Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Nhưng nếu chẳng may, con yêu của bạn vẫn chưa xoay đầu khi đã đến gần ngày sinh thì sao? Có lẽ, bạn đang rất hoang mang phải không? Đừng lo quá, bạn hãy đọc bài viết này để biết cách phải làm sao nhé.

Mẹ bầu phải làm sao khi thai nhi không quay đầu?

Nếu chẳng may, ở tuần 37 thai nhi vẫn không quay đầu thì làm sao? Trước hết, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ các biện pháp sau:

  • Xoay thai nhi trong tử cung về tư thế đúng
  • Lên kế hoạch sinh mổ chủ động

1. Xoay thai nhi trong tử cung

Bác sĩ sẽ làm gì khi thai nhi không quay đầu? Bác sĩ sản khoa sẽ áp dụng các kỹ thuật xoay đầu sau:

1.1 Sử dụng âm thanh để kích thích thai nhi

Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé
Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé

Ngoài cách trên, bác sĩ có thể khuyên mẹ nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, tiếp xúc với ánh sáng để khiến thai nhi thích thú. Khi ở trong tử cung, thai nhi có thể nghe thấy âm nhạc, nhìn thấy những thay đổi ánh sáng qua da và thậm chí nghe thấy giọng nói của bạn.

Bạn có thể thử đặt tai nghe lên bụng, hướng về phía dưới để xem điều này có thu hút thai nhi không. Hoặc khi bạn chườm đá lạnh lên phần bụng trên, nơi đầu của thai nhi để bé thấy lạnh, di chuyển ra xa và quay đầu hướng xuống dưới.

1.2 Thực hiện một số bài tập hỗ trợ bé quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu làm gì để thay đổi tư thế? Đôi khi, bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số bài tập để thai nhi cử động và thay đổi tư thế nếu không gây hại cho hai mẹ con. Những bài tập này sẽ giống với các bài tập yoga. Với cách thực hiện, bạn nên hỏi bác sĩ hướng dẫn mình để có tư thế đúng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và có gây chuyển dạ không?

1.3 Phương pháp xoay thai nhi ECV (External cephalic version)

Bác sĩ làm gì khi thai không quay đầu

Phương pháp này giúp xoay thai nhi không xâm lấn để cải thiện cơ hội sinh con qua ngả âm đạo. Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là khi thai nhi được 36 đến 38 tuần.

Khi thực hiện phương pháp này yêu cầu phải có 2 bác sĩ. Trong đó, một bác sĩ sẽ phụ trách nâng mông của thai nhi lên ở tư thế hướng lên và bác sĩ thứ hai sẽ tạo áp lực qua thành bụng lên tử cung người mẹ để xoay đầu thai nhi về phía trước hoặc phía sau. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của em bé để đảm bảo em bé vẫn ổn. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể về nhà.

Những rủi ro của phương pháp ECV bao gồm:

  • Sinh non.
  • Vỡ ối sớm.
  • Sinh mổ cấp cứu
  • Mất máu cho bạn hoặc con bạn.
  • Thai nhi có thể quay trở lại vị trí ngôi mông.

>> Xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa?

[key-takeaways title=””]

Mặc dù các phương pháp quay đầu thai nhi ở trên không gây hại nhưng bạn cũng không nên tự thực hiện ở nhà. Khi thực hiện các phương pháp trên cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc do bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn làm. Tuy nhiên, các cách trên đôi khi cũng không mang đến hiệu quả như mong muốn.

[/key-takeaways]

Liên quan đến vấn đề làm gì khi thai không quay đầu; bạn có thể tìm hiểu thêm thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu & dấu hiệu ngôi thai ngược  trên MarryBaby nhé.

2. Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai không quay đầu? Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai nhi không quay đầu? Sau khi bạn sĩ thực hiện các phương pháp xoay đầu nhưng không thành công. Bác sĩ có thể chỉ định bạn chọn phương pháp sinh mổ chủ động hoặc sinh thường.

Với trường hợp thai nhi có ngôi mông ngược thì chọn phương pháp sinh mổ chủ động sẽ an toàn cho thai nhi hơn việc sinh thường.

Tuy nhiên, cũng có một số sản phụ dự định sinh thường nhưng trong quá trình sinh lại phải chuyển qua sinh mổ. Nếu điều này xảy ra sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng cho bạn.

Sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Nhau thai đang ở đâu
  • Kích thước của thai nhi
  • Cấu trúc xương chậu của mẹ
  • Vị trí chính xác của thai nhi trong bụng mẹ
  • Lịch sử sinh mổ của mẹ trong những lần trước đó

>> Bạn có thể xem thêm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?
Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?

Bên cạnh việc tìm hiểu các cách làm gì khi thai nhi không quay đầu; thì không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể cho bạn biết nguyên nhân nào thai nhi không quay đầu. Nhưng nhìn chung, thai nhi không quay đầu do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Nhau thai tiền đạo: Nhau thai che phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung.
  • Lượng nước ối trong tử cung: Người mẹ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
  • Dị tật thai nhi: Thai nhi bị dị tật bẩm sinh khiến đầu không thể quay xuống được.
  • Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai: Điều này có thể khiến thai nhi không thể quay đầu đúng vị trí.
  • Bé sinh non: Bé sinh non chào đời trước 37 tuần nên chưa kịp quay đầu đúng vị trí trước sinh.
  • Tử cung bất thường: Tử cung có hình dạng không bình thường hoặc có sự phát triển bất thường như u xơ tử cung. Thông thường, tử cung có hình dạng như một quả lê lộn ngược. Nếu tử cung có hình dạng khác có thể sẽ không có đủ chỗ cho thai nhi di chuyển vào vị trí trước sinh.

>> Xem thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không?

Không phải lúc nào những phương pháp quay đầu cho thai nhi cũng hiệu quả. Nhưng thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không? Nếu chẳng may, các cách làm gì khi thai không quay đầu kém hiệu quả, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho các rủi ro sau:

1. Trường hợp sinh mổ

Một số thai nhi không quay đầu có thể được sinh an toàn qua đường âm đạo. Nhưng thông thường bác sĩ sẽ chọn đỡ đẻ bằng phương pháp sinh mổ cho an toàn. Tuy nhiên, khi sinh mổ bạn sẽ có thể gặp rủi ro như:

2. Trường hợp sinh thường

Nếu bạn vẫn chọn sinh thường dù biết thai nhi không quay đầu thì có thể gặp phải các biến chứng sau:

  • Thai nhi bị gãy xương hông hoặc xương đùi.
  • Thai nhi bị chấn thương trong hoặc sau khi sinh.
  • Thai nhi cũng có thể bị gặp vấn đề với dây rốn. Chẳng hạn như, dây rốn có thể bị xẹp trong quá trình sinh nở có thể gây tổn thương thần kinh và não do thiếu oxy.

[inline_article id=281706]

Như vậy, bạn đã biết phải làm gì khi thai nhi không quay đầu rồi phải không? Trước hết, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để có được phương án tốt nhất tuỳ vào mỗi trường hợp nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]