Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Nếu bạn là người quan tâm đến môi trường; và mong muốn góp phần xây dựng môi trường sống tốt hơn; hãy cùng MarryBaby tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì; và cách phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nhà.

Một hành động phân loại rác tuy nhỏ; nhưng cũng sẽ góp phần tác động rất lớn đến môi trường đó!

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt (Domestic Waste) là bất kỳ chất thải gì được thải ra từ các hoạt động thường ngày từ các hộ gia đình.

Còn những loại chất thải do con người tạo ra ở khu thương mại, khu xây dựng hoặc bệnh viện và có đội ngũ chuyên biệt để thu gom được gọi là rác thải sinh từ hoạt động thương mại, dịch vụ (Commercial Waste).

Bạn cần hiểu sự khác biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải thương mại là gì? Từ đó, bạn sẽ biết vai trò của bản thân trong việc xử lý những loại rác thải sinh hoạt để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn.

2. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Người dân còn chưa biết nhiều về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì

Trong Chuyên đề Quản lý Chất thải sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia đã thống kê tổng khối lượng rác thải sinh hoạt trên toàn quốc tính đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày. Trong đó tại TP.HCM và Hà Nội thường xuyên phát sinh trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. 

Qua đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu lên những khó khăn và vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết, bao gồm:

  • Nước ta chưa thực sự chú trọng vào việc tìm giải pháp giảm lượng rác thải.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương án bãi chôn lấp; vẫn gặp khó khăn vì gây mùi và tiêu hao diện tích đất.
  • Khó khăn trong việc phân loại rác thải rắn; rác thải sinh hoạt tại nguồn.
  • Ý thức trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao.

3. Lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì?

Để môi trường sống xung quanh cũng sạch và thơm như chính căn nhà mình; những miếng rác cần về đúng chỗ của nó. Bạn có biết, việc bạn bỏ đúng loại rác vào đúng nơi quy định đã giúp ích được những gì không? 

[key-takeaways title=”Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách có tác động tốt là gì?”]

Theo ước tính của World Bank nếu chúng ta cùng nhau phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ bây giờ, chúng ta sẽ góp phần:

  • Giảm chi phí thu gom và chi phí xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
  • Giảm thải 0,73 tấn CO2 cho Trái Đất.
  • Tái sử một nửa lượng bao bì cần in cho doanh nghiệp.
  • Cơ hội cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

[/key-takeaways]

Điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta đồng ý tìm hiểu và hành động từ hôm nay.

4. Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả

Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả
Phân loại rác thải sinh hoạt vô cơ, hữu cơ, tái chế là gì?

Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta gần đây phát ra nhiều tín hiệu SOS. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là gần đây càng ngày càng có nhiều người đang cố gắng thay đổi thói quen sống vì môi trường nhiều hơn. Trong đó, việc cơ bản và đơn giản nhất chính là tìm hiểu và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi là trong thùng rác nhà mình có những loại rác thải sinh hoạt gì chưa?

Tuy mỗi nước có một hệ thống xử lý rác khác nhau; nhưng nhìn chung trong bất kỳ chiếc thùng rác nào; ở bất kỳ nhà nào, rác thải sinh hoạt bao gồm 3 nhóm nhỏ, bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

4.1 Cách xử lý rác thải sinh hoạt vô cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt vô cơ (dạng rắn) là gì? Rác vô cơ là những vật như giấy vụn, nhựa, bìa các tông, kim loại, thủy tinh, pin sau sử dụng,..

Đối với pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức; vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500 lít nước; mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý. (Bạn có thể lấy một lọ thủy tinh để đựng pin trong cả năm sử dụng)

Nếu bạn thực sự muốn tự mình mang vỏ hộp sữa và pin đã sử dụng đến đúng nơi chuyên xử lý; bạn có thể tìm thông tin của họ trong ở đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xử lý pin đã qua sử dụng

4.2 Những việc cần làm để phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?
Cách phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ dạng rắn là gì? Rác thải sinh hoạt hữu cơ (chiếm 50 – 80%) là:

  • Những thức ăn còn dư lại.
  • Bã trà hay bã cà phê.
  • Vụn bánh.
  • Những phần cành, ngọn, rễ dư của rau củ mà chúng ta thường bỏ đi.
  • Xương hay mỡ thừa khi làm thức ăn,…
  • Rơm, rạ, hoa, cỏ, lá, cành không còn được sử dụng nữa.

Và bạn có để ý rằng khi để rác trong nhà quá lâu thì chúng sẽ sinh mùi khó chịu không? Về bản chất, rác hữu cơ là loại rác có thể phân hủy được, trong khi đó rác vô cơ là không có mùi. Nếu xử lý đúng cách thì hầu như thùng rác trong nhà của bạn sẽ ít khi có mùi.

MarryBaby gợi ý cho bạn những cách tận dụng rác hữu cơ như sau:

  • Nếu bạn thích trồng cây tại nhà, hãy tận dụng rác hữu cơ như rau, củ, quả làm phân bón cho cây (hoặc phương pháp vermicompost).
  • Rác hữu cơ như các loại thịt, cá,… bạn có thể cân nhắc giảm lượng tiêu thụ.
  • Lưu ý là nhớ là bỏ rác hữu cơ vào một thùng riêng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ

4.3 Cách xử lý, phân loại rác thải sinh hoạt tái chế là gì?

Rác tái chế là gần giống với rác vô cơ như chai nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng.

Nếu bạn muốn tận dụng lại, dưới đây là những gợi ý:

  • Bạn có thể dùng những lọ thủy tinh để tận dụng làm đồ trồng cây, đựng nước đun sôi.
  • Với các chai nước nhựa cũ có thể sử dụng sáng tạo như lon đựng viết, đựng thun,… hoặc tốt hơn là hạn chế sử dụng chai nhựa.
  • Đối với các loại quần áo cũ, bạn có thể tái chế thành những chiếc túi “thời trang” (cách làm ở đây –  hoặc quyên góp cho quỹ từ thiện quần áo 0 đồng)

Trường hợp bạn đã hiểu về các loại rác thải cũng như không có nhu cầu tái sử dụng. Hành động mà bạn nên làm nhất lúc này chính là phân loại rác thải bằng cách “cho mỗi loại rác vào mỗi thùng đựng riêng biệt”.

5. Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn

Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn
Bạn đã biết quy định mới về phân loại rác thải sinh hoạt là gì chưa?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25.8.2022; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 75 luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại chất thải (rác thải) rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân được phân loại như sau: 

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
  • Chất thải thực phẩm.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

6. Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Với tư cách là một người bảo vệ và yêu môi trường; bạn cần duy trì và thực hiện những hành động sau:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
  • Trồng thêm cây xanh tại nhà hoặc tham gia hoạt động tình nguyện.
  • Không hút thuốc lá nơi công cộng.
  • Tận dụng rác thải rắn (vô cơ).
  • Hiểu về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì.
  • Chia sẻ cho mọi người cùng biết cách phân loại rác thải sinh hoạt thực chất là gì.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách rã đông cá nhanh mà cá vẫn tươi trong và đảm bảo dinh dưỡng

Tại các thành phố lớn trên thế giới, người dân đang dần nhận ra tầm quan trọng của phân loại rác sinh hoạt và bắt đầu khuyến khích nhau cùng chung tay vì một thế giới tốt hơn. Vậy thì tại sao Việt Nam không cùng tham gia được đúng không nào? Bước đầu tiên chúng ta hướng đến chính là hiểu được phân loại rác thải sinh hoạt là gì! Cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em.