Mẹo cho trẻ nhanh biết đi giúp bạn dẫn dắt cho con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Đây là những phương pháp lợi cho trẻ mà cũng nhàn cho mẹ. Mời bạn cập nhật ngay nhé!
Độ tuổi nào tốt nhất để trẻ tập đi?
Trước khi áp dụng những mẹo cho trẻ nhanh biết đi thì bố mẹ cần biết giai đoạn nào là lý tưởng nhất để tập đi cho trẻ. Bạn nên cho trẻ học các kỹ năng nên dựa theo độ tuổi và sự phát triển của cơ thể thì việc rèn luyện mới có hiệu quả mà không gây tác dụng phụ có hại.
Đa số những trẻ bình thường khỏe mạnh thì khoảng 4 – 7 tháng tuổi là bắt đầu tập ngồi, 7 – 10 tháng tuổi sẽ học bò, 8 – 9 tháng tuổi có thể đứng và giữ thăng bằng, đến khoảng 9 – 12 tháng tuổi thì trẻ có thể tự đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tập đi cho trẻ là khi trẻ đã tự mình đứng vững và thường là sau 1 tuổi.
Vì sao phải là độ tuổi này mới thích hợp cho trẻ chính thức tập đi? Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này, hệ xương, cột sống, cơ bắp tứ chi của trẻ đều đã phát triển tương đối hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ sức nặng của cơ thể nên khi bước đi sẽ thuận lợi hơn.
Rất nhiều phụ huynh cứ muốn con mình phải nhanh biết đi và biết các kỹ năng khác mà quên xem xét tình trạng sức khỏe, thể chất của trẻ. Sự nôn nóng của bạn có thể làm hạn chế quá trình trẻ tập luyện, có thể gây hại cho xương khớp còn non yếu nếu phương pháp dẫn dắt trẻ không hợp lý.
Dấu hiệu trẻ sắp biết đi
Trước khi quyết định sử dụng các mẹo để cho trẻ nhanh biết đi như thế nào thì trước tiên, cha mẹ phải xác định được thời điểm nên sử dụng chúng. Đó chính là khoảng thời gian bé xuất hiện các dấu hiệu sắp biết đi. Nếu bé có những dấu hiệu này, hãy chuẩn bị thật tốt để con có một “hành trình” tập đi hiệu quả:
- Bé thích leo trèo, đặc biệt là cầu thang: Hoạt động này giúp cơ thể trở nên linh hoạt hơn. Các cơ của bé cũng khỏe mạnh hơn.
- Bé hay vịn, bám vào mọi thứ: bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì trên cao để giúp mình đứng dậy. Đây là giai đoạn bé tập làm quen với việc đứng dậy, chuẩn bị cho việc bước đi.
- Bé từ đứng và đi men theo đồ vật: Đây là lúc bé đã tự đứng được và thường sẽ hướng người về một bên. Từ đó, bám vào một đồ vật và chập chững bước đi. Từ khi tự đứng được đến lúc con tự bước đi, quá trình có thể diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Thay đổi trong cuộc sống hằng ngày: dễ bị cáu gắt, nhõng nhẽo, kén ăn, không chịu ngủ. Lý giả cho điều này, bố mẹ có thể hiểu rằng, bé dành khá nhiều thời gian và năng lượng để luyện tập các động tác như đứng, vịn, bám vào vật gì đó. Vì bé đang trải qua quá giai đoạn luyện tập quá nhiều.
>>> Bạn có thể tham khảo: Dùng xe tập đi cho bé sớm, lợi bất cập hại
Mẹo cho trẻ nhanh biết đi nên áp dụng trước giai đoạn 1 tuổi là tốt nhất
Sau 1 tuổi mới là thời điểm lý tưởng để chính thức cho trẻ tập đi. Nhưng trước giai đoạn này, bạn vẫn cần có những động tác hỗ trợ cho trẻ giống như bước “khởi động” để quá trình tập đi sau đó dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi sau đây nhưng nhớ phải căn cứ theo trạng thái thể chất và sức khỏe của con nữa nhé.
– Tập đứng cho trẻ 8 – 10 tháng tuổi
Đây là thời kỳ then chốt trước khi cho trẻ tập đi. Vì vậy, khi trẻ khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng đứng. Gợi ý cho bạn là treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích như những chiếc chuông, quả bóng nhỏ, thú nhồi bông nhỏ nhiều màu sắc… lên một thanh lan can chắc chắn.
Những thứ này thu hút khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy, như thế trẻ cũng sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Sau nhiều lần như thế, trẻ có thể đứng vững hơn, tạo nền tảng cho quá trình tập đi sau đó, đồng thời còn có lợi cho việc bồi dưỡng tính cách độc lập kiên cường cho con.
– Rèn cho trẻ bước bàn chân về trước sau 10 tháng tuổi
Lúc này, trẻ đã có thể đứng khá ổn định. Mẹ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Khi nào trẻ quen thao tác và khả năng giữ thăng bằng cơ thể tốt hơn thì mẹ có thể nới lỏng tay giữ, giúp trẻ tự củng cố kỹ năng bước đi. Nếu sợ khi buông tay làm trẻ ngã, mẹ có thể dùng một đoạn vải choàng vòng qua dưới nách của trẻ để đề phòng, như vậy bạn không cần trực tiếp dùng tay giữ khi trẻ bước đi mà cũng không lo trẻ bị ngã.
– Khích lệ trẻ bò tốt hơn để tăng cường sức mạnh cơ chân và cánh tay
Khi trẻ đã biết đứng và bước đi chập chững thì vẫn cần rèn luyện động tác bò như lúc đầu. Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ kết hợp thêm kỹ năng bò để tăng cường sức mạnh cũng như sự dẻo dai cho các cơ ở chân và cánh tay, còn giúp ích cho trẻ cảm nhận tốt về cảm giác thăng bằng, khái niệm về độ cao và cảm giác về không gian.
Bạn nên tạo một không gian trống trải trong nhà rồi đặt những món đồ chơi như chướng ngại vật để khuyến khích trẻ bò tránh các vật này. Mẹo cho trẻ nhanh biết đi này không những khơi gợi tính tò mò, muốn khám phá để trẻ luyện tập bò tốt hơn mà còn nuôi dưỡng tính kiên trì, chủ động tư duy và nhạy bén trong quan sát của trẻ.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn
– Hạn chế cho trẻ dùng xe tập đi
Bên cạnh việc áp dụng mẹo cho trẻ nhanh biết đi, bạn nên cân nhắc khi cho trẻ sử dụng xe tập đi. Hầu như người nào chăm trẻ nhỏ cũng đều có suy nghĩ rằng chiếc xe tập đi vừa tiện lợi cho bố mẹ vừa tạo sự dễ dàng cho trẻ tập bước đi mà không sợ ngã. Tuy nhiên, Hội Nhi khoa Mỹ (APP) lại kiến nghị bố mẹ không nên áp dụng đồ vật này.
Dù là xe tập đi được thiết kế kiểu nào vẫn có mối nguy tiềm tàng cho an toàn của trẻ, thậm chí còn kéo dài thời gian trẻ chính thức biết đi.
Bạn nên biết rằng trạng thái “đi” khi trẻ ở trong xe không giống như chúng ta bước đi tự do. Cơ thể trẻ khi dùng xe tập đi chủ yếu dựa hết vào ghế ngồi và lưng tựa phía sau nên dù là tập đi nhưng trẻ đa số chỉ dùng mũi chân để di chuyển. Tình trạng này có thể gây bất lợi cho việc phát triển bàn chân và năng lực vận động của trẻ.
Bố mẹ cần chú ý điều kiện gì khi chính thức tập đi cho trẻ?
– Tạo môi trường đảm bảo an toàn khi trẻ tập đi
Sau khi đã rèn cho trẻ những thao tác cơ bản để đi những bước chập chững đầu tiên thì cha mẹ có thể dần “buông tay” cho trẻ tự tập một mình. Tuy nhiên, bạn cần tạo một khoảng không gian an toàn và có thể thiết kế một số vật mà trẻ có thể dùng để vịn-đỡ, để đứng và bước đi.
Đó có thể là những thanh gỗ cố định chắc chắn, những chiếc ghế mềm hay chiếc bàn nhỏ cao vừa tầm của trẻ nhưng bạn nhớ bao bọc các góc nhọn để tránh gây tổn thương cho con. Ngoài những vật có tính hỗ trợ này thì các món đồ khác nên dẹp sang một bên, tránh tầm tay của trẻ, đặc biệt là những vật dụng sử dụng điện hay vật sắc nhọn.
Đừng ngại cho trẻ đi chân trần hoặc chỉ mang vớ với chất liệu chống trơn trượt. Chân trần đem lại cảm giác tuyệt vời khi trẻ tập đi, không chỉ khơi dậy hứng thú của trẻ mà còn có tác dụng rèn luyện thêm cho cơ bắp cũng như khả năng cố định các ngón chân. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể mang cho trẻ một đôi vớ thông thoáng, tốt nhất là loại có chất liệu bằng bông để tránh trơn trượt, vừa đảm bảo đủ ấm cho trẻ mà cũng hạn chế té ngã khi tập đi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Xe đạp trẻ em: Dạy bé tập đi như thế nào cho nhanh biết đi?
– Nên nhẫn nại khi dạy trẻ tập đi
Không riêng gì việc tập đi mà với bất cứ kỹ năng nào, trẻ cũng cần được học trong tình yêu thương và sự nhẫn nại to lớn của cha mẹ. Đặc biệt là ở giai đoạn trẻ trước 1 tuổi, khả năng còn rất hạn chế, lúc này trẻ dễ bị áp lực, sợ hãi và mất lòng tin nếu người lớn nóng vội.
Trong quá trình dìu dắt trẻ bước đi, bạn cần có sự giao lưu tình cảm bằng ánh mắt, giọng nói, nụ cười để tăng cường sự gắn kết với trẻ. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bạn phải ngưng buổi tập ngay để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý của con trong những lần tập sau.
[inline_article id=255400]