Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục Steiner đang được áp dụng tại hơn 2000 trường mầm non; 1000 trường học các cấp; 700 trung tâm chăm sóc trẻ em. Rất nhiều chương trình homeschooling tại các quốc gia đi theo cách giáo dục này. Vì sao phương pháp này được nhiều bậc phụ huynh tin cậy đến vậy?

Sự ra đời và phát triển của phương pháp giáo dục Steiner (Giáo dục Waldorf)

Nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 1919, hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này vì đi ngược lại tư tưởng áp đặt của nền quản lý độc tài.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928) và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay.

Khác biệt cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner và giáo dục phổ quát

1. Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner: Giáo dục từ trái tim

Nền giáo dục hiện nay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2 và cấp 3, phương pháp giáo dục Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

  • Giáo dục không dựa vào thành tích.
  • Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc…
  • Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt.
  • Không phán xét.
  • Nuôi nấng trí tưởng tượng.

Nền giáo dục phổ quát hiện tại đang dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt. Giá trị của một người dựa vào sự thành công trong sự nghiệp, địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế….

>> Xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2. Giáo dục phương pháp của Steiner không dựa vào thành tích

Phương pháp giáo dục Steiner
Lớp học đơn sơ nhưng ấm áp và sinh động của các trường Waldorf Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner ngược lại, là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Giáo dục rất gần với triết lý của Aristote: “Giáo dục TRÍ NÃO mà không giáo dục TRÁI TIM thì coi như không giáo dục gì cả”.

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại. Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

>> Xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

3. Trẻ em sẽ được chơi nhiều hơn học

Học sinh được dạy với phương pháp giáo dục Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức.

Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

>> Xem thêm: 5 cách dạy vẽ cho trẻ mầm non hô biến con thành họa sĩ nhí

4. Các hoạt động lặp đi lặp lại 

Thầy/cô sẽ thiết kế giáo án theo các hoạt động lặp đi lặp lại như: vẽ tranh, ca hát, các trò chơi ngoài trời, trồng cây,… Quy trình này hỗ trợ việc hình thành thói quen sinh hoạt tích cực cho trẻ.

5. Thông qua các học cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Các trường mầm non theo phương pháp Steiner thường sử dụng học cụ đơn giản và đa phần là từ tự nhiên ví dụ như một khối gỗ. Mục tiêu là khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng tượng tối đa của trẻ thông qua những phương tiện giáo dục đơn giản này.

6. Vai trò đặc biệt của giáo viên

Vai trò của giáo viên trong phương pháp giáo dục steiner

Trong hệ thống giáo dục Steiner, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia học và khám phá một cách sáng tạo và vui thích, hạn chế sử dụng uy quyền và áp đặt. Ngoài các môn học truyền thống, như khoa học và ngôn ngữ, Steiner còn mang đến sự đa dạng với nghệ thuật biểu diễn, thủ công, hội họa, và điêu khắc.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi

Áp dụng phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ nhỏ như thế nào?

1. Giai đoạn tiểu học

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Phương pháp giáo dục Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

  • Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.
  • Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.
Phương pháp giáo dục Steiner 3
Học sinh tiểu học Steiner Nhật Bản trong giờ đóng kịch. Tư duy tưởng tượng ở cấp học này được tập trung phát triển tối đa

2. Giai đoạn trung học

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Ở cấp học này, phương pháp giáo dục Steiner cho phép trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

>> Mẹ xem thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua!

Phương pháp giáo dục Steiner 2
Học sinh Steiner (Úc) trong giờ thực hành điêu khắc gỗ. Các em có thể thực hiện công việc sáng tác không thua gì nghệ sĩ

Hạn chế của phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ, nhưng cũng đối diện với những hạn chế nhất định. Môi trường giáo dục thoải mái có thể tạo ra trẻ sáng tạo, nhưng đồng thời cũng có rủi ro khiến trẻ thiếu kỷ luật.

Áp dụng phương pháp này vào trường học tương đối còn khó khăn do đòi hỏi đội ngũ giáo viên chất lượng và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngoài ra, cơ sở khoa học của phương pháp này còn chưa được kiểm chứng, có thể gây tranh cãi.

Để khắc phục, cần tăng cường định hướng cho trẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu phát triển phương pháp giáo dục Steiner. Việc lựa chọn phương pháp này cần sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía phụ huynh và nhà trường.

>> Xem thêm: Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

So sánh phương pháp giáo dục steiner và phương pháp Reggio Emilia

So sánh phương pháp giáo dục steiner và phương pháp Reggio Emilia

Bên cạnh phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia cũng là một phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với phương pháp Steiner. Cha mẹ có thể tìm hiểu điểm giống nhau và khác biệt giữa 2 phương pháp này để chọn lựa phương pháp phù hợp cho con.

  • Tương đồng:

Cả hai phương pháp đều nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sự phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, và kỹ năng xã hội của trẻ. Trong cả hai trường hợp, trẻ em đóng vai trò trung tâm trong quá trình giáo dục, trải nghiệm nhiều hoạt động tương tác với môi trường tự nhiên và sử dụng các tài liệu học làm từ nguyên liệu tự nhiên.

  • Khác biệt:

Phương pháp Steiner: Không giảng dạy kiến thức cụ thể cho trẻ dưới 7 tuổi. Thay vào đó, trẻ được hướng dẫn và tham gia vào thế giới tự nhiên dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thầy cô đóng vai trò như tấm gương để trẻ học theo.

Phương pháp Reggio Emilia: Bắt đầu giảng dạy kiến thức ngay từ những năm đầu đời thông qua việc kết hợp chơi và học. Trẻ có quyền tự quyết định và tự chủ trong quá trình học, tự hấp thụ kiến thức theo cách riêng của mình. Các giáo viên chỉ là người đồng hành, hỗ trợ và định hình hướng khi cần thiết.

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn. Tuy nhiên, cách giáo dục này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi, ba mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn để lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho con của mình.