Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách nhỏ mẹ 7 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon xuyên đêm không khóc

Nếu đã quá bế tắc với việc trẻ sơ sinh hay khóc đêm dù đã làm nhiều cách chăm sóc con theo hướng dẫn khoa học, cha mẹ có thể thử một số câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon cũng như một số mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe theo gợi ý sau đây:

[quotation title=””]

Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon được gợi ý trong bài viết này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tính hiệu quả của chúng trong việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ nhỏ.

[/quotation]

1. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, trẻ hay khóc đêm (khóc dạ đề) hoặc ngủ không ngon là do ma quỷ trêu đùa. Chính vì thế, đọc câu thần chú sẽ giúp ích cho trẻ trong việc ngủ ngon hơn. 

1.1. Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm

Câu thần chú này được áp dụng khi con ngoan và chỉ có mẹ với con ở nhà. Mẹ bế trẻ sao cho đầu của trẻ vào hướng tường chỗ giường ngủ của bé, đồng thời giả vờ húc nhẹ đầu bé vào tường.

Mẹ vừa húc giả vờ vừa đọc câu sau theo nhịp: “Đâm cối cội chày, ngủ ngày cày đêm. Đâm thêm cối nữa ngủ đêm ta cày ngày”.

Câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm đơn giản và dễ thực hiện hơn nhiều so với cách trên, vì thế nhiều mẹ ưa chuộng áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ động tác đưa người bé húc vào tường chỉ là giả vờ, cần cẩn thận để tránh làm đau con mẹ nhé. 

1.2. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon: Phật mẫu Chuẩn đề thần chú

Theo kinh nghiệm được truyền miệng, trước khi đọc thần chú, mẹ cần chuẩn bị một bếp than. Đặt 1 cục than to bằng bao diêm lên và đốt cháy.  Sau đó mang than ra cửa, cho một nhúm muối vào than để tạo ra tiếng nổ tanh tách. Tiếp đó, mẹ hãy thắp nhang và đọc câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon như sau:

Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy da hộ
Nam Mô tát đã nẫm
Tam miệu tam bồ đề
Cu chi nẫm tát diệt tha
Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Sau khi thực hiện xong câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon; mẹ hơ bé qua than 7 lần cho bé trai và 9 lần cho bé gái. Cầm than đi vòng quanh trong nhà và tiếp tục đọc đoạn kinh với tâm nguyện muốn bé ngủ ngon không bị quấy nhiễu.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý từ Ban biên tập MarryBaby: Cách thực hiện này được thuật lại theo kinh nghiệm dân gian, không có cơ sở khoa học chứng minh về tính hiệu quả. Hơn nữa, việc sử dụng than nhỏ trong không gian có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính an toàn. Mẹ nên cân nhắc thật kỹ và cẩn thận khi áp dụng.

[/key-takeaways]

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an

2. Những câu “thần chú” giúp trẻ ngủ ngon theo tâm lý của trẻ

câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon
Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ gíúp trẻ ngủ ngon hơn.

Đối với một số trẻ lớn hơn đã có thể hiểu cha mẹ nói gì. Những câu nói mang tính vỗ về, xoa dịu tâm lý sẽ giúp con cảm thấy an tâm để có giấc ngủ ngon hơn. Ví dụ:

  • “10 phút nữa cha/ mẹ sẽ sang kiểm tra xem con đã ngủ chưa nhé!”: Câu này giúp trẻ cảm thấy an toàn vì trẻ biết một lát cha/mẹ sẽ quay lại với mình.
  • “Hôm nay cha/mẹ sẽ ngủ cùng ngon nhé!”: Trẻ sẽ an tâm vì có người bên cạnh.
  • “Nếu con không đi ngủ đúng giờ, ngày mai con sẽ không thể dậy kịp để đi sở thú/ khu vui chơi… đâu đấy”: Đôi khi trẻ không chịu ngủ là do còn ham chơi, nghịch ngợm. Câu nói này có thể giúp trẻ ý thức được sự việc và tự giác ngủ đúng giờ. 
  • “Nếu con chịu ngủ ngoan, con sẽ được ba/ mẹ tặng quà”: Hãy lấy phần thưởng để làm động lực cho bé cưng ngủ ngon.
  • “Cha/mẹ biết con có thể tự mình ngủ thật ngoan và cha/mẹ vẫn ở ngay bên cạnh con.”: Không chỉ là câu “thần chú”, đây còn là lời khích lệ và khen ngợi đúng lúc cho trẻ vui và ngủ ngon.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ theo từng tháng tuổi?

3. Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có hiệu quả không?

Hiệu quả
Câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon có thực sự hiệu quả?

Như đã đề cập, các câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian chỉ là mẹo được truyền miệng qua nhiều thế hệ; không có cơ sở khoa học để chứng minh chúng có hiệu quả hay không.

Vì vậy, trước khi áp dụng các câu thần chú tâm linh giúp trẻ ngủ ngon này mẹ nên cân nhắc kỹ càng. Nếu trẻ sau 6 tháng không ngủ ngon mỗi đêm kèm với nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường khác, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp. 

Nếu bé không mắc các bệnh lý, mẹ có thể áp dụng những câu nói vỗ về tâm lý trẻ để dỗ trẻ vào giấc ngủ. Mẹ cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ ngủ ngon mỗi đêm.

[inline_article id=32613]

4. Một số mẹo chữa trẻ sơ sinh hay khóc đêm 

Trẻ sơ sinh hay khóc đêm, không ngủ ngon giấc có thể do nhiều nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Mẹ hãy thử làm thêm những mẹo sau đây để cải thiện giấc ngủ cho con.

4.1 Đặt giường hợp phong thủy

Trong phong thủy, việc kê giường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo một giấc ngủ ngon ở cả người lớn và trẻ em. Theo đó, nôi/ giường của bé nên đặt theo đường chéo so với cửa chính; Không nên đặt sát tường, tránh đường năng lượng tích tụ xung quanh ảnh hưởng tới bé. 

Ngoài ra, giường ngủ của bé cũng cần tránh chỗ cửa sổ, hạn chế ánh sáng làm ảnh hưởng giấc ngủ. Từ đó, giúp bé thư giãn, thoải mái và có giấc ngủ sâu hơn, không còn quấy khóc.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

4.2 Chú ý hướng gió trong phòng

Bên cạnh những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, hướng đặt giường thì hướng gió trong phòng cũng ảnh hưởng đến việc trẻ ngủ ngon hay không. Gió từ quạt hay máy lạnh không nên hướng thẳng vào bé vì sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

>> Mẹ xem thêm: 20 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.3. Khuyến khích bé kể lại câu chuyện trong ngày

Nếu bé thích nói chuyện, bạn hãy khuyến khích con kể lại những câu chuyện đã xảy ra trong ngày trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp trẻ bình ổn cảm xúc để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực hiện kiểu kể chuyện tuyến tính (đầu tiên điều này đã xảy ra, sau đó bạn làm điều kia, tiếp đến bạn cảm thấy rằng…) có thể có lợi cho não bộ đang phát triển của trẻ.

4.4. Một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không ọ ọe vào ban đêm khác

Ngoài những câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon, cha mẹ có thể:

  • Xây dựng thói quen đi ngủ nhất quán cho bé.
  • Đọc truyện cổ tích cho bé nghe trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn, ánh sáng ở khu vực bé ngủ.
  • Cho bé nghe tiếng ồn trắng hoặc các bản nhạc dịu nhẹ không lời.
  • Ôm, dỗ dành và hát ru để bé yêu cảm thấy an tâm, có thể vào giấc dễ dàng hơn.
  • Không gian ngủ cho bé nên thoáng mát, sạch sẽ, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí.
  • Cho trẻ sử dụng một số thực phẩm giúp trẻ ngủ ngon như trà hạt sen, trà gừng, trà hoa oải hương, trà chuối,…
  • Cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc ôm gấu bông để bé cảm thấy an toàn. 
  • Cho trẻ bú sữa (với bé dưới 6 tháng tuổi); ăn dặm no (bé trên 6 tháng) trước khi đi ngủ.

>> Mẹ xem thêm: Siro giúp bé ngủ ngon là gì? Review 10 loại siro cho bé được mẹ tin dùng

Hy vọng bài viết với những thông tin gợi ý về câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon theo kinh nghiệm dân gian và theo góc nhìn khoa học sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm cách cải thiện giấc ngủ cho bé. 

Nhiều mẹ trên diễn đàn MarryBaby của chúng tôi có khá nhiều thắc mắc xoay quanh áp dụng câu thần chú đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm có hiệu quả không để áp dụng cho con. Nếu mẹ đã thực hiện thành công phương pháp này, hãy chia sẻ thêm với chúng tôi tại đây để các mẹ cùng nhau học hỏi những kinh nghiệm nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và lưu ý cho mẹ

Chăm sóc một em bé sơ sinh không phải là việc dễ dàng, nhất là đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Chắc hẳn mẹ đã có những đêm mất ngủ, những bữa ăn vội vàng hay rất nhiều lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi có nhiều biểu hiện lạ. Bé lúc này đã có những bước thay đổi rất nhanh chóng. Để chăm sóc tốt nhất cho trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây nhé. 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Sau sinh, trẻ xảy ra giai đoạn sụt cân sinh lý. Sụt cân ở trẻ đủ tháng 5-10% và ở trẻ non tháng là 10-15% cân nặng lúc sinh. Trẻ lấy lại cân nặng lúc sanh sau 5-7 ngày (đủ tháng); 10-14 ngày (non tháng).

Trung bình, bé sẽ tăng được 140–200g mỗi tuần và dài thêm 2,5cm–4cm trong tháng đầu tiên. Tốc độ phát triển cân nặng lý tưởng đối với trẻ đủ tháng là 25 gram/ngày; trẻ non tháng hoặc trẻ nhẹ cân (dưới 2000g) là 15-25 gram/ngày; còn trẻ trên > 2 kg là khoảng. 25-35 gram/ ngày. Tốc độ phát triển chiều cao lý tưởng sẽ là 1mm/ngày, khoảng 3 cm/tháng ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi.

Con số này sẽ dao động tùy theo giới tính và các chỉ số lúc mới sinh của mỗi bé. Các bé trai sẽ có xu hướng tăng nhanh hơn bé gái (tăng khoảng 200–350g mỗi tuần) và các bé sinh đủ tháng cũng sẽ có chỉ số thể chất phát triển nhanh hơn các bé sinh non.

Bên cạnh cân nặng và chiều dài, một chỉ số rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi là chu vi vòng đầu. Đây là chỉ số phản ánh sự phát triển của não bộ. Vòng đầu của trẻ sơ sinh thường có kích thước bằng 1/2 chiều dài cơ thể, cộng thêm 10cm. Như vậy, nếu trẻ 4 tuần tuổi dài khoảng 50cm thì bé sẽ có chu vi vòng đầu là 35cm.

>> Xem thêm: 

2. Làn da hồng hào

làn da trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Thời điểm trẻ 4 tuần tuổi, mẹ có thể nhận thấy làn da bé đã trở nên hồng hào, không còn nhăn nheo như những ngày đầu mới sinh.

Tuy nhiên, da bé sẽ xuất hiện nhiều đốm mụn đỏ hoặc trắng trên khắp mặt. Đây là sự phát triển bình thường trong giai đoạn trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi. Nguyên nhân là do sự kích thích các tuyến dầu trên da bé bởi các hormone truyền qua nhau thai khi mang thai.

Hiện tượng này sẽ tự hết sau khoảng 1 đến 2 tuần nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ hãy giữ vệ sinh các đồ dùng cá nhân cho bé sạch sẽ và chỉ nên lau mặt cho bé bằng nước sạch, hạn chế dùng xà phòng mẹ nhé.

>> Xem thêm:

3. Bé nhìn thấy những vật ở gần

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi chỉ mới nhìn thấy được những vật ở gần, với khoảng cách dưới 40cm. Bé đặc biệt thích thú với gương mặt con người, nhất là khuôn mặt của ba mẹ hay của chính bản thân mình. Mẹ có thể lắp một chiếc gương treo nôi an toàn cho bé để bé có thể tự khám phá mình qua gương nhé.

4. Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi cảm nhận được âm thanh rõ ràng hơn

Khi được 4 tuần tuổi, trẻ sẽ cảm nhận những âm thanh của thế giới bên ngoài to và rõ ràng hơn. Bé sẽ thích nghe giọng của mẹ, nhất là khi mẹ hát hay nói chuyện thủ thỉ, có âm điệu lên xuống.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con phát triển cảm xúc và trí tuệ

5. Trẻ 4 tuần tuổi yêu thích vị ngọt

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi chỉ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, bé yêu sẽ thích vị ngọt hơn các vị chua hay đắng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ. Những hương vị đầu tiên này sẽ hình thành nên sở thích về vị giác của trẻ sau này. Ví dụ, nếu mẹ thích ăn cay trong giai đoạn cho con bú, thì sau này, trẻ cũng có xu hướng thích ăn các món cay.

Các mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

các mốc phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Mỗi bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau, tùy vào từng thể trạng cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nhìn chung, trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi sẽ có những sự phát triển như sau:

  • Nếu mẹ đặt bé nằm sấp, bé có thể tự ngẩng đầu trong vài phút.
  • Bé biết quơ tay về phía mặt và miệng, nhưng chưa biết cách đưa tay vào miệng.
  • Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi biết cử động đầu nhiều hơn, có thể xoay cổ từ bên này sang bên kia khi nghe có tiếng động.
  • Bàn tay bé đã có thể nắm chặt lại, nhất là khi mẹ đặt một ngón tay vào lòng tay của bé.
  • Bé thể hiện sự chăm chú lắng nghe hoặc tỏ thái độ phấn khích, mở to mắt khi ba, mẹ trò chuyện, hát, thủ thỉ.
  • Trẻ rất thích thú khi được nhìn hình dạng khuôn mặt người.
  • Trẻ cũng thể hiện phản xạ khi nghe tiếng động lớn.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi bú bao nhiêu?

– Đối với trẻ bú sữa công thức: Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi thường bú 8-12 cữ mỗi ngày, mỗi cữ khoảng 15-20 ml/kg để cân đối lượng sữa thích hợp, tránh để trẻ bị trào ngược.  Mẹ có thể kiểm tra việc bú bình của bé có hiệu quả không bằng cách xem xét loại bình sữa và núm bú. Các tiêu chí để kiểm tra như thể tích của bình, van chống sặc, cấu tạo núm vú có giúp làm giảm khí cho trẻ khi bú.

Bên cạnh đó, nếu loại sữa đang uống không phù hợp với trẻ, bạn có thể thử một loại sữa công thức khác hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ 4 tuần tuổi chưa tự cầm bình sữa nên ba mẹ sẽ cầm bình trong thời gian cho trẻ bú hoặc sử dụng gối cho con bú. Tuy nhiên, nếu sử dụng gối hỗ trợ, mẹ tuyệt đối không để bé bú sữa một mình để đề phòng trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhé.

>> Để ngăn chặn hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa, mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

– Đối với trẻ bú sữa mẹ: Khi trẻ bú sữa mẹ trực tiếp, mẹ khó có thể biết được chính xác lượng sữa mà bé đang tiêu thụ. Mẹ có thể theo dõi thời lượng mỗi cữ bú và các dấu hiệu khi trẻ đã bú đủ. Nếu bé thay tầm 8-10 tã mỗi ngày, nước tiểu vàng nhạt, không mùi, bé dễ chịu, bàn tay thả lỏng sau khi bú và thời gian mỗi giấc ngủ trên 45 phút thì mẹ có thể yên tâm là bé đã bú đủ rồi nhé. Ngoài ra, trẻ sẽ đòi bú lại sau 2-3 giờ.

Ngoài ra, nếu mẹ muốn vắt sữa và giữ trong ngăn đông, mẹ cần lưu ý thời gian bảo quản sữa mẹ cũng như cách trữ sữa mẹ cho bé như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng trên 26ºC: Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa dưới 26ºC: Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. 
  • Ở ngăn mát tủ lạnh: tối đa 24 tiếng.
  • Ngăn đông riêng biệt: 3–4 tháng.
  • Tủ đông: 6–12 tháng.

[inline_article id=183633]

Vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi bú bao nhiêu và cách trữ sữa mẹ cho bé rồi. Mẹ đọc tiếp để có thêm thông tin về cách chăm sóc cho con nhé!

2. Thay tã, bỉm cho trẻ 4 tuần tuổi

Lưu ý về việc thay bỉm: Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi đang trên đà phát triển, nhu cầu bú của trẻ sẽ nhiều hơn và việc đi vệ sinh cũng tăng theo. Mẹ cần chú ý thay bỉm cho bé ngay khi nhận thấy bỉm bị ướt hoặc bẩn.

Mẹ cũng nên chọn loại bỉm có chất lượng tốt, khả năng thấm hút cao, không gây dị ứng hoặc tổn thương cho làn da non nớt của bé. Mẹ có thể sử dụng các loại kem chống hăm dành riêng cho em bé để phòng ngừa tình trạng hăm tã nhé.

3. Vỗ ợ hơi cho con

Ợ hơi sau khi bú: Sau khi bú no, trẻ rất dễ bị đầy hơi. Hiện tượng này khiến trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi khó chịu, quấy khóc, thậm chí dẫn đến nôn trớ. Vì vậy, mẹ cần vỗ ợ hơi thật kỹ cho bé sau mỗi lần bú nhé.

Cách cho bé ợ hơi sẽ tạo điều kiện để không khí di chuyển từ dưới lên trên, tống hết khí đang bị kẹt trong dạ dày ra ngoài, giúp bé dễ chịu hơn.

4. Chăm sóc giấc ngủ cho con

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi hầu hết vẫn chưa ngủ liền mạch xuyên đêm. Thông thường, trẻ 4 tuần tuổi sẽ ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày với vài giấc ngủ ngắn trong ngày và một đến ba giấc dài hơn vào ban đêm. Mẹo cho trẻ ngủ ngon không ọ ọe là mẹ hãy chú ý sắp xếp không gian ngủ cho bé thông thoáng, mát mẻ, đảm bảo an toàn cho môi trường ngủ, hạn chế các đồ vật có thể chèn lên mặt bé, gây ngạt thở.

Mặc dù hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) vẫn là mối quan tâm của nhiều phụ huynh ở độ tuổi này, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc cha mẹ không nên sử dụng bất kỳ máy theo dõi tim phổi tại nhà nào; vì không có đủ bằng chứng để máy có thể phát hiện ra hội chứng này. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến nghị bố mẹ ở chung phòng nhưng không ngủ chung với bé ít nhất sáu tháng để tránh đè bé.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ hãy cho bé thăm khám bác sĩ nhi khoa ngay nhé.

Các dấu hiệu bất thường về cột mốc phát triển:

  • Mắt không thể tập trung nhìn vào một vật hoặc không thể di chuyển hướng nhìn từ bên này sang bên kia.
  • Không phản ứng khi nghe tiếng động.
  • Không cử động tay, chân hoặc cả tay và chân luôn cứng đơ.
  • Tay chân mềm, lỏng lẻo quá mức.
  • Thường xuyên run rẩy.

Các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý:

Lịch khám định kỳ:

Mẹ cần cho trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để đánh giá sự tăng trưởng của bé. Đồng thời, lần khám định kỳ này cũng đi kèm với việc tiêm chủng. Mẹ nhớ đừng bỏ qua lịch khám định kỳ cho bé tại đây.

2. Gia tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái

Để tăng sự gắn kết và giúp bé phát triển thể chất cũng như trí não, ba mẹ có thể thực hiện một số hoạt động tương tác như sau:

  • Cho bé nằm sấp cùng với một số đồ chơi: Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi thường sẽ tự giữ được đầu khi đặt nằm sấp. Mẹ có thể đặt xung quanh bé một số tranh ảnh trắng đen, các đồ chơi bằng chất liệu an toàn để bé có thể nhìn ngắm hoặc chạm vào.
  • Trò chuyện hoặc hát cho bé nghe: Mẹ nghĩ rằng bé còn quá nhỏ để có thể nghe mẹ hát hoặc nói chuyện? Không đâu mẹ ơi, bé rất thích được nghe giọng của mẹ, nhất là khi mẹ hát, trò chuyện thủ thỉ hoặc nói kèm theo biểu cảm nhấn nhá. Mẹ cũng có thể cho bé nghe những bài hát thiếu nhi có nhịp điệu. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng đấy.
  • Massage cho bé sơ sinh: Massage trước hoặc sau khi tắm giúp bé thư giãn, ít quấy khóc, ngủ ngon hơn và giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón. Mẹ thường xuyên massage cho bé sơ sinh, kết hợp với trò chuyện thủ thỉ sẽ giúp bé cảm nhận được sự yêu thương và gắn kết.
  • Cho bé ra ngoài: Thời điểm trẻ được 4 tuần tuổi, mẹ có thể cho bé ra ngoài để hít thở không khí trong lành, đồng thời làm quen với thiên nhiên. Bé sẽ rất thích thú với việc được nhìn ngắm không gian ngoài trời, được nghe nhiều âm thanh phong phú.

>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Tuyệt chiêu massage chống táo bón cho bé yêu

Làm mẹ là một hành trình đầy ngọt ngào và diệu kỳ. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều cần có sự đồng hành yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của mẹ. Mẹ không nên quá lo lắng, căng thẳng hay đặt quá nhiều áp lực khi chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi. Bé yêu rồi sẽ lớn rất nhanh, mẹ sẽ nhìn thấy bé thay đổi mỗi ngày. Chúc mẹ có một hành trình đáng nhớ và đong đầy yêu thương bên thiên thần nhỏ của mình nhé.

Thu Sương