Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm, thậm chí có vẻ yếu đuối hơn hẳn. Không chỉ sức khỏe bản thân, bất cứ hành động nào của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Cùng tìm hiểu khi mang thai nên kiêng những gì mẹ nhé!

Leo trèo, bê vác vật nặng

Khi mang thai nên kiêng những gì? Thực tế, hai việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi leo trèo hoặc bê vác vật nặng, mẹ bầu có nguy cơ bị trượt ngã cao hơn rất nhiều, bởi khả năng giữ thăng bằng kém.

Hơn nữa, khi bê vác vật nặng, bạn có thể vô tình gây áp lực quá mức lên bụng, có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung.

Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên hạn chế leo trèo lên cao hoặc làm việc nặng. Nếu cần, bạn đừng ngại nhờ anh xã, đồng nghiệp hoặc người xung quanh giúp một tay nhé.

Hạn chế gập người lên xuống

khi mang thai nên kiêng những gì
Khi mang thai nên kiêng những gì?

Tư thế cúi gập người nhặt đồ vật gì đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống. Hơn nữa, khi cúi người, máu dồn xuống đầu cũng có thể gây choáng váng, dẫn đến té ngã gây nguy hiểm cho thai nhi.

>>Xem thêm: Chớ coi thường ớn lạnh khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu

Kiêng bắt chéo chân hay gập gối

Thói quen ngồi bắt chéo chân sẽ làm hạn chế lưu thông máu, đồng thời gây nên tình trạng đau lưng, đau cổ nếu phải ngồi lâu.

Hơn nữa, khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới.

Để đảm bảo sức khỏe khi mang thai, bạn nên ngồi thẳng, chân khép, đặt vuông góc với mặt đất. Tốt nhất, nên phân đều lực lên hai chân và chú ý ngồi thẳng lưng.

Kiêng tiếp xúc với sơn

Khi mang thai nên kiêng những gì? Sơn có chứa độc tính. Độc tính của sơn phụ thuộc vào từng dung môi và hóa chất trong sơn.

Mặc dù người ta cho rằng sơn gia dụng có mức độ phơi sáng thấp. Tuy nhiên bạn cần tránh tiếp xúc với sơn, mùi của các loại sơn.

khi mang thai nên kiêng những gì
Mẹ bầu nên tránh làm những gì khi mang thai?

Kiêng đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột

Chuyển tư thế đột ngột có thể làm mẹ bầu bị choáng, dễ ngất xỉu. Tốt nhất, bạn nên vịn tay vào gối từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân phối trọng lượng cơ thể đều trên cả hai chân, dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên. Hoặc khi bạn đang nằm và cần ngồi dậy, hãy nghiêng người sang một bên và chống tay dậy từ từ. 

>>Xem thêm: Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Không đến các phòng tắm hơi hoặc ngâm mình quá lâu trong nước nóng

Nhiều bà bầu sẽ thấy đau nhức khi mang thai, khi này thư giãn trong bồn nước nóng có vẻ lý tưởng. Nhưng đây là điều mẹ cần kiêng cữ khi mang thai đấy.

Bởi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến một số dị tật bẩm sinh. Tốt hơn hết bạn cần duy trì tắm nước ấm với nhiệt độ vừa phải.

>>Xem thêm: Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Kiêng đứng quá lâu

Khi mang thai nên kiêng những gì? Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ. Vì thế, nếu bắt buộc phải đứng lâu, bạn nên để một chân lên một chiếc ghế nhỏ, đổi tư thế với chân kia trong 5 – 10 phút nhé!

Kiêng mang giày cao gót

khi mang thai nên kiêng những gì
Nhiều hành động tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai? Mang giày cao gót khiến trọng lượng tâp trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân.

Hơn nữa, mang giày cao gót khi mang thai dễ gây té ngã, ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng mẹ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay giày cao gót bằng giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn.

Trong trường hợp quá mê mẩn, không thể từ bỏ giày cao gót, mẹ cũng lưu ý nên chọn giày đế xuồng, có chiều cao không quá 5 cm. Tránh đi giày cao gót là điều cần thiết kiêng cữ khi mang thai mẹ nên chú ý.

>>Xem thêm: Kiêng cữ khi mang thai và những sai lầm tai hại của mẹ bầu

Tránh hít phải khói thuốc lá

Nên kiêng gì khi mang thai 3 tháng đầu? Thuốc lá, khói thuốc là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Bởi có khoảng 4000 hóa chất gây hại trong khói thuốc và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé trong thai kỳ.

Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có thể khiến thai phụ sảy thai, sinh non, bé bị thiếu cân hoặc thậm chí ảnh hưởng đến trí não của trẻ.

>>Xem thêm: Bầu có được sơn móng tay không? Hội mẹ mê nail xem ngay

Hạn chế leo cầu thang

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai? Leo cầu thang giúp bạn tăng cường khả năng vận động của các cơ vùng chậu, đùi và mông giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh. Hơn nữa, vận động bằng cách leo cầu thang cũng giúp tăng cường chức năng tim mạch.

Lợi ích là thế, nhưng bà bầu không nên lạm dụng việc leo cầu thang. Bởi khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống cũng như tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng đau lưng, nhức mỏi gối khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, lúc xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương sẽ tăng gấp 3 lần.

Lưu ý dành cho mẹ: Khi lên xuống cầu thang, bạn nên nắm chắc tay cầm, đồng thời tránh nghe điện thoại để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã.

[video-embeb title=’8 việc nhà mẹ bầu nên nhường chồng để tránh hại sức khoẻ thai nhi ‘ description=” url=’https://youtube.com/embed/OM7y-pSZI0g”>’ ][/video-embeb]

Trên đây là những điều mẹ cần kiêng cữ khi mang thai và trả lời cho câu hỏi khi mang thai nên kiêng những gì. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Bị sảy thai: Tất tần tật những điều cần biết 

 Làm thế nào để biết được mình bị sảy thai? Làm thế nào để vượt qua nỗi đau buồn để phục hồi sức khỏe và bắt đầu lại hành trình mang thai mới? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Sảy thai là gì?

Sảy thai (sảy thai tự nhiên) là bị mất thai trước 20 tuần trong thai kỳ và thường xảy ra trong ba tuần đầu hoặc ba tháng đầu của thai kỳ.

Sảy thai với song thai  

Phụ nữ mang thai song thai hoặc đa bội dễ gặp phải biến chứng như sinh non, tiền sản giật, sảy thai hoặc hội chứng thai đôi biến mất. 

Hội chứng thai đôi biến mất xảy ra khi có một thai đột nhiên bị biến mất ở bà bầu mang song thai và nhiều trường hợp thai đôi biến mất được tái hấp thu vào nhau thai.

Nhiều trường hợp thai đôi biến mất xảy ra quá sớm trong thai kỳ khiến bạn không kịp biết rằng mình đã mang song thai.

Dấu hiệu sảy thai 

Ở mỗi phụ nữ và ở mỗi giai đoạn mang thai sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai khác nhau. Có người dấu hiệu bị sảy thai rất rõ ràng, nhưng cũng có người hầu như không thấy dấu hiệu nên không biết mình bị sảy thai.

Dưới đây là một số triệu chứng sảy thai thường gặp: 

+ Chảy máu âm đạo.

+ Chảy dịch âm đạo lẫn cục máu.

+ Đau bụng dữ dội hoặc bị co thắt tử cung mạnh.

+ Đau lưng từ nhẹ đến nặng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên tới ngay bệnh viện để thăm khám và siêu âm nhé.

Nguyên nhân gây sảy thai 

Khi mang thai, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng bởi hormone và chất dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ. Hầu hết các trường hợp bị sảy thai ba tháng đầu là do thai nhi không phát triển bình thường và có nhiều nguyên nhân gây ra như:

+ Do vấn đề di truyền hoặc nhiễm sắc thể.

+ Do nhiễm sắc thể giữ gen (nhiễm sắc thể X): Trong một bào thai đang phát triển, một bộ nhiễm sắc thể được đóng góp bởi người mẹ và một bộ khác của người cha sẽ gây ra những bất thường cho thai nhi như:

  • Suy thai trong tử cung: Phôi hình thành nhưng ngừng phát triển trước khi bạn thấy hoặc cảm thấy các triệu chứng mất thai.
  • Không có phôi thai: Không có hình thức phôi nào cả.
  • Chửa trứng toàn phần: Cả hai bộ nhiễm sắc thể đến từ người cha, không có sự phát triển của thai nhi.
  • Chửa trứng nửa phần: Các nhiễm sắc thể của mẹ vẫn còn, nhưng người cha cũng đã cung cấp hai bộ nhiễm sắc thể.

+ Do các tế bào của phôi phân chia hoặc do một tế bào trứng hoặc tinh trùng bị hư hỏng.

+ Do các vấn đề về nhau thai cũng có thể dẫn đến sảy thai.

+ Do điều kiện và thói quen sinh hoạt.

+ Do tình trạng sức khỏe và thói quen, lối sống.

*Lưu ý: Nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục hoặc tập thể thao sẽ dẫn đến sảy thai nhưng không đúng. Nếu bạn tập thể dục và quan hệ tình dục bình thường sẽ không gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi, trừ khi bạn tiếp xúc với hóa chất, bức xạ có hại hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.

uong-cac-loai-thuoc-co-the-gay-xay-thai
Uống thuốc có thể gây xảy thai hoặc dị tật thai nhi

Những yếu có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai

+ Chế độ ăn uống kém hoặc bị suy dinh dưỡng.

+ Sử dụng ma túy và rượu.

+ Mang thai khi cao tuổi. Phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn phụ nữ dưới 35 tuổi.

+ Bệnh tuyến giáp không được điều trị.

+ Vấn đề về nội tiết tố.

+ Tiểu đường không kiểm soát.

+ Nhiễm trùng.

+ Chấn thương.

+ Béo phì hoặc quá gầy.

+ Có vấn đề ở cổ tử cung.

+ Tử cung có hình dạng bất thường.

+ Huyết áp cao.

+ Ngộ độc thực phẩm.

+ Sử dụng thuốc chữa bệnh có các thành phần gây hại cho thai.

+ Có tiền sử bị sảy thai.

chay-mau-am-dao
Chảy máu âm đạo nhiều có thể là bị sảy thai

Làm thế nào để biết bị sảy thai chứ không phải bị kinh nguyệt? 

Rất nhiều người bị sảy thai trước khi biết mình mang thai, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ vì triệu chứng chảy máu âm đạo rất giống với kinh nguyệt bình thường.

Do đó, muốn biết mình có bị sảy thai hay không, bạn cần xem xét kỹ các triệu chứng sau:

+ Các triệu chứng: Khi bạn thấy tự nhiên bị đau lưng hoặc đau bụng dữ dội và âm đạo chảy dịch lẫn cục máu đông, rất có thể là sảy thai.

+ Thời điểm dễ bị sảy thai: Sảy thai thường xảy ra rất sớm trong thai kỳ, bạn có thể bị nhầm lẫn với kinh nguyệt. Tuy nhiên, sau tám tuần mang thai thì dấu hiệu sảy thai không còn giống với bị kinh nguyệt nữa. 

+ Thời gian của các triệu chứng sảy thai: Các triệu chứng sảy thai thường kéo dài trong một khoảng thời gian và có thể diễn biến theo xu hướng nặng dần.

Nếu bạn bị chảy máu nhiều hoặc cảm thấy đang bị sảy thai, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhé. 

Các loại sảy thai thường gặp

Có nhiều loại sảy thai khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng của bạn và giai đoạn mang thai, cụ thể: 

+ Sảy thai hoàn toàn: Tất cả các mô thai đã đều bị trôi ra ngoài âm đạo.

+ Sảy thai không hoàn toàn: Các mô thai đã trôi ra ngoài nhưng một số vẫn còn sót lại một phần.

+ Sảy thai bị bỏ lỡ: Phôi chết nhưng bạn không biết để lấy ra.

+ Sảy thai bị đe dọa: Chảy máu và chuột rút cho thấy khả năng sắp sảy thai.

+ Sảy thai không thể tránh khỏi: Xuất hiện chảy máu, co thắt và giãn cổ tử cung cho thấy chắc chắn sẽ bị sảy thai.

+ Sảy thai tự hoại: Nhiễm trùng đã xảy ra trong tử cung của bạn.

hut-thuoc-la-de-bi-say-thai
Hút thuốc lá dễ bị sảy thai

Cách phòng chống sảy thai 

Sảy thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng nếu bạn chú ý đề phòng có thể làm giảm bớt nguy cơ rủi ro.

+ Bạn cần được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên trong suốt thai kỳ. 

+ Không được uống rượu, dùng ma túy và hút thuốc lá trong khi mang thai.

+ Bạn cần duy trì cân nặng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai.

+ Nên đề phòng nhiễm trùng, bạn cần rửa tay kỹ và tránh xa những người bị bệnh. 

+ Không uống quá 200mg caffeine/ngày.

+ Nên bổ sung vitamin trước khi sinh để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.

+ Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau xanh.

Điều trị sảy thai như thế nào? 

Nếu bạn bị sảy thai hoàn toàn thì không cần điều trị, tuy nhiên nếu bạn bị sảy thai nhưng còn sót lại các mô bên trong cơ thể thì cần đến ngay bệnh viện.

+ Bạn có thể để các mô còn sót lại tự thoát ra ngoài cơ thể. 

+ Bạn có thể phải dùng thuốc để đẩy phần mô còn sót lại ra ngoài. 

+ Trường hợp nặng hơn, bạn cần phải phẫu thuật để lấy phần thai còn sót lại.

do-dung-cho-tre-so-sinh
Nên cất giữ những đồ dùng của em bé để bạn được nguôi ngoai nỗi đau mất con.

Phục hồi thể chất sau sảy thai

Thời gian phục hồi sau sảy thai tùy thuộc vào việc bạn đã mang thai được bao lâu. Và thông thường sau 4-6 tuần sảy thai bạn sẽ có kinh nguyệt trở lại. Để phục hồi sức khỏe, bạn cần thực hiện các điều sau:

+ Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng cốc nguyệt san trong ít nhất hai tuần sau khi sảy thai.

+ Sau sảy thai có thể bạn sẽ trải qua các triệu chứng như khó ngủ, thiếu năng lượng và hay khóc. Bạn nên chia sẻ với mọi người để được động viên và hỗ trợ như: 

  • Hãy nói với một ai đó trong gia đình về cảm xúc của bạn hoặc bạn cần được hỗ trợ như thế nào.
  • Hãy cất các vật dễ gợi lại kỷ niệm khi mang thai như quần áo bà bầu và đồ dùng cho bé cho đến khi bạn có thể bình tĩnh khi nhìn thấy chúng.
  • Thử một vài hình thức để tưởng nhớ tới em bé như trồng cây hoặc đeo một món đồ trang sức.
  • Đi trị liệu tâm lý nếu tinh thần của bạn quá suy sụp.
  • Tham gia vào các hội nhóm mẹ và bé để cùng nhau chia sẻ và đồng cảm. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Khi bạn trông mong từng ngày để được làm mẹ nhưng rủi ro ập đến, thai nhi bé nhỏ không thể chào đời, xin đừng quá đau buồn và bi quan về giấc mơ làm mẹ. Bạn nên hiểu rằng, bị sảy thai là một rủi ro hết sức bình thường, lỗi không phải do bạn. Hãy cố gắng vượt qua đau buồn, cân bằng lại cuộc sống và ổn định sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể mang thai khỏe mạnh vào lần tiếp theo và đừng quá lo lắng nhé.