Trong bưởi có lượng lớn vitamin C, chất xơ, kali và các dưỡng chất khác cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, vitamin A, đạm, sắt, kẽm, magie… Vậy công dụng của quả bưởi là gì và liệu mẹ sau sinh ăn bưởi được không?
Sau sinh ăn bưởi được không?
Sau khi sinh từ 3-4 ngày, bạn đã có thể bổ sung trái cây vào thực đơn hàng ngày. Vậy sau sinh ăn bưởi được không? Hay bà đẻ ăn bưởi được không? Câu trả lời là, sau sinh bạn có thể bổ sung bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vì bưởi rất tốt cho sức khoẻ và có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,…
Ngoài ra, bạn nên chọn ăn bưởi ngọt thay vì bưởi chua trong giai đoạn cho con bú. Bởi vì, bưởi chua có thể gây ảnh hưởng xấu đến bao tử và vị sữa mẹ. Bạn có thể chọn những quả bưởi ngọt có đặc điểm như lớp vỏ bên ngoài căng, bóng, hơi ửng vàng, hình dáng trái bưởi tròn đều, khi cầm trên tay thấy nặng chắc tay.
[recommendation title=””]
Mặc dù, bưởi mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần ăn bưởi với số lượng vừa phải tầm 3-4 miếng/lần và không ăn liên tục trong một thời gian dài. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khoẻ.
[/recommendation]
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sau sinh có được ăn sương sáo không? Sương sáo kỵ với gì?
Sau sinh ăn bưởi nhiều có tốt không?
Bưởi là loại trái cây mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đối với mọi lứa tuổi. Sau khi đã biết sau sinh ăn bưởi được không, mẹ tìm hiểu thêm về công dụng của quả bưởi nhé.
1. Quả bưởi giúp tiêu hóa tốt – chữa chứng khó tiêu
Bưởi chứa nước và chất xơ. Cụ thể, một quả bưởi nhỏ nặng 200g chứa 182g nước và 2,2g chất xơ. Vậy ăn bưởi nhiều có tốt không? Cả nước và chất xơ trong bưởi đều có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Sau sinh ăn bưởi được không? Bưởi cung cấp các chất dinh dưỡng nhưng không tác động đáng kể đến lượng đường trong máu bạn. Ngoài ra bưởi còn chứa naringin có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Cũng chính vì công dụng này mà nhiều mẹ cho con bú bị tiểu đường thắc mắc sau sinh ăn bưởi được không. Câu trả lời sẽ ở phần tiếp theo, mẹ nhé.
3. Công dụng của quả bưởi hỗ trợ giảm cân
Sản phụ ăn bưởi có tốt không? Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy bưởi có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên Vitamin C trong quả bưởi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp làn da được cải thiện đáng kể.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé
4. Giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ăn nhiều flavonoid có trong bưởi giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở phụ nữ. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 19% ở những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt.
5. Ngăn ngừa huyết áp và bảo vệ tim mạch
6. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Bà đẻ ăn bưởi có tốt không? Bưởi là loại quả giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, lycopene. Những chất này có thể giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do, mà các chuyên gia tin rằng làm phát sinh ung thư.
7. Tăng chức năng miễn dịch
Vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch theo một số cách. Ví dụ, một chế độ ăn uống bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Vitamin C trong bưởi cũng có lợi trong việc giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh thông thường.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bí đao được không? Mẹ xem ngay để tránh ăn bí đao sai cách!
Lưu ý khi ăn bưởi sau sinh
Bên cạnh việc sau sinh ăn bưởi được không và công dụng tuyệt vởi của quả bưởi với sức khỏe mẹ, mẹ bỉm cần chú ý đến một số thuốc có thể bị ảnh hưởng nếu dùng chung với trái bưởi:
- Thuốc statin để giảm cholesterol: Simvastatin, Atorvastatin
- Thuốc điều trị huyết áp cao: Nifedipine
- Một số loại thuốc thải ghép cơ quan: Cyclosporin
- Thuốc chống lo âu: Buspirone
- Một số corticosteroid: Budesonide (điều trị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng)
- Thuốc điều trị loạn nhịp tim: Amiodarone
- Thuốc kháng histamine: Fexofenadine.
Bưởi có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng, tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của các thuốc này. Các mẹ bỉm đang sử dụng các thuốc này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã nhé.
Ngoài ra có một số mẹ bỉm không biết nước ép bưởi uống khi nào. Mẹ có thể uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi vào buổi sáng để đạt hiệu quả nhất nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh
Món ngon từ bưởi cho mẹ
Bên cạnh tìm hiểu sau sinh ăn bưởi được không; bạn hãy thử trổ tài làm những món dưới đây nhé
1. Sữa chua bưởi
Đầu tiên, mẹ gọt vỏ bưởi và lấy phần tép bưởi tươi ngon bên trong. Kết hợp chúng với sữa chua và thêm một lớp đường nâu lên trên bề mặt. Sau đó, mẹ đặt hỗn hợp vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất để làm tan đường. Bạn cũng có thể trang trí bằng một ít quả cherry để làm món này thêm hấp dẫn.
2. Gỏi bưởi với tôm và thịt
Bước đầu, lấy phần thịt bưởi sau khi đã gọt vỏ. Luộc chín tôm và thịt, sau đó cắt chúng thành từng khúc nhỏ. Bào cà rốt thành sợi và thái dưa leo thành miếng vừa ăn. Để làm nước mắm, hòa nước mắm và đường theo tỷ lệ 1:1 và đun sôi, sau đó để nguội. Thêm ớt, tỏi băm và nước cốt chanh vào và nêm gia vị theo khẩu vị. Tiếp theo, kết hợp tất cả các thành phần đã chuẩn bị và trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi và một ít rau thơm để tạo nên một món ăn tuyệt vời.
>> Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được tôm? Mẹ bỉm ăn bao nhiêu tôm thì đủ?
3. Salad bưởi
Bạn luộc chín tôm, sau đó bóc vỏ và rửa sạch rau diếp cá. Sau đó, bạn lột vỏ quả bơ và cắt thành bơ thành hạt lựu. Tiếp đến, bạn kết hợp tôm, rau diếp cá và bơ với nước ép bưởi, muối, tiêu, dầu oliu và nước sốt salad, rồi trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi đã gọt vào món salad để bạn có một món ăn dinh dưỡng.
[inline_article id=295878]
Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn bưởi được không. Bưởi có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng với cơ thể mẹ sau sinh. Nhưng nếu mẹ đang điều trị các bệnh khác cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trái bưởi nhé.