bé cho đến khi con đạt mốc 6 tháng tuổi. Hầu hết bác sĩ nhi khoa đều khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ bé vượt ngưỡng 6 tháng tuổi.

Nhấn mạnh rằng, sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đường, đạm, vitamin và khoáng chất, cùng các yếu tố vi lượng. Nhờ đó mà trẻ bú mẹ có thể phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, so với sữa bò có thành phần đạm casein làm bé khó tiêu, sữa mẹ lại thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt.

4. Tư thế cho con bú

tư thế cho trẻ bú

Tư thế cho con bú cũng đặc biệt quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa ở các bé. Bạn cần thực hiện những thay đổi nhỏ như vị trí cho bú, cách cho con bú.

Trường hợp bé nôn mửa liên tục thì rất có thể trẻ bị chứng trào ngược axit dạ dày. Lúc này, bạn nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khi cho con bú (cả bú mẹ lẫn bú bình). Điều này sẽ ngăn sữa trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Ngoài ra, bạn nên ẵm trẻ ở tư thế này trong ít nhất nửa giờ tiếp theo để đảm bảo cơn trào ngược không tái diễn.

5. Sữa chua

Sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa bé yêu. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, táo bón thì việc cho bé ăn sữa chua khá hữu ích đấy!

Cách làm là các mẹ cho một vài thìa sữa chua vào nước rồi hòa loãng. Sau đó cho bé uống dung dịch này bằng thìa vài lần một ngày cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Lưu ý là với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho các bé dùng sữa chua. Mặt khác, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa chua phù hợp với tình trạng của con mình.

6. Hãy thử massage

massage cho trẻ để kích thích tiêu hóa

Massage là liệu pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để kích thích tiêu hóa. Hơn nữa, việc này cũng có thể giúp hạn chế vấn đề táo bón ở trẻ. Marry Baby giới thiệu đến bạn cách masage ở bụng, huyệt túc tam lý ở chân và huyệt trác môn.

Phương pháp xoa rốn hay massage ở bụng vốn dĩ rất đơn giản và khá quen thuộc. Hiệu quả mà nó mang lại khá nhanh chóng. Massage theo kiểu này sẽ giúp cơ bụng và ruột khỏe, đồng thời tăng cường lưu thông máu, kích thích bài tiết dịch vị. Đơn giản bạn chỉ việc dùng 2 tay để xoa vùng bụng trẻ, quanh rốn khoảng 50 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lưu ý là không nên thực hiện khi bé quá đói hoặc quá no và tay bạn phải ẩm, mềm mại.

Huyệt túc tam lý nằm ở phía ngoài mắt đầu gối 3 phân, cách khoảng 1 đốt ngón tay trước viền xương ống chân. Việc kích thích huyệt này sẽ giúp làm giảm đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Dùng ngón tay day ấn huyệt khoảng 2 phút theo chiều kim đồng hồ. Bạn nên bấm huyệt từ 1 – 2 lần/ngày liên tục từ 10 – 15 ngày.

Huyệt trác môn nằm ở đoạn sườn thứ 11, bạn có thể day bấm huyệt để kích thích tiêu hóa tốt hơn.

7. Cho trẻ dùng chuối

Chuối là loại thực phẩm khá lành mạnh mà bạn có thể cho trẻ dùng để cải thiện tiêu hóa. Hơn nữa, chuối cũng là một trong những loại thực phẩm rắn đầu tiên mà bé có thể dùng vì nó rất “thân thiện” với đường ruột của trẻ.

Với lượng chất xơ dồi dào, chuối có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng táo bón. Trường hợp trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, mẹ cho bé ăn chuối cũng là giải pháp tốt nhất lúc này. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng chuối nhé!

8. Siro trợ tiêu hóa (Gripe Water)

thức uống trợ tiêu hóa cho trẻ

Với nhiều bậc phụ huynh thì khái niệm Gripe water (siro trợ tiêu hóa) có thể còn khá mới lạ. Loại siro này được nhiều bà mẹ ở các quốc gia phương Tây tin dùng như một giải pháp hiệu quả cho vấn đề đầy hơi, khó tiêu ở trẻ. Nhờ sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên, gripe water thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả; đồng thời mang lại cho bé một giấc ngủ dài, sâu hơn. Để sử dụng, bạn có thể tìm mua ở các siêu thị dành cho mẹ và bé; hoặc trên các trang thương mại điện tử uy tín trong nước nhé!

9. Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Bản thân loại rau ăn hoa này có chứa nhiều chất xơ, folate, canxi và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà nó có thể chữa lành bất kỳ tình trạng viêm nào ở đường tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ cao, bé nhà bạn sẽ không phải lo bị táo bón “quấy rầy”.

Tiêu thụ bông cải xanh cũng là cách giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng quá nhiều hơn mức cần thiết. Bởi lẽ, điều này có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

10. Dầu thì là

dầu thì là kích thích tiêu hóa

Từ lâu đời, thì là được sử dụng như một vị thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, trừ giun. Tương tự dầu thì là cũng mang trong mình những giá trị sức khỏe như vậy. Cách dùng đơn giản nhất là cho một vài giọt dầu thì là hòa cùng với dầu massage của trẻ hoặc các loại dầu nền khác như dầu dừa. Sử dụng hỗn hợp vừa pha thoa nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng của trẻ. Cảm giác đau và khó chịu liên quan đến vấn đề tiêu hóa sẽ nhanh chóng tan biến.

Trên đây là một vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp kích thích tiêu hóa, chống lại chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu nhận thấy bất kỳ phương pháp nào không tỏ ra hiệu quả hoặc tình trạng của trẻ ngày một nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Marry Baby