Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bơ lạt cho bé ăn dặm và các cách chế biến giúp bé ngon miệng hơn

Bơ lạt cho bé ăn dặm có nhiều loại khác nhau, nếu không hiểu và phân biệt rõ thành phần rất có thể gây hại cho trẻ. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ về loại bơ lạt các cách chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm ngon miệng hơn. Các mẹ cùng theo dõi nhé!

Vai trò của chất béo khi bé ăn dặm

[key-takeaways title=””]

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với trẻ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 31gr chất béo mỗi ngày và dưới 50g với trẻ 1-6 tuổi. Có nhiều nguồn bổ sung chất béo khác nhau nên mẹ có thể linh động lựa chọn đa dạng sao cho phù hợp với khẩu vị của con.

[/key-takeaways]

Các loại chất béo động vật như thịt mỡ, thịt nạc… chứa nhiều axit béo bão hòa giàu năng lượng. Nếu dùng nhiều sẽ có hại cho tim mạch. Trong khi đó, cá hồi, mỡ gan cá, dầu cá và mỡ các loại động vật chứa nhiều vitamin A, D và axit arachidonic rất tốt cho sức khỏe của bé.

>> Có thể mẹ quan tâm: Con ăn thanh long ruột đỏ đi vệ sinh ra màu đỏ có sao không các mẹ?

Bơ lạt cho bé ăn dặm có gì?

Trong các loại bơ lạt có rất ít chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao khoảng 83,5%. Bơ được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. So với phô mai thì cao hơn vì phô mai có hàm lượng chất đạm khoảng 25,5% và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

Bơ lạt cho bé ăn dặm rất giàu beta carotene, có màu vàng kem tự nhiên và hương vị bơ thơm ngon. Trong bơ còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như canxi, protein, men vi sinh, vitamin A và vitamin D.

Sự khác nhau giữa bơ động vật và bơ thực vật

Có 2 dạng bơ trên thị trường hiện nay mẹ cần biết để chọn chính xác bơ nấu cháo cho bé ăn dặm gồm:

1. Bơ động vật

Loại bơ này chứa 2/3 là chất béo bão hòa, có nhiệt độ sôi thấp. Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng lượng nhỏ để khi dùng trong nấu ăn như làm nước sốt, ướp thịt cá, làm bánh.

2. Bơ thực vật

Là dạng dầu thực vật được hydro hóa để thành biến dầu dạng lỏng sang dạng sệt hoặc dạng thỏi rắn. Quá trình chế biến này chuyển các chất béo không bão hòa trong dầu thực vật sang chất béo bão hòa. Vì vậy bơ thực vật càng đặc thì càng nhiều chất béo bão hòa. Bé mới ăn dặm, mẹ cần tránh dạng bơ chế biến loại cứng.

[inline_article id=122000]

Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm kiểu BLW

Với các bé mới bắt đầu làm quen với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW thì chưa cần thiết phải bổ sung các loại chất béo. Vì ban đầu bé mới chỉ tập kỹ năng cầm nắm, tập cắn, nhai, nuốt, tập dùng ống hút, tập húp từ bát với sự trợ giúp của mẹ.

Thức ăn vào dạ dày thì ít mà vương vãi thì nhiều. Giai đoạn này, sữa vẫn là thực phẩm chính đã có đủ lượng chất béo cần thiết để bé phát triển. Sau khi bé đã khá thành thục kỹ năng ăn, khoảng 8-9 tháng mẹ bắt đầu tìm kiếm thực đơn đa dạng 4 nhóm chất và bổ sung thêm bơ cũng như các loại chất béo khác.

Các món bơ lạt cho bé ăn dặm (hướng dẫn cách chế biến)

1. Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm với súp rau củ 

Nguyên liệu:

  • 1 ít bơ lạt
  • 100gr cà rốt
  • 1 cồi sò điệp
  • 100gr khoai tây
  • 1 muỗng cà phê kem béo
  • 50gr bông cải xanh
  • 50gr bông cải trắng

Cách thực hiện:

  • Các loại rau củ rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nấu chín với chút nước.
  • Sau khi chín, cho vào máy xay mịn.
  • Cho chút bơ lạt, kem sữa béo vào súp khi còn nóng.

nấu cháo bơ cho bé

2. Cách chế biến bơ lạt cho bé ăn dặm với khoai tây xào thịt bò 

Nguyên liệu:

  • Rau mùi
  • Bột nêm
  • 30gr thịt bò
  • 1/2 củ hành tím
  • 100gr khoai tây

Cách thực hiện:

  • Khoai tây gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ vừa miệng bé.
  • Cho chút bơ vào nồi, cho củ hành băm nhỏ vào xào thơm.
  • Tiếp đó cho thịt băm nhuyễn vào.
  • Thêm khoai tây và chút nước vào.
  • Nấu chín.
  • Khi ăn cho thêm rau mùi băm nhỏ cho thơm.
  • Món này bạn có thể xay nhuyễn nếu bé chưa ăn thô được.

[inline_article id=82314]

Nhưng lưu ý khi dùng bơ lạt cho bé ăn dặm

Bơ lạt là một loại chất béo tốt cho sức khỏe của con trẻ. Nhưng nếu mẹ sử dùng không đúng cách sẽ gây ra những tác hại không lường.

Dưới đây là những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm với bơ lạt:

  • Đã cho bơ lạt thì nên bớt chút dầu ăn và mỡ trong khẩu phần ăn dặm của bé.
  • Nếu trẻ bị dị ứng đường lactose thì không nên cho bơ vào khẩu phần ăn dặm của bé.
  • Mẹ cần tránh chế biến bơ lạt với cua, lươn, rau mồng tơi hoặc rau dền, vì có thể khiến trẻ bị đau bụng. Thay vào đó mẹ nên kết hợp bơ với thực phẩm như khoai tây, cà rốt, gà, tôm, thịt bò…
  • Nếu trong khẩu phần đã có tôm, cá, thịt thì mẹ cũng nên bớt lượng bơ cho trẻ ăn hằng ngày. Điều này giúp tránh nạp lượng đạm quá cao vào cơ thể bé.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ mấy tháng ăn được bơ lạt thì an toàn?

Trẻ có thể ăn bơ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thương là từ 6 tháng tuổi trở lên hoặc sớm hơn nếu bé có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm. Khi đó mẹ có thể cho bơ lạt vào khẩu phần của bé, mặc dù đây không phải là thực phẩm đầu tiên bé cần ăn khi mới bắt đầu ăn dặm. Thêm vào đó, nếu trẻ không có biểu hiện dị ứng với sữa thì bơ lạt là tương đối an toàn và mẹ có thể cho bé ăn khi bé sẵn sàng ăn dặm.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho con yêu. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái. Các mẹ hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby để tìm câu trả lời nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!