Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn được thịt gì để con khỏe mạnh và mẹ nhiều sữa?

Nếu bạn đang rất căng thẳng không biết bà đẻ ăn được thịt gì để lên thực đơn hàng ngày, thì bạn hãy tham khảo bài viết này của MarryBaby ngay nhé. Chắc chắn bạn sẽ có được những gợi ý thật hữu ích để có được nguồn sữa chất lượng cho con yêu.

Sau sinh bà đẻ ăn được thịt gì?

Bà đẻ ăn được thịt gì sau khi sinh em bé? Sau sinh, bà đẻ nên ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,…

1. Món ăn cho bà đẻ từ thịt heo

Muốn thêm dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thì bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt heo là thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nếu mẹ sau sinh ăn thịt heo sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời. Trong đó, khi bạn ăn thịt heo sẽ nhận được một lượng protein duy trì và tăng trưởng khối lượng cơ bắp, xương cho hai mẹ con.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thịt heo thành một món ăn cho bà đẻ thường ngày còn giúp bổ sung thêm các chất như kẽm, selen và vitamin B12, B6 giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và ngăn ngừa mệt mỏi hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thịt lợn sề là gì? Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

bà đẻ ăn được thịt heo gì

2. Bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt bò

Các bà mẹ đang cho con bú sẽ có nhu cầu bổ sung nhiều hơn về khoáng chất kẽm. Vì thế, thịt bò là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ sau khi sinh. Trong thịt bò có chứa protein, kẽm, sắt và vitamin B.

Những dưỡng chất trên sẽ giúp bạn duy trì năng lượng cần thiết để chăm sóc em bé được tốt hơn. Nhất là, bạn nên chọn thịt bò ăn cỏ để làm các món ăn cho bà đẻ là tốt nhất. Vì loại thịt này có nhiều axit béo omega-3 hơn cũng như không chứa kháng sinh và hormone tăng trọng.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

Sau sinh nên ăn gì? Bà đẻ được ăn thịt bò gì?
Sau sinh nên ăn gì? Bà đẻ nên ăn thịt bò 

3. Thịt gà thực phẩm bổ dưỡng

Bà đẻ ăn được thịt gì để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau sinh? Ngoài thịt heo và thịt bò, mẹ bỉm sau khi sinh cũng có thể ăn thịt gà. Trong thịt gà chứa hàm lượng protein, canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, natri, kẽm, vitamin A, nhóm B, D, E, K… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và cơ thể của người mẹ.

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mẹ bỉm thường xuyên ăn thịt gà sẽ có thêm năng lượng và sức đề kháng để chăm sóc con hàng ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất và vitamin trong thịt gà cũng giúp mẹ ngăn ngừa chứng mệt mỏi hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

bà đẻ nên ăn thịt gà

4. Bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt vịt

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bà đẻ ăn được thịt gì? Ngay lúc này bạn có thể bổ sung thêm thịt vịt vào thực đơn hàng ngày của bà đẻ nhé. Thịt vịt có tính mát, chứa protein, anxi, photpho,magie, sắt, kẽm, vitamin A, nhóm B, D, E…

Theo Đông y, thịt vịt rất tốt cho sản phụ bị thiếu sữa cho con bú. Bà đẻ ăn thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận ăn thịt vịt đúng cách kẻo lại gây ảnh hưởng đến em bé nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?

Chất dinh dưỡng có trong thịt nói chung

Thịt gia súc và gia cầm là một nguồn thực phẩm dồi dào rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con. Khi bạn ăn thịt thì cơ thể sẽ được cung cấp các dưỡng chất sau:

  • Sắt: Giúp mang oxy đi khắp cơ thể.
  • I-ốt: Giúp cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Omega-3: Hỗ trợ sức khỏe của tim mạch và não.
  • Vitamin B12: Giúp hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ thần kinh.
  • Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Kẽm: Giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, làn da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe sinh sản.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Những lưu ý khi chọn mua thịt

Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bỉm chọn mua thịt. Hãy tuân thủ những điều này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé nhé.

  • Bảo quản và chế biến thịt thật cẩn thận: Bạn hãy đảm bảo luôn bảo quản cẩn thận và chế biến thịt chín kỹ trước khi ăn.
  • Chọn nơi kinh doanh an toàn để mua thịt: Khi mua thịt, hãy chọn cơ sở hoặc nơi kinh doanh có uy tín để đảm bảo chất lượng thịt là an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Không ăn quá nhiều thịt: Thịt là nguồn protein tuyệt vời và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, bạn cần đan xen các thực phẩm trong chế độ ăn uống để cân bằng chất dinh dưỡng.

[inline_article id=268647]

Như vậy bạn đã biết bà đẻ ăn được thịt gì trong thời gian cho con bú rồi phải không? Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt… là nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh và tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mà hãy đan xen với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào

Món ăn cho bà đẻ là một vấn đề nhiều mẹ bỉm rất quan tâm. Bởi đây là cách các mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, các món ăn cho bà đẻ còn giúp lợi sữa cho em bé có thêm nhiều sữa để bú. Bài viết này, MarryBaby sẽ gợi ý cho đồ ăn tốt cho bà đẻ và những món ăn cho bà đẻ. Hãy theo dõi bài viết ngay nhé!

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Quan niệm ở cữ trong vòng 3 tháng 10 ngày với nhiều kiêng cữ sau sinh trong chế độ dinh dưỡng từ xưa đã không còn phù hợp với các bà mẹ hiện đại. Về cơ bản, đu đủ hầm móng giò hay cháo cân giò, thịt kho nghệ không còn là những món ăn cho bà đẻ bắt buộc. Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể chủ động chọn lựa thực đơn phù hợp với sở thích.

4 nhóm thực phẩm đồ ăn cho bà đẻ mẹ cần bổ sung đầy đủ gồm:

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất bột đường: Nên ăn ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh thật nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn chua? Đừng để con bị tiêu chảy nhé mẹ

Món ăn cho bà đẻ sinh thường

Với mẹ sinh thường không có bất kỳ tai biến sản khoa nào thì không cần phải kiêng cữ quá nhiều khi ăn uống. Bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết và các thực phẩm lợi sữa theo mẹo dân gian với một số món ăn như:

  • Móng giò heo: Theo Đông y đây là món ăn cho bà đẻ bổ huyết thông sữa, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
  • Gạo nếp: Giúp dễ tiêu hóa, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.
  • Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ.
  • Uống sữa và các sản phẩm của sữa như yaourt, phô mai… Đây là những thức ăn cho bà đẻ giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
  • Trong giai đoạn mẹ bỉm cần nhanh hết sản dịch nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các thức ăn cho bà đẻ như tôm là một sự lựa chọn lý tưởng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa

Món ăn cho bà đẻ mổ

món ngon cho bà đẻ

Khác với các mẹ sinh thường, vết mổ sau sinh cần được chăm sóc để phục hồi dần dần. Vì thế, trong 1-2 ngày đầu sản phụ nên ăn các thức ăn cho bà đẻ dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà mái. Từ 5-7 ngày khi khả năng tiêu hóa phục hồi có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng như canh gà, canh xương…

Theo các chuyên gia, các thực phẩm giàu chất sắt và đạm như thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo… rất giàu đạm, sắt sẽ hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất trong khi mổ và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Những món bà đẻ ăn được là các loại rau xanh có tính mát như rau ngót, mồng tơi, cải bắp… và các loại trái cây như chuối, dưa hấu, bưởi, cam, sơn trà…

Sau sinh mổ nên ăn ăn hoa quả gì? Những món bà đẻ mổ ăn được có thể ăn đu đủ chín, chuối tiêu, nhãn, quả sơn trà, táo, dưa hấu để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những loại trái cây này cũng giúp gọi sữa về đáng kể.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa

Bên cạnh những thức ăn cho bà để hay món ăn cho bà đẻ, các mẹ cũng nên chú ý xây dựng một thực đơn cho hợp lý. MarryBaby xin gợi ý thực đơn gồm các các món ăn dành cho bà đẻ giàu dinh dưỡng trong thời gian ở cữ.

món ăn cho bà bầu sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Lưu ý khi chế biến thực đơn món ăn cho bà đẻ

Khi xây dựng thực đơn hàng ngày gồm những món ăn cho bà đẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Trong khoảng 2 ngày đầu nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ.
  • Thực đơn hằng ngày cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5-6 bữa.
  • Tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích. Trong thời gian cho con bú, phải kiêng tuyệt đối rượu, hút thuốc.
  • Nếu bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn.
  • Nếu phải mổ đẻ, có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần.

[inline_article id=268660]

Món ăn cho bà đẻ sau sinh chuẩn cơm mẹ chồng nấu không quá khó. Nếu có thời gian, chắc chắn mẹ cũng có thể thực hiện tươm tất hơn, đúng không nào!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa để bé bú no căng

Một trong những điều giúp mẹ khắc phục các vấn đề liên quan đến sữa mẹ là chế độ dinh dưỡng sau sinh. MarryBaby xin gợi ý đến các bạn thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa giúp em bé bú no căng. Hãy tham khảo ngay bài này để biết thêm những thực phẩm lợi sữa và món ăn cho bà đẻ sau sinh nhé.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 

Trước khi tìm hiểu thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa; các bạn nên tìm hiểu kỹ các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ sa sinh nhiều sữa. 

  • Canxi: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung 1.000 mg canxi mỗi ngày.
  • Axit folic: Phụ nữ cho con bú cần 500 microgam (0,5 miligam).
  • Chất béo lành mạnh: Lượng chất béo ăn vào cần cung cấp 20-30% năng lượng khẩu phần.
  • Protein: Trong 6 tháng đầu, nên ăn 79g/ngày và 6 tháng tiếp theo là 73g/ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày cần đủ rau xanh (≥400g trái cây, rau củ/ngày).
  • Nước: Mỗi ngày trung bình khoảng 2 – 2.5 lít nước (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bỉm thông thái: Cho con bú ăn ốc có sao không?

Mẹ sau sinh nên ăn gì?

ăn gì để nhiều sữa

Ngoài những thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa; bạn nên tìm hiểu những thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn cho con bú dưới đây.

1. Chè vằng

Theo dân gian, chè vằng là thực phẩm lợi sữa giúp giảm cân được trồng nhiều ở khu vực miền Trung. Bạn có thể dùng làm thức uống hàng ngày để tăng tiết sữa. Công thức hãm chè vằng khô như sau:

  • Cho 30g chè khô vào nước sôi, khuấy đều cho lá chè vằng ngấm nước và ra chất
  • Đun sôi lại trong 15 phút nữa để lá tiết ra hết chất
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi nước chè có màu vàng đậm, đặc và thơm
  • Uống nước chè vằng thay nước lọc hằng ngày, nang sữa sẽ năng tiết sữa đồng thời giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

2. Ăn gì để nhiều sữa? Tảo xoắn

Mẹ bầu nên ăn gì để có nhiều sữa? Từ mẹo dân gian, tảo xoắn cũng là thực phẩm lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh. Bạn có thể mua tảo xoắn ở nhiều dạng tảo tươi, tảo viên hoặc bột.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp tảo xoắn với một số dược liệu: Tam thất, đương qui để bào chế dược phẩm dùng cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng bổ dưỡng, lợi sữa.

3. Rau có màu xanh đậm

thực phẩm lợi sữa

Những loại rau có màu xanh đậm sẽ là nguồn cung cấp vitamin A, E, C, K và chất xơ. Và với lượng calo thấp mẹ có thể ăn nhiều rau cho mỗi bữa ăn mà không sợ quá no. Đây cũng là thực phẩm giúp mẹ ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.

4. Mẹ sau sinh nên ăn gì? Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm rất giàu vitamin A và kali rất tốt cho các mẹ bỉm sữa. Đặc biệt, thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa để tránh táo bón rất hiệu quả.

5. Ngũ cốc

Mẹ bỉm sau sinh uống ngũ cốc dinh dưỡng được không? Ngũ cốc là nguồn cung cấp tinh bột cần thiết trong khẩu phần ăn hằng ngày. Ngoài ra, ngũ cốc còn chính là món ăn cho bà đẻ nên bổ sung để tăng tiết sữa và ngăn táo bón hiệu quả.

6. Ăn gì để nhiều sữa? Các loại đậu

Đây cũng là nguồn cung cấp protein thực vật, kẽm và sắt cần thiết cho mẹ bỉm đang cho con bú. Bạn có thể chế biến các loại đậu với đa dạng món ăn cho bà đẻ từ món chính đến tráng miệng để không bị ngán.

[inline_article id=258801]

7. Trứng

Mẹ sau sinh nên ăn gì? Trứng là thực phẩm lợi sữa giàu protein, chất béo tốt và vitamin. Thực phẩm này cũng không làm tăng cao lượng cholesterol trong máu. Vì thế, mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa nhé.

8. Mẹ sau sinh nên ăn gì? Thịt bò

Thịt bò là sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa để cung cấp kẽm, sắt và vitamin B. Bạn có thể chọn thịt bò chất lượng từ các nông trại chăn nuôi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

mẹ sau sinh nên ăn gì

9. Cá hồi và cá mòi

Hai loại cá này sẽ giúp bổ sung vitamin B12, DHA, omega-3 và vitamin D tự nhiên. Đây là các dưỡng chất giúp hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

10. Mẹ sau sinh nên ăn gì? Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm giàu canxi cho mẹ và bé. Mẹ có thể kết hợp sữa chua với các loại hạt để vừa bổ sung canxi và protein cho cơ thể nhé.

11. Quả chà là và quả mơ 

Mơ và chà là là thực phẩm lợi sữa do tạo ra hormone prolactin. Với vị chua ngọt tự nhiên dễ ăn, quả mơ và chà là còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và kali.

12. Ăn gì để nhiều sữa? Các loại quả hạch

Các loại quả hạch cũng là nguồn cung cấp canxi tốt cho mẹ bỉm sữa. Vì thế, bạn đừng quên bổ sung thực phẩm lợi sữa này trong thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân cho mẹ cho con bú

Mẹ sau sinh nên tránh ăn gì?

Khi đã tìm hiểu các món ăn cho bà đẻ để bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa; bạn cũng cần lưu ý một số thực phẩm không nên dùng khi cho con bú dưới đây:

1. Thức uống chứa cồn và caffeine

Các loại rượu, thức uống có cồn và nhiều caffeine sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ và sức khỏe của bé. Vì thế mẹ nên tránh dùng các thực phẩm này trong giai đoạn cho con bú.

2. Hải sản

món ăn cho bà đẻ

Hải sản là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt nhưng một số loại có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Và điều này được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.

3. Các loại thuốc

Các loại thuốc dùng cho phụ nữ đang cho con bú nên được thông qua ý kiến từ bác sĩ sản khoa hay dược sĩ. Vì một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú

Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 

1. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 1

  • Gà rang Gừng
  • Mướp giá xào nạc thăn
  • Canh thiên lý, rau ngót nấu thịt nạc băm
  • Ruốc thịt heo
  • Trứng gà luộc

2. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 2

  • Chim bồ câu hầm hạt sen, táo đỏ
  • Trứng trộn thịt xay rau củ hấp
  • Củ cải, cà rốt luộc

3. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 3

  • Tôm rim
  • Trứng luộc
  • Thịt thăn rim
  • Rau cải thìa luộc
  • Canh củ cải nấu sườn
  • Tráng miệng: hồng xiêm

4. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 4

  • Thịt heo băm trộn giò sống sốt cà chua
  • Ruốc thịt heo
  • Canh đậu
  • Cà rốt nấu sườn

5. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 5

  • Gà rang gừng
  • Đậu que luộc
  • Ruốc
  • Canh bắp ngọt nấu sườn
  • Chè sen long nhãn

6. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 6

  • Chả chìa mật mía
  • Trứng luộc
  • Su hào xào thịt băm
  • Ruốc
  • Canh rau ngót thịt băm

7. Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa 7

  • Tôm rim
  • Trứng luộc
  • Thịt nạc thăn rim
  • Rau lang luộc
  • Canh mướp đắng nhồi giò sống

[inline_article id=275934]

Hy vọng với các thực phẩm lợi sữa và món ăn cho bà đẻ sẽ giúp mẹ có thêm nhiều gợi ý cho thực đơn sau sinh. Quan trọng mẹ nên nhớ cân bằng các dưỡng chất theo nguyên tắc dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con nhé.