Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Làm gì khi mắt bé bị đổ ghèn xanh? Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do đâu?

1. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là hiện tượng gì?

Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Tuy nhiên bệnh chảy ghèn mắt ở trẻ sơ sinh này sẽ tự hết trong vòng 4-6 tháng.

Bên cạnh đó, mắt bé bị đổ ghèn xanh cũng có thể là do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.

Mắt bị đổ ghèn xanh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Thế nên cha mẹ hãy xem những triệu chứng dưới đây để biết bé bị đổ ghèn xanh là do đâu nhé!

mắt bé bị đổ ghèn xanh

2. Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh và triệu chứng đi kèm

2.1 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do viêm kết mạc 

Viêm kết mạc (Conjunctivitis) hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Viêm kết mạc do vi khuẩn làm mắt bé bị đổ ghèn xanh kèm mủ làm cho bé khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiết dịch hoặc mủ màu xanh, vàng, trắng hoặc trong.
  • Mắt đỏ.
  • Trẻ bị sưng mí mắt.
  • Mí mắt bị dính mủ khô.
  • Ngứa hoặc kích ứng mắt.
  • Chảy nước mắt.
  • Bị cộm mắt.

2.2 Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh

Khi cảm lạnh trên người trẻ có nhiều virus. Mà do trẻ hay quơ tay lung tung và không rửa sạch sẽ nên nếu lỡ chạm vào mắt thì dễ gây nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng mắt là nguyên nhân chính khiến mắt trẻ bị đổ ghèn xanh. 

2.3 Đổ ghèn xanh do dị ứng

Dị ứng mắt có thể khiến bé bị ghèn trong hoặc trắng. Tuy nhiên, đôi khi mắt bị dị ứng có thể bị nhiễm trùng, tiết dịch màu xanh lá cây. Dị ứng mắt cũng có thể gây viêm kết mạc.

Các triệu chứng của dị ứng mắt có thể bao gồm:

  • Mắt đỏ.
  • Ngứa hoặc rát mắt.
  • Mắt bị sưng.
  • Bị đổ ghèn màu trắng, trong hoặc xanh lá cây.
  • Chảy nước mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

2.4 Viêm giác mạc (Keratitis)

Giác mạc là màng hoặc mô trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt của mắt. Viêm giác mạc bên cạnh các triệu chứng như đau mắt, chảy nước mắt thì còn có:

  • Mắt mờ hoặc giảm thị lực.
  • Mắt bị cộm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

2.5 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt 

Lẹo mắt (Stye) là một vết sưng đỏ gây đau đớn trông giống như mụn nằm ở trên hoặc dưới mí mắt; khi tuyến lệ bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sưng da và đau hoặc ngứa mắt. Lẹo mắt thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt vì thế chỉ khiến bé bị đổ ghèn 1 bên mắt.

2.6 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt

Đây là một nguyên nhân nguy hiểm làm mắt bé bị đổ ghèn xanh liên tục. Đôi mắt trẻ dễ bị tổn thương và nhạy cảm. Vì thế bất kỳ dị vật nào như lông chó mèo, hạt cát, lông mi, … vô tình rơi vào mắt bé mà không được loại bỏ kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Mẹ nên quan sát kỹ biểu hiện của bé và đưa con đến bệnh viện kịp thời.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật: Cách xử trí dành cho cha mẹ 

2.7 Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách

Khi mắt bé bị dính bụi bẩn mà không được cha mẹ vệ sinh đúng cách cũng khiến mắt con dễ bị đổ ghèn. Cha mẹ hãy tham khảo cách vệ sinh ghèn trên mắt bé ở bên dưới nhé!

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khiến mắt bé bị đổ ghèn xanh”]

  1. Nhiễm trùng mắt do cảm lạnh.
  2. Do mắt bé bị viêm kết mạc.
  3. Đổ ghèn xanh do dị ứng.
  4. Viêm giác mạc.
  5. Mắt bé bị đổ ghèn xanh là do lẹo mắt.
  6. Đổ ghèn xanh là do có dị vật trong mắt bé.
  7. Mắt bị nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách.

[/key-takeaways]

3. Một số biến chứng có thể gặp khi mắt bé bị đổ ghèn xanh

mắt bé bị đổ ghèn xanh

Việc mắt đổ ghèn xanh có thể khiến các ống dẫn nước mắt bị tắc khiến con bị viêm tuyến lệ. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm:

  • Tiết dịch dày quá mức từ mắt.
  • Đỏ, sưng ở khóe mắt.
  • Sưng ở 2 bên mũi.
  • Sốt cao.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt rét run bố mẹ phải làm sao?

4. Cách chữa trị mắt bé bị đổ ghèn xanh

Tùy vào nguyên nhân khiến mắt bé đổ ghèn xanh sẽ có cách chữa trị khác nhau:

  • Nêu mắt bé chỉ bị bẩn thì mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ ghèn trên mắt bé bằng nước ấm hoặc dung dịch muối loãng. Sẽ có hướng dẫn cụ thể ở phần bên dưới.
  • Nếu mắt trẻ bị nhiễm trùng, dị ứng, lẹo mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng đến thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt cho bé.
  • Nếu mắt bé bị viêm và loét: Sẽ cần tiêm Steroid.
  • Nếu mắt bé bị đổ ghèn xanh là do dị vật: Cần phẫu thuật để lấy ra ngay. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

5. Cách vệ sinh khi mắt bé bị đổ ghèn liên tục

Khi mắt bé bị đổ ghèn xanh, cha mẹ cần chuẩn bị vài cây tăm bông, khăn sạch và nước ấm hoặc muối loãng. Tiếp đó thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Lau khô mắt bé bằng khăn sạch.
  • Nhẹ nhàng vuốt sạch ghèn bằng tăm bông dùng một lần có tẩm dung dịch muối loãng.
  • Không chạm vào mắt hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì cha mẹ có thể làm nhiễm trùng mắt.
  • Rửa tay lại thật sạch.

[inline_article id=303814]

6. Cách phòng ngừa đổ ghèn xanh ở mắt bé

Mắt bị đổ ghèn xanh thường dễ lây lan. Các mẹo sau có thể giúp ngăn ngừa một số tình trạng mắt trở nên tồi tệ hơn hoặc bị lây nhiễm:

  • Rửa tay bất cứ khi nào trẻ chạm vào mắt hoặc vùng gần mắt.
  • Giặt khăn và áo gối trong nước nóng.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân liên quan đến mắt với người khác.

[key-takeaways title=””]

  • Mắt bé bị đổ ghèn xanh (Green eye discharge) là do tắc tuyến lệ làm chất dịch nhầy tiết từ mắt. Hoặc do cơ thể của bé đang tự động đào thải một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.
  • Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những cách chữa trị khác nhau như vệ sinh mắt đúng cách, uống thuốc, nhỏ mắt, thậm chí phẫu thuật, tiêm steroid.
  • Mắt bị đổ ghèn xanh có thể lây nhiễm vì vậy không nên cho con tiếp xúc; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đồng thời vệ sinh cho tay bé sạch sẽ, không cho bé chạm tay vào mắt.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng nhiều phải làm sao?

Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn kéo dài, mắt sưng tấy; mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bé cưng có thể gặp phải các vấn đề về mắt nghiêm trọng.

1. Mắt bé bị đổ ghèn nhiều có nguy hiểm không?

Mắt bé bị đổ ghèn đơn thuần thì sẽ KHÔNG nguy hiểm. Đổ ghèn đơn thuần là không có các triệu chứng như đỏ mắt, đau rát, chảy nước mắt, mắt bị sưng tấy; vì việc đổ ghèn là do sinh lý nhằm loại bỏ các loại bụi bẩn bám vào mắt từ môi trường.

Trường hợp mắt trẻ bị đổ ghèn đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì rất có thể bé đã bị viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ.

Viêm kết mạc là một nhiễm trùng mắt rất phổ biến. Kết mạc là màng mỏng trong suốt bao phủ lên phần tròng trắng của mắt, mặt trong mi mắt; đảm bảo cho mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể di động dễ dàng trên bề mặt nhãn cầu mà không gây tổn thương cho giác mạc.

Khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ tiết nhiều chất dịch hay còn gọi là đổ ghèn, mi mắt sưng, có cảm giác cộm, ngứa mắt… Đây cũng là nguyên nhân khiến mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn (1 hoặc 2 bên mắt) nhiều.

bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn có thể do viêm kết mạc

2. Nguyên nhân mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị ảnh hưởng từ viêm kết mạc ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác nhân sau:

2.1 Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Một số chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, chất độc hại… là nguyên nhân khá phổ biến gây kích ứng kết mạc mắt và được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Bệnh thường bắt đầu ở cả 2 mắt cùng một lúc. 

Trong hầu hết các trường hợp, dị ứng mắt làm trẻ bị ghèn màu trong hoặc trắng. Tuy nhiên, đôi khi mắt bị dị ứng có thể bị nhiễm trùng; khiến mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn màu xanh lá cây. Dị ứng mắt cũng có thể gây viêm kết mạc.

2.2 Trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn, virus

Thời gian phát bệnh thường nhanh hơn; ban đầu bị ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Trẻ sẽ dụi mắt liên tục giống như có vật cộm trong mắt; chảy nhiều nước mắt, kết mạc đỏ. Mắt có nhiều ghèn xanh, hoặc vàng, hoặc trắng trong; đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy khiến trẻ không thể mở mắt.

Viêm kết mạc do vi khuẩn, virus gây ra thường khiến bé 2-3 tuổi mắt sẽ bị đổ nhiều ghèn; đặc sánh có màu vàng giống chất dịch nhầy hơn so với nguyên nhân dị ứng. Ngoài ra, bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua nước mắt; các vật dụng sinh hoạt. 

Ngoài ra, hiện tượng bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn còn có thể do viêm giác mạc; lẹo mắt hoặc bé bị hội chứng mắt khô.

Đặc biệt nhất với các bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo vì khi dụi mắt và cầm vào đồ chơi virus, vi khuẩn sẽ lây qua cho trẻ khác thông qua món đồ đó.

2.3 Do một số bệnh lý

Bé 2-3 tuổi mắt đổ ghèn nhiều còn có thể do một số bệnh lý như sau:

  • Lẹo mắt: Lẹo một khối u đỏ, đau có thể trông giống như mụn nhọt. Các triệu chứng lẹo mắt: đau và sưng mắt, đôi khi xuất hiện trước khi nổi mụn.
  • Tắc tuyến lệ: Ngoài đổ ghèn, tắc tuyến lệ còn khiến trẻ bị chảy nước mắt liên tục, kể cả khi bé không khóc. Mắt ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp; điều này sẽ khiến mí mắt bị mủ.
  • Dị vật trong mắt: Các hạt nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc mùn cưa có thể bay vào mắt. Sạn thường bị mắc kẹt dưới mí mắt trên. Nếu không được loại bỏ, mắt sẽ phản ứng bằng cách đổ ghèn.
  • Viêm tổ chức hốc mắt: Đây là một bệnh nhiễm trùng sâu của mí mắt và các mô xung quanh nó; triệu chứng chính là mí mắt đỏ, sưng và rất mềm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Dấu hiệu nhận biết

3. Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn nhiều phải làm sao?

bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn
Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn nhiều bằng nước muối sinh lý 0.9%

3.1 Cách khắc phục tình trạng mắt bé 2-3 tuổi bị đổ ghèn vàng tại nhà

Ngay khi mắt bé 2 tuổi bị đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Với những trường hợp nhẹ mẹ chỉ cần nhỏ khoảng từ 3-5 ngày là khỏi.

(*) Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Thông thường việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ em là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng, do đó mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi của bé khoảng 2-3 lần/ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bé 2 tuổi bị đổ ghèn do dị ứng; mẹ cần xác định đúng nguyên nhân và giữ cho trẻ tránh xa chất này.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

[inline_article id=244763]

3.2 Khi nào cần đưa bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng đến bệnh viện

Những trường hợp mắt bé bị đổ ghèn do nhiễm trùng nặng thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện điều trị. Lúc này điều trị tại nhà hay dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé không thể nào tiêu diệt hết được vi khuẩn gây bệnh.

Các dấu hiệu nhiễm trùng mắt ở bé bao gồm:

  • Mắt bé bị đỏ và có cảm giác đau, bé quấy khóc và hay dụi vào mắt.
  • Tình trạng sưng ở cả mí mắt và bầu mắt, đau mắt.
  • Mắt bé có nhiều mủ màu vàng hay màu xanh lá cây.
bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng
Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn vàng do nhiễm trùng nặng cân đưa đến bệnh viện ngay

3.3 Biện pháp thông tuyến lệ bằng đầu dò cho bé tại bệnh viện

Đối với trẻ trên 1 tuổi, ống dẫn nước mắt đã bị tắc vẫn tiếp diễn trong thời gian dài thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ để thông tuyến lệ bằng đầu dò.
Phương pháp thông tuyến lệ bằng đầu dò được thực hiện theo các bước sau:

  • Trước khi thực hiện động tác thông tuyến lệ, bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt có tác dụng gây mê hoặc gây tê để giảm sự khó chịu cho bé.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò nhỏ để chèn vào ống tuyến lệ của bé.
  • Các ống nong sẽ được đưa vào trong mũi bé và bác sĩ tăng dần kích thước của chúng để có thể mở ống dẫn nước mắt.
  • Cuối cùng, sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch ống dẫn nước mắt cho bé.

4. Cách ngăn ngừa tình trạng bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn

Mắt trẻ bị đổ ghèn có thể không nguy hiểm tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus; mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho bé đặc biệt nhất là vùng mắt.

  • Chủ động vệ sinh tất cả các đồ chơi, đồ dùng cá nhân riêng của bé; vì trẻ nhỏ chưa có ý thức nên sẽ thường xuyên dùng tay dụi mắt khi thấy khó chịu và điều này khiến bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
  • Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi nhỏ nước muối hoặc thuốc cho con. Tuyệt đối không dùng chung khăn lau mặt với trẻ.
  • Rửa tay kỹ khi trẻ tham gia các hoạt động yêu thích cùng với bạn bè; mẹ dặn bé rửa tay thật kỹ trước khi dụi mắt hoặc đụng chạm trên đôi mắt của con.

>> Mẹ xem thêm: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Bệnh viêm kết mạc sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị bằng thuốc; tuy nhiên trường hợp không có tiến triển tốt thì cần cho bé dừng uống thuốc ngay và tái khám trở lại. Không nên để tình trạng mắt bé bị đổ ghèn kéo dài ngày vì sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này.

Tóm lại, nếu gặp phải tình huống bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn, có nhiều gỉ mắt, mẹ cũng không cần quá lo. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân; đồng thời giúp bé vệ sinh mắt sạch sẽ. Nếu tình trạng trẻ ra nhiều gỉ mắt kéo dài, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Marrybaby gợi ý sản phẩm viên uống bổ mắt cho bé, mẹ có thể tham khảo mua cho con uống, để cải thiện tình trạng đổ ghèn ở bé 2 tuổi nha.

[affiliate-product id=”319964″ sku=”170558ID667″ title=”Viên Uống Bổ Mắt Cho Bé 2 Tuổi – Healthy Care” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”false” ][/affiliate-product]