Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về phụ nữ Việt Nam trung bình bao nhiêu tuổi thì mãn kinh, hết kinh nguyệt và hết trứng, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tuổi mãn kinh, và những dấu hiệu thường gặp của giai đoạn tiền mãn kinh.
1. Mãn kinh là gì? Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt?
Mãn kinh (Menopause) là giai đoạn sinh lý tự nhiên của phụ nữ, đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản tự nhiên. Quá trình này xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến giảm sản xuất các hormone sinh sản nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone.
Muốn biết phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt, trước tiên bạn cần biết mãn kinh có bao nhiêu giai đoạn. Mãn kinh gồm ba giai đoạn: tiền mãn kinh (Perimenopause), mãn kinh và hậu mãn kinh.
- Tiền mãn kinh (giai đoạn chuyển đổi sang mãn kinh): Giai đoạn này có thể bắt đầu từ 8-10 năm trước khi mãn kinh hoàn toàn, vào giai đoạn buồng trứng bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn. Giai đoạn tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ sau độ tuổi 40. Tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi mãn kinh, thời điểm buồng trứng ngừng rụng trứng. Trong 1-2 năm cuối của tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm nhanh hơn. Đây là giai đoạn nhiều người bắt đầu trải qua các triệu chứng của mãn kinh. Mặc dù vậy, bạn vẫn có kinh nguyệt và khả năng mang thai trong giai đoạn này.
- Mãn kinh (Menopause): Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt? Giai đoạn mãn kinh là giai đoạn tắt kinh hẳn và thường ở khoảng 45 – 55 tuổi, trung bình là 51 tuổi. Tuy nhiên có người sẽ có hiện tượng tắt kinh sớm hơn, ở khoảng 35 – 40 tuổi hoặc trễ hơn tận 60 tuổi. Lúc này, buồng trứng đã ngừng rụng trứng và sản xuất phần lớn estrogen. Chẩn đoán mãn kinh dựa trên việc không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp.
- Hậu mãn kinh (Postmenopause): Đây là giai đoạn sau khi bạn đã ngừng kinh nguyệt được một năm (hoặc suốt quãng đời còn lại sau mãn kinh). Trong giai đoạn này, các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa có thể giảm bớt. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể gặp các triệu chứng này trong một thập kỷ hoặc lâu hơn sau giai đoạn chuyển đổi. Do nồng độ estrogen giảm, người trong giai đoạn hậu mãn kinh có nguy cơ mắc một số bệnh lý tăng cao, chẳng hạn như loãng xương và bệnh tim mạch.
[key-takeaways title=””]
Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Tuy nhiên, các triệu chứng về thể chất lẫn cảm xúc, chẳng hạn như nóng trong, cáu gắt của thời kỳ mãn kinh có thể làm gián đoạn giấc ngủ, giảm năng lượng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, từ điều chỉnh lối sống đến liệu pháp hormone.
[/key-takeaways]
2. Các dấu hiệu mãn kinh ở người phụ nữ
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt bạn đã biết rồi. Vậy dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là gì bạn đã biết chưa? Bạn có thể đang trong giai đoạn chuyển sang mãn kinh nếu bắt đầu gặp một số hoặc tất cả dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt sau:
- Rối loạn kinh nguyệt (thời gian giữa các kỳ kinh không đều, lượng kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường).
- Khô âm đạo.
- Bốc hỏa (cảm giác nóng ran đột ngột lan khắp cơ thể).
- Sởn gai ốc.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Thay đổi tâm trạng.
- Tăng cân và giảm tốc độ trao đổi chất.
- Tóc thưa và khô da.
Một số người cũng có thể gặp phải:
- Tim đập nhanh.
- Đau đầu.
- Đau nhức khớp và cơ.
- Thay đổi ham muốn tình dục.
- Khó tập trung hoặc thi thoảng quên.
[key-takeaways title=””]
Những thay đổi về nồng độ hormone gây ra các triệu chứng này. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh khác nhau ở mỗi người. Không phải ai cũng trải qua tất cả các triệu chứng khi bắt đầu giai đoạn mãn kinh. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn các triệu chứng của mình có liên quan đến mãn kinh hay một vấn đề sức khỏe khác.
[/key-takeaways]
[key-takeaways title=”Một số bài viết về kinh nguyệt bạn có thể tham khảo:”]
- Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?
- Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?
- Cách xem bói kinh nguyệt: Giải mã bí ẩn 31 ngày kinh nguyệt cực chuẩn
[/key-takeaways]
3. Cách vượt qua giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ
Nếu đã biết phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết kinh nguyệt, bạn có muốn chữa trị tình trạng mãn kinh này không? Dưới đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
3.1 Mãn kinh có cần chữa trị không?
Mãn kinh là một quá trình tự nhiên của cơ thể phụ nữ. Trong một số trường hợp, bạn có thể không cần điều trị gì cho giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện các triệu chứng của mãn kinh ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các triệu chứng mãn kinh. Các phương pháp điều trị chính gồm:
- Liệu pháp hormone thay thế.
- Điều trị không dùng hormone.
Việc trao đổi với bác sĩ trong giai đoạn mãn kinh là rất quan trọng để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với bạn. Mỗi người có nhu cầu riêng biệt.
3.2 Một số liệu pháp chữa mãn kinh
Trong giai đoạn mãn kinh, cơ thể bạn trải qua những thay đổi nội tiết tố quan trọng – giảm sản xuất hormone. Buồng trứng sản sinh estrogen và progesterone. Khi buồng trứng không còn sản xuất đủ estrogen và progesterone, liệu pháp hormone thay thế (LHTT) có thể bổ sung các hormone thiếu hụt. LHTT giúp tăng mức độ hormone và cải thiện các triệu chứng như bốc hỏa, khô âm đạo. Ngoài ra, LHTT còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương.
Liệu pháp hormone thay thế (LHTT) có hai dạng chính:
- Liệu pháp estrogen (ET): Phương pháp này chỉ sử dụng estrogen liều thấp được bác sĩ kê đơn. Estrogen có nhiều dạng bào chế như miếng dán, viên uống, kem bôi, nhẫn đặt âm đạo, gel hoặc dạng xịt.
- Liệu pháp hormone thay thế estrogen-progesterone/progestin (EPT): Còn được gọi là liệu pháp phối hợp vì sử dụng đồng thời estrogen và progesterone. Progesterone có dạng tự nhiên hoặc dạng progestin (dạng tổng hợp của progesterone).
3.3 Một số cách chữa mãn kinh không dùng hormone
Mặc dù liệu pháp hormone thay thế (LHTT) là phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng mãn kinh, nhưng nó không phải lựa chọn tối ưu cho tất cả mọi người. Điều trị không dùng hormone bao gồm các thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống. Đây thường là lựa chọn thích hợp cho những người mắc các bệnh lý khác hoặc mới được điều trị ung thư vú. Các phương pháp điều trị không dùng hormone chính bao gồm:
- Thay đổi chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh. Bạn hãy dùng thực phẩm giàu canxi như sữa, rau có màu xanh đậm như cải bó xôi; thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc, trái cây, rau củ quả, các loại đậu và hạt…); thực phẩm giàu protein như cá, thịt nạc… Ngoài ra, cũng cần hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, caffeine, rượu bia…
- Tránh các yếu tố kích hoạt bốc hỏa: Nhận biết và tránh các yếu tố gây ra bốc hỏa có thể giúp giảm thiểu tình trạng này. Bạn hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, mặc quần áo thoải mái, giữ không gian sống mát mẻ, ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng hợp lý… Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng để tránh các yếu tố kích hoạt bốc hỏa.
- Tập thể dục: Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và các triệu chứng mãn kinh khác.
- Học hỏi từ những người có kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm với những người cùng trải qua giai đoạn mãn kinh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.
- Sử dụng thuốc theo toa: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa để điều trị các triệu chứng cụ thể của bạn, như thuốc chống trầm cảm liều thấp hoặc thuốc bôi giảm khô âm đạo.
[inline_article id=267661]
Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều phải trải qua. Chị em phụ nữ hiểu rõ về vấn đề bao nhiêu tuổi thì mãn kinh, hết kinh nguyệt và những thay đổi đi kèm sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, cũng như có cách nhìn nhận tích cực về giai đoạn này.