Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào luôn là điều mẹ quan tâm nhưng không biết phải hỏi ai. Từ ngày đầu tiên của thai kỳ cho đến khi em bé chào đời, mẹ sẽ cảm nhận vùng kín có rất nhiều khác biệt, đôi lúc khiến mẹ cảm thấy xấu hổ, tự ti và lo lắng.

Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai liệu có kéo dài vĩnh viễn hay sẽ kết thúc trong thai kỳ? Liệu trong khi mang thai và sau khi sinh, mẹ nên chăm sóc vùng kín như thế nào?

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào cũng như cách chăm sóc “khu vực nhạy cảm” này bạn nhé.

Khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

1. Có thể tiết dịch nhiều hơn

Khí hư ra nhiều khi mang thai là một trong những thay đổi đáng chú ý nhất ở vùng kín. Lượng estrogen và progesterone tăng cao cùng với sự tăng thể tích máu đã góp phần gây ra tình trạng này.

Khí hư khi mang thai thường có màu trắng trong hoặc trắng đục. Khí hư thường không có mùi hôi hoặc chỉ có mùi nhẹ. Trong trường hợp khí hư từ âm đạo làm bạn khó chịu, hãy sử dụng băng vệ sinh hằng ngày.

có bầu vùng kín thay đổi như thế nào
Vùng kín có thể tiết dịch nhiều hơn trong thai kỳ

2. Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Âm đạo bị sưng và sẫm màu

Để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể cần phải tăng đáng kể trong suốt thai kỳ. Điều này dẫn đến việc môi âm hộ và âm đạo của bạn có vẻ sưng lên. Thế nhưng, tình trạng này là bình thường.

Ngoài ra, những thay đổi liên quan đến hormone và việc tăng cường lưu thông máu cũng làm cho môi âm hộ và âm đạo trở nên thâm hơn và chuyển sang xanh.

Cũng có trường hợp âm đạo bị sưng là do viêm nhiễm âm đạo. Nếu như âm đạo bị sưng kèm theo các triệu chứng như đỏ, khô rát và ngứa thì bạn đi khám càng sớm càng tốt.

3. Chảy máu âm đạo khi mang thai

Âm đạo chảy máu khi mang thai là một hiện tượng phổ biến ở các mẹ bầu. Nếu bạn quan tâm có bầu vùng kín thay đổi như thế nào, bạn có thể chú ý đến đáy quần nhỏ của mình và xem có máu bên trên hay không.

Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ nhất, âm đạo có thể ra máu do sự đậu trứng trên thành tử cung hoặc do tăng thể tích máu. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội và thải mô thai qua đường âm đạo.

tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn cần đi khám ngay nếu âm đạo ra máu. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng nguy hiểm như nhau bong non, cổ tử cung mở sớm, sinh non hoặc vỡ tử cung.

Ngoài ra, khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể thấy khí hư trộn lẫn với một chất nhầy màu hồng và điều này là bình thường.

có bầu vùng kín thay đổi như thế nào
Âm đạo có thể chảy máu khi mang thai

4. Sự thay đổi vùng kín khi mang thai: Giãn tĩnh mạch

Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Lúc này, âm đạo của mẹ bầu sẽ phải đối diện với hiện tượng giãn tĩnh mạch. 

Giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở chân, nó còn có thể xuất hiện ở âm đạo với khoảng 20% bà bầu gặp phải tình trạng này. Triệu chứng đặc trưng là tĩnh mạch ở môi lớn, môi bé hoặc ở vùng cận bị giãn phồng ra và có hình dạng như con sâu, có màu hơi xanh và gây khó chịu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lượng máu tăng lên khi mang thai và tốc độ chảy máu từ chi dưới giảm xuống. Để khắc phục, bạn có thể chườm lạnh, tắm nước ấm, nằm nghiêng bên trái và nâng cao chân lên khi nằm. Đa phần, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

5. Có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Âm đạo có thể dài và rộng hơn 

“Cô bé” bị sưng, đau nhức trong thai kỳ là điều mà hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, ít ai biết rằng chiều dài của “cô bé” cũng có thể tăng thêm.

Nguyên nhân được lý giải là do các mô xung quanh âm đạo trở nên lỏng và mềm hơn, dẫn đến chiều dài âm đạo tăng lên. Ngoài ra, âm đạo cũng có thể mở rộng hơn một chút để chuẩn bị cho việc sinh nở.

6. Âm đạo dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa khi mang thai

Mẹ bầu lo lắng không biết khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào? Một hiện tượng thường gặp chính là viêm nhiễm vùng kín trong suốt thai kỳ.

Các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo thường rất phổ biến trong quá trình mang thai do những thay đổi về hormone làm biến đổi sự cân bằng độ pH trong cơ thể.

  • Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai: Dịch âm đạo là môi trường lý tưởng để men nấm phát triển. Nhiễm nấm âm đạo sẽ không gây hại đến thai nhi nhưng có thể khiến mẹ bầu khó chịu. Một số các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo thường là âm đạo ngứa, khô, rát và khí hư có mùi hôi.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo: Có khoảng 10 đến 30% bà bầu mắc chứng nhiễm khuẩn âm đạo. Tình trạng này là sự do mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn tại âm đạo. Triệu chứng chủ yếu là khí hư có màu xám và có mùi tanh. Nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân hoặc thậm chí bị sảy thai.
  • Viêm âm đạo Trichomoniasis: “Thủ phạm” chủ yếu là do có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Viêm âm đạo Trichomoniasis khi mang thai có thể gây ra những biến chứng thai kỳ như vỡ nước ối quá sớm và sinh non. Triệu chứng thường là khí hư có màu vàng xanh, có mùi, âm đạo ngứa và đỏ tấy, gây đau đớn trong khi tiểu hay quan hệ tình dục.
Trong thai kỳ, âm đạo sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn

Cách chăm sóc vùng kín trong khi mang thai

Việc có bầu vùng kín thay đổi như thế nào sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cách mẹ bầu chăm sóc “cô bé” trong suốt khoảng thời gian này. Để hạn chế tối đa tình trạng vùng kín bị tổn thương, viêm nhiễm, cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc như sau:

  • Trong quá trình vệ sinh vùng kín, tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo. Ngoài việc tắm và vệ sinh như bình thường, mẹ bầu không cần làm sạch âm đạo quá mức. Việc thụt rửa có thể làm mất đi các vi khuẩn có lợi bảo vệ âm đạo.
  • Nên thường xuyên “dọn cỏ” cho vùng kín, đặc biệt là trước ngày sinh để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong vùng kín. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín còn giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám cũng như hạn chế mùi cơ thể tại khu vực nhạy cảm này.
  • Nên đến gặp bác sĩ nếu mẹ không biết có bầu vùng kín thay đổi như thế nào để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, nếu âm đạo chảy máu nhiều, tiểu gắt, đau rát vùng kín khi đi tiểu,… nên lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.

Sự thay đổi ở vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối?

Nhiều phụ nữ quan tâm có bầu vùng kín thay đổi như thế nào bởi những điểm khác lạ ở vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến chuyện quan hệ, khiến mẹ bầu lo lắng không biết mang thai có quan hệ được không.

Nhìn chung, sự thay đổi ở vùng kín trong thai kỳ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ân ái giữa mẹ bầu và người bạn đời của mình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, nói “KHÔNG” với quan hệ tình dục khi mang thai nếu mẹ bầu đang bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, âm đạo đau rát, tổn thương.

Ngoài ra, khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Sự thay đổi ở vùng kín khi mang thai không gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục

Những thay đổi ở vùng kín sau khi sinh

Sau sinh, bạn sẽ cảm thấy âm đạo sưng, đau và thâm tím. Tình trạng này sẽ làm bạn thấy đau khi tiểu. Đối với phần lớn phụ nữ thì những triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn để làm lành âm đạo bị rách khi sinh hoặc cắt tầng sinh môn trong lúc sanh.

Hiện tượng chảy máu âm đạo thường rất phổ biến trong khoảng từ 2 đến 6 tuần đầu sau khi “lâm bồn”. Máu sẽ chảy nhiều và có màu đỏ tươi, đồng thời có thể bao gồm những cục máu đông trong 24 giờ sau khi sinh. Sau đó, việc chảy máu sẽ từ từ giảm dần. Tuy vậy, một số trường hợp, người mẹ có thể trải qua tình trạng này đến 6 tuần.

Âm đạo có thể giãn rộng ra sau khi sinh con và hồi phục lại độ đàn hồi trong vòng 6 tuần. Các bài tập co thắt cơ sàn khung xương chậu có thể giúp cải thiện tình trạng âm đạo và tránh được nguy cơ các cơ quan khác trong cơ thể sa xuống vùng âm đạo.

Những phụ nữ đang cho con bú thường có lượng nội tiết nữ estrogen thấp hơn bình thường và âm đạo sẽ dễ bị khô hơn. Bạn có thể sử dụng các loại dầu bôi trơn với thành phần chính là nước hoặc những loại sữa dưỡng ẩm tự nhiên để làm giảm nhẹ các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa và khô rát âm đạo.

Qua bài viết dưới đây, hy vọng các mẹ bầu có thể hiểu thêm về việc có bầu vùng kín thay đổi như thế nào cũng như cách chăm sóc âm đạo sao cho chuẩn trong thai kỳ. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật các bài viết hữu ích mẹ nhé!

Xem thêm:

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

7 tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa giúp bố mẹ thăng hoa, thai nhi an toàn

Trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ), tâm trạng mẹ bầu sẽ thoải mái hơn và thai nhi cũng bắt đầu ổn định hơn. MarryBaby sẽ bật mí với mẹ các tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa để bố mẹ có thể thoải mái “mặn nồng” nhé!

3 tháng giữa thai kỳ có thể quan hệ được hay chưa? 

Có thể quan hệ khi mang thai hay không đến giờ vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo các bác sĩ sản khoa, thai nhi nằm trong túi nước ối nên việc quan hệ khi mang thai sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Lúc này, mẹ đã có thể “yêu” nếu chọn đúng tư thế phù hợp. Như vậy, mẹ có thể thoải mái thăng hoa trong chuyện chăn gối mà không cần quá lo lắng về việc ảnh hưởng đến thai nhi. 

Hơn nữa, tại cổ tử cung còn có một nút nhầy (dịch màu trắng, đục và dày) để ngăn các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến bé yêu. Do đó, chỉ cần chọn đúng tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa thì mẹ có thể thoải mái “êu” mẹ nhé!

tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa
Tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường ít có ham muốn trong chuyện ấy bởi lẽ lúc này mẹ sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ như thai nhi có ổn định hay chưa, “yêu” có làm tăng nguy cơ sảy thai hay không,…

Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn dễ bị ốm nghén hơn hẳn nên mẹ sẽ không đủ cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để sẵn sàng cho chuyện chăn gối.

Tuy nhiên, bước vào tam cá nguyệt thứ hai, tâm lý của mẹ cũng thoải mái hơn và các triệu chứng ốm nghén ban đầu cũng thuyên giảm. Bên cạnh đó, progesteron và estrogen cũng như ​​hai loại hormone hướng sinh dục rau thai hCG (human chorionic gonadotropin) đã bắt đầu thay đổi khiến mẹ có nhiều cảm xúc hơn khi quan hệ và giúp cuộc yêu thêm mặn nồng.

Top 7 tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ có thể thử một số tư thế quan hệ dưới đây:

1. Tư thế truyền thống

Ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ chưa gặp nhiều khó khăn trong việc nằm ngửa. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục tư thế “yêu” truyền thống. Để hạn chế cảm giác đau lưng và giúp việc quan hệ thêm thăng hoa, mẹ có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới lưng mẹ nhé!

tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa
Tư thế truyền thống phù hợp với cả trước và trong khi mang thai

2. Tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa kiểu “úp thìa”

Một trong những tư thế yêu khi mang thai 3 tháng giữa giúp mẹ thoải mái và có thể thăng hoa chính là tư thế úp thìa. Lúc này, bụng bầu cũng đã lớn nên các tư thế đối mặt với nhau có thể khiến mẹ gặp khó khăn khi quan hệ.

Vì thế, mẹ có thể chọn tư thế nằm nghiêng, quay lưng và để chồng nằm phía sau. Tư thế này hạn chế áp lực của người chồng tác động lên bụng bầu, tránh các ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Tư thế quan hệ từ phía sau

Ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ có thể chọn tư thế quan hệ từ phía sau hay còn gọi là tư thế doggy. Với tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa này, người chồng sẽ đi vào từ phía sau nên có thể dễ dàng chủ động điều chỉnh lực và nhịp độ, hạn chế tối đa việc “yêu” quá mạnh làm ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng mẹ.

tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa
Tư thế từ phía sau giúp hạn chế tác động đến thai nhi

4. Tư thế ngồi trên

Khi mang thai, mẹ bầu có thể thay đổi và làm chủ chuyện ấy bằng cách ngồi lên người của chồng khi quan hệ. Mẹ có thể mở rộng hai chân hoặc hơi ngả người về phía sau, giữ cho bụng không quá nghiêng về phía trước và mang đến cảm giác thoải mái nhất cho cả hai trong khi quan hệ.

Mẹ cần lưu ý rằng, đây là tư thế chỉ phù hợp khi mang thai 3 tháng giữa, hạn chế áp dụng trong những tháng cuối thai kỳ vì việc xâm nhập quá sâu bên trong vào tam cá nguyệt thứ ba có thể gây kích thích cổ tử cung dẫn đến chảy máu âm đạo.

5. Tư thế cưỡi ngựa

Với tư thế này, mẹ bầu cũng sẽ ngồi bên trên chồng. Tuy nhiên, không ngồi đối mặt như tư thế trên, ở tư thế cưỡi ngựa, mẹ sẽ ngồi quay lưng lại với chồng và chủ động điều chỉnh nhịp độ nhanh chậm miễn sao bản thân cảm thấy thoải mái nhất.

6. Tư thế đứng

Nếu cảm thấy thoải mái với tư thế quan hệ doggy, mẹ có thể thử đứng và để cho đối phương thâm nhập từ phía sau. Mẹ bầu có thể chống tay lên tường và để chồng ôm eo để giữ thăng bằng, giữ an toàn cho cuộc yêu.

Một lưu ý cho mẹ bầu chính là chỉ thử tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa, không đứng khi yêu vào những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, bụng bầu đã khá to và khiến việc giữ thăng bằng trở nên khó khăn hơn, khiến mẹ dễ ngã hơn khi quan hệ.

7. Tư thế nằm cạnh giường

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ có thể nằm ngửa với phần mông đặt sát cạnh giường. Người chồng có thể đứng hoặc quỳ để quan hệ tuỳ theo độ cao của giường.

Tư thế quan hệ này có thể giúp mẹ bầu kiểm soát được góc độ đưa “cậu bé” vào bên trong và điều chỉnh sao cho bản thân cảm thấy dễ chịu và thăng hoa nhất.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Một số lưu ý lúc chọn tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa

Để cuộc yêu thêm thăng hoa nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, khi quan hệ trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không thổi vào âm đạo: Nhiều đôi vợ chồng đã chọn cách quan hệ bằng miệng để gần gũi với nhau trong thai kỳ. Lúc này, mẹ cần lưu ý tránh để chồng thổi vào âm đạo vì điều này có thể gây tắc mạch máu, ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi.
  • Chọn sofa hoặc ghế: Nếu không bị khó chịu và vẫn muốn quan hệ ở tư thế nằm ngửa, mẹ có thể lựa chọn nằm trên sofa hoặc ghế, có điểm tựa lưng để việc “yêu” được dễ dàng hơn.
  • Không phải lúc nào quan hệ cũng cần phải thâm nhập vào bên trong: Một số mẹ bầu sẽ không cảm thấy thoải mái khi quan hệ do căng thẳng, áp lực trong thai kỳ. Nếu không thoải mái, thay vì cố gắng tìm tư thế quan hệ phù hợp, mẹ có thể nghỉ ngơi và quan hệ khi nào cảm thấy thoải mái nhất

Chọn đúng tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa có thể giúp mẹ thăng hoa và giữ lửa hôn nhân trong thai kỳ mà không cần quá lo lắng về sức khỏe bé yêu. Hãy thử các tư thế mà MarryBaby gợi ý phía trên mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Tư thế quan hệ khi mang thai nào phù hợp với mẹ bầu? Có thai quan hệ có hại không? MarryBaby sẽ mách bạn 7 tư thế cơ bản nhé

Nói chứ thời buổi công nghệ đi trước ai còn tin chuyện quan hệ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến em bé thì buồn 100%. Dĩ nhiên, ở đây không bàn đến trường hợp một số ít phải kiêng cữ theo chỉ định của bác sĩ vì nhau thai bám thấp hay lý do nào đó đặc biệt. Chẳng phải mẹ thoải mái thì con mới vô tư vui vẻ được đó sao!

Có thai quan hệ được không? Câu hỏi cũ vô cùng

Có một sự thật rành rành, trong thời kỳ bầu bí, nhu cầu tình dục của mẹ tăng, muốn được yêu và âu yếm nhiều hơn từ bạn đời. Ngay trong tuần đầu mang thai, hai loại tiết tố hormone hướng sinh dục rau thai hCG (human chorionic gonadotropin) và các steroid (progesteron và estrogen) đã bắt đầu thay đổi, đó chính là lý do những cuộc yêu trở nên thú vị hơn.

Quan niệm xưa cũ cho rằng “chuyện ấy” khi mang thai có thể ảnh hưởng đến đầu của em bé, cản trở sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ trừ khi có cảnh báo của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Phải công nhận thêm một điều nữa, ở từng giai đoạn thì ham muốn của mẹ sẽ khác nhau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất nỗi lo về nguy cơ sảy thai, thai lưu, cộng với tình trạng ốm nghén, mệt mỏi thường khiến các bà bầu giảm ham muốn tình dục.
  • Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn hưng phấn nhất vì tâm lý thoải mái, đặc biệt là sự thay đổi nhiều về hormone sinh dục và chu kỳ tuần hoàn cơ thể.
  • Tam cá nguyệt thứ ba thai to chiếm hầu hết khoang bụng, cơ thể người phụ nữ mệt mỏi, không thoải mái, nỗi lo về sinh non xuất hiện… ảnh hưởng đến tâm lý.

Và để chuyện ấy diễn ra suôn sẻ, bạn nên chú ý tới những tư thế quan hệ trong khi mang thai.

7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển

Nói là kinh điển vì đó là những tư thế quan hệ trong khi mang thai truyền thống nhưng “khoái cảm” vẫn cực đỉnh ngay cả khi mẹ đang có bầu.

1. “Mặt đối mặt”, tư thế quan hệ khi mang bầu

tư thế mặt đối mặt
Tư thế quan hệ khi mang thai: Mặt đối mặt

Khi bụng bầu chưa quá lớn thì tư thế này hoàn toàn có thể thực hiện mà không gây bất cứ cản trở nào. Hãy để anh ấy ngồi ở mép giường còn bạn sẽ ngồi lên đùi trong tư thế đối mặt. Quyền chủ động sẽ thuộc về mẹ bầu khi có thể chủ động tăng, giảm nhịp độ cuộc “yêu” theo ý muốn của mình.

2. Tư thế quan hệ cho bà bầu: Tư thế góc tù

tư thế góc tù
Tư thế yêu khi mang thai: Tư thế góc tù

Đây là tư thế quan hệ cho bà bầu thích hợp trong tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu có thể nằm ngửa và tạo với ông xã một góc hình chữ V. Đồng thời bạn đặt một chiếc gối bên dưới lưng để hỗ trợ nâng đỡ và tạo ra cảm giác thoải mái cho chân của ông xã. Bằng cách này, bạn sẽ giảm bớt hầu như hoàn toàn trọng lượng của chồng lên bụng bầu đấy.

3. Tư thế quan hệ của bà bầu: “Hai cây kéo”

tư thế quan hệ khi mang thai: tư thế cây kéo
Tư thế quan hệ khi mang bầu: Tư thế cây kéo

Tên gọi đã nói lên tất cả. Bạn chỉ cần tưởng tượng bạn giống như một cây kéo vậy, và chồng là cây kéo còn lại là dễ dàng thực hiện thành công. Bầu chỉ cần nằm một cách lười biếng và tận hưởng cảm xúc thăng hoa. Yên tâm rằng ông xã sẽ biết cách làm thế nào để cả hai “lên đỉnh” mà không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

4. Tư thế quan hệ khi mang thai từ phía sau (Doggy)

tư thế quan hệ khi mang thai: doggy
Tư thế quan hệ khi mang thai: Tư thế doggy

Trong 7 tư thế quan hệ kinh điển, đây là tư thế quan hệ của bà bầu được yêu thích nhất. Tư thế này mang lại cho chồng sự chủ động và dễ kích thích điểm G. Đồng thời lúc này bụng bầu không gây cản trở 2 người.

Một lưu ý cần nhớ không bao giờ được quan hệ quá mạnh bạo, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng để đảm bảo an toàn cho cho thai nhi.

5. “Cưỡi ngựa”, tư thế quan hệ khi có bầu

Quan hệ khi mang thai 6
Tư thế yêu khi mang thai: cưỡi ngựa

Tư thế này được gọi là “chiều chồng”, tức là chàng chẳng cần làm gì ngoài tận hưởng. Tư thế này mẹ bầu hoàn toàn có thể điều chỉnh độ nông, sâu và tư thế sao cho cảm thấy thoải mái và thăng hoa nhất. Mẹ bầu cũng được chủ động thay đổi nhịp độ theo cảm xúc còn đôi tay chàng được giải phóng.

6. “Bầu bên trên” là một trong các tư thế quan hệ khi mang bầu

Quan hệ khi mang thai 3
Tư thế bầu bên trên

Với tư thế này, bụng bầu không chịu bất kỳ tác động nào dù có quan hệ mạnh hơn một chút và chỉ áp dụng khi bụng bầu còn nhỏ. Cả hai vợ chồng có thể từ từ thư giãn và tận hưởng.

Mẹ bầu có thể chủ động cuộc yêu, tăng giảm nhịp độ, điều chỉnh độ nông và sâu. Đây là một trong một trong các tư thế quan hệ khi mang thai được nhiều bà bầu thực hiện.

7. Tư thế quan hệ cho bà bầu: “úp thìa”

Quan hệ khi mang thai 5: tư thế úp thìa
Tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa: Tư thế úp thìa

Tư thế nằm cho bà bầu tốt nhất là nghiêng vì luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi các cơ ít bị kéo căng nhất. Trong tam cá nguyệt cuối cùng, đây là tư thế quan hệ khi mang thai ổn nhất. Mẹ bầu chỉ cần nằm thật thoải mái trên giường để chồng ôm bạn từ phía sau, “tiến tới” một cách từ từ và tận hưởng.

Với tư thế quan hệ khi mang thai này, người chồng thậm chí có thể massage, ve vuốt nhẹ lưng và dọc cơ thể khiến mẹ bầu thấy thư giãn hơn.

Bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ từ bác sĩ về việc quan hệ khi mang thai ở video này: [video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Phụ nữ ai chẳng muốn yêu và được yêu, thế nên quan hệ khi mang thai là chuyện phải diễn ra. Hãy chủ động chia sẻ chuyện gối chăn với chồng để cả hai cùng thăng hoa nhé!

[inline_article id=77276]

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Tất cả những thắc mắc của mẹ bầu liên quan đến việc quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng theo dõi để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe bản thân. 

Quan hệ tình dục khi mang thai có an toàn không?

Tình dục là một phần tất yếu của thai kỳ nếu mẹ đang mang thai. Sự thâm nhập và chuyển động khi giao hợp không gây hại cho em bé. Vì thai nhi được bảo vệ bởi bọc nước ối và thành cơ bụng của tử cung. 

Các cơn co thắt khi đạt cực khoái không giống như các cơn co thắt chuyển dạ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi; bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục vào những tuần đầu mang thaituần cuối của thai kỳ.

Trong những tuần đầu, thai nhi chưa phát triển ổn định trong tử cung và những tuần cuối các hormone trong tinh dịch gọi là prostaglandin có thể kích thích các cơn co thắt. 

Một trường hợp ngoại lệ có thể dành cho những phụ nữ đã quá ngày sinh và muốn chuyển dạ. Một số ý kiến cho rằng, chất prostaglandin trong tinh dịch thực sự gây chuyển dạ khi mang thai đủ tháng hoặc quá thời gian.

Tuy nhiên các bác sĩ khác cho rằng mối liên hệ giữa tinh dịch và chuyển dạ này chỉ là lý thuyết. Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai không kích hoạt chuyển dạ.

>> Xem thêm: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

Vậy quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 có được không?

quan hệ khi mang thai tháng thứ 7
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 an toàn nhưng cần chú ý cẩn thận

Đa số gần tới ngày sinh, cơ thể chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi vì lúc này bụng bầu đã khá lớn, phần khác thì do đau lưng, nóng trong người, chân tay bị sưng phù,…Vì những điều đó mà chị em hoàn toàn không còn hứng thú để “yêu” nữa.

Một số thai phụ khác lại cực kỳ khỏe mạnh, không hề có sự khuyến cáo y tế từ phía bác sĩ thì có thể hoàn toàn yên tâm để gần gũi chồng kể cả khi đã bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Các chuyên gia cho biết, thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ an toàn bởi nước ối, màng ối và nút nhầy che kín cổ tử cung. Do đó, khi quan hệ mẹ có thể yên tâm rằng dương vật của bố sẽ không chạm được đến bé yêu.

Vậy mẹ cứ yên tâm quan hệ trong tam cá nguyệt thứ 3 này để thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý và hâm nóng chuyện tình cảm vợ chồng. Chú ý, quan hệ ít mà thai nhi có biểu hiện bất thường thì hai vợ chồng phải dừng lại ngay và đi kiểm tra tại phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa. 

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

>> Xem thêm: Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không?

Bất ngờ với lợi ích khi quan hệ trong thai kỳ

Quan hệ tình dục an toàn khi mang thai không chỉ đơn thuần là thoả mãn nhu cầu sinh lý mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Cùng tìm hiểu xem, đó là những lợi ích nào nhé!

1. Tốt cho sức khỏe, tâm lý và gắn kết tình cảm vợ chồng

Quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ 3 tuần suất mỗi tuần quan hệ chỉ 1-2 lần/1 tuần cùng những nụ hôn, sự vuốt ve, cử chỉ quan tâm, âu yếm là đủ mang lại hiệu quả.

Thời gian buổi tối là hoàn hảo nhất cho 2 vợ chồng thủ thỉ tâm sự và làm chuyện ấy. Đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu có tinh thần thoải mái để đón nhận chuyện ấy từ anh xã.

Đặc biệt, quan hệ tình dục an toàn trong thai kỳ còn giúp tăng thêm sức đề kháng cho mẹ bầu. Bởi trong tinh dịch chứa một loại enzyme plasmin với tác dụng kháng khuẩn tốt hỗ trợ làm sạch và bảo vệ môi trường âm đạo cho mẹ bầu.

>> Xem thêm: Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không? Xem ngay để biết mẹ nhé!

2. Giúp mẹ bầu thoải mái và giảm stress

Phần lớn các cặp vợ chồng lo lắng, quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bố mẹ không quá lo lắng nhé, vì trong thời gian từ tháng 4 – tháng 7 thai nhi đã cơ bản phát triển hoàn thiện. Còn sức khoẻ của mẹ đã ổn định và tinh thần thoải mái hơn.

Bên cạnh đó, dịch tiết ở âm đạo tăng lên, ham muốn tình dục dâng cao nên mẹ bầu dễ dàng đạt được khoái cảm.

Do đó, khi quan hệ mẹ bầu mẹ bầu có tâm lý thoải mái, tích cực và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

>> Xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Gợi ý một số tư thế quan hệ an toàn khi mang thai

Tiến sĩ, chuyên gia tình dục Pepper Schwartz đưa ra những gợi ý sau đây về các tư thế quan hệ tình dục an toàn, giúp mẹ dễ đạt cực khoái khi mang thai. Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai tháng thứ 7 “úp thìa”

Mẹ bầu nằm nghiêng cong hình chữ C, bạn đời quay mặt về phía vợ và cuộn tròn theo thân người vợ. Sau đó, dương vật chồng đi vào âm đạo từ phía sau trong khi cả hai đang nằm nghiêng.

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không
Tư thế úp thìa được xem là an toàn cho mẹ bầu

2. Tư thế cưỡi ngựa

Đây có thể là một tư thế quan hệ tình dục giúp mẹ bầu thỏa mãn nhu cầu trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Nó cho phép mẹ bầu kiểm soát nhịp độ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo đối tác không xâm nhập quá sâu.

3. Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai Doggy

Thử nằm ngửa trên mép giường, hai chân dang rộng và lòng bàn chân trên sàn. Người chồng có thể đứng hoặc hạ thấp người để dương vật đi vào âm đạo.

Tuy nhiên, tư thế này cho phép dương vật thâm nhập sâu hơn vào âm đạo. Do đó, mẹ bầu cần cho chồng biết anh ấy nên nhẹ nhàng và chậm rãi để không ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Xem thêm: Cách quan hệ an toàn khi mang thai và những mẹ cần biết

Khi nào mẹ nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai?

Mẹ bầu nên nói chuyện với bác sĩ khoa sản về việc quan hệ tình dục khi bạn đang mang thai có an toàn hay không.

Họ có thể khuyên mẹ bầu không nên quan hệ tình dục nếu có bất kỳ loại nguy cơ nào dưới đây:

  • Nguy cơ bị sảy thai hoặc tiền sử sảy thai trong quá khứ.
  • Mẹ bầu có nguy cơ chuyển dạ sinh non (các cơn co thắt trước 37 tuần của thai kỳ).
  • Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân.
  • Túi ối đang bị rò rỉ chất lỏng hoặc bị vỡ màng ối.
  • Cổ tử cung đang có xu hướng mở quá sớm trong thai kỳ.
  • Nhau thai bám quá thấp trong tử cung (nhau thai tiền đạo).
  • Mẹ bầu đang mang thai song sinh hay đa thai.

Nếu bác sĩ đã chỉ định mẹ “không nên quan hệ tình dục” thì mẹ cần tránh luôn những hành động âu yếm, những màn dạo đầu giúp đạt cực khoái hoặc kích thích tình dục.

Mẹ bầu cần đến bệnh viện sớm để nhờ hỗ trợ nếu gặp phải một số bất thường sau khi quan hệ tình dục như: đau đớn, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, ra nhiều chất nhầy nhiều hơn, cảm thấy khó chịu, nước ối rò rỉ, cổ tử cung mở sớm…

>> Xem thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn “yêu” cũng phải nhịn vì lý do này

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 không gây nguy hại cho mẹ hay thai nhi. Ngược lại còn mang lại rất nhiều lợi ích nếu mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, các mẹ có thể an tâm giao hợp mà với tần suất vừa phải và gọi ngay bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 – có an toàn cho bé hay không?

Một câu hỏi chung của rất nhiều cặp vợ chồng chính là quan hệ khi đang mang thai có an toàn hay không? Đối với quan hệ khi mang thai tháng thứ 4, tình trạng cơ thể mẹ như thế nào thì mới đảm bảo an toàn nhất.

Hay việc “cấm” triệt để quan hệ trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, điều này có đúng hay không?

Những thay đổi khi phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4

Đến khoảng thời kỳ mang thai ở tháng thứ 4, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có những sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Chị em sẽ cảm nhận được sự mạnh mẽ, sức sống tràn đầy mà suốt 3 tháng qua bạn phải chịu đựng từ ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi. Trong đời sống tình dục, cơ thể cũng có những thay đổi nhất định do một số nguyên nhân sau:

  • Biến động nội tiết tố: Mức độ hCG (Human chorionic gonadotropin) giảm dần, dẫn đến sự cân bằng tốt hơn giữa progesterone và estrogen. Điều này làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi.
  • Tăng ham muốn: Nhiều phụ nữ bị tăng ham muốn do lượng máu đến cơ quan sinh dục tăng lên. Có nhiều chất bôi trơn âm đạo hơn và sự nhạy cảm của âm vật, khiến cho cuộc ân ái trở nên rất khoái cảm.

Chính bởi vậy, có thể nói thời điểm này là vô cùng thích hợp cho việc tỏ thái độ thân mật với chồng hay người yêu của mình.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Ở thời điểm này, tâm sinh lý của phụ nữ có nhiều thay đổi

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?

Hầu hết các cặp vợ chồng thường băn khoăn không biết quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có thực sự an toàn không.

Câu trả lời là “có”. Tức là việc quan hệ tình dục khi mang thai ở tháng thứ 4 là hoàn toàn tốt và an toàn, nó vừa không gây hại cho thai nhi, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.

Thời điểm này, thai nhi vẫn an toàn bên trong tử cung của người mẹ và được bao phủ bởi một lá chắn bảo vệ được gọi là nước ối. Điều này bảo vệ thai nhi khỏi bị sốc và các chấn thương khác. Do đó, bé không cảm thấy đau hay áp lực khi quan hệ tình dục.

Tất nhiên, điều này chỉ nên áp dụng đối với những mẹ bầu có tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý thoải mái và thai nhi phát triển bình thường.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Việc quan hệ tình dục khi mang thai ở tháng thứ 4 là tốt và an toàn

Trường hợp không nên quan hệ khi mang thai ở tháng thứ 4?

Mặc dù nói việc quan hệ khi mang thai là an toàn và hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không nên quan hệ hoặc phải vô cùng kỹ lưỡng, cẩn thận.

Không nên quan hệ tình dục khi mang thai đối với những phụ nữ có cổ tử cung không đủ điều kiện, hay còn gọi là suy cổ tử cung. Điều này xảy ra do mô cổ tử cung yếu gây ra sự giãn nở sớm. Khi mang thai, cổ tử cung giãn ra hoặc từ từ mở ra để đẩy em bé ra ngoài.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Lưu ý một số trường hợp không nên quan hệ ở tháng thai kỳ thứ 4

Nếu bạn có nguy cơ bị các biến chứng khi mang thai, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa trước khi quan hệ tình dục trong thời điểm mang thai.

  • Từng có tiền sử sảy thai: việc quan hệ khi mang thai có thể làm tăng thêm nguy cơ sảy thai vào khoảng thời gian này.
  • Bị chảy máu nhiều: có thể làm tăng nguy cơ chảy máu thêm, đặc biệt là trong những trường hợp nhau thai được đặt thấp hơn bình thường.
  • Từng bị rò rỉ nước ối: tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bị nhau tiền đạo: nên tránh quan hệ tình dục.
  • Chảy máu hoặc tiết dịch có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục: đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đang ảnh hưởng đến tử cung.
  • Bị đau khi quan hệ tình dục: khi mang thai và đặc biệt là quan hệ khi mang thai tháng thứ 4, bạn không nên tiếp tục.

Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai ở tháng thứ 4

Thời điểm này, bụng của bạn đang dần to lên nhưng nó sẽ không gây cản trở quá nhiều đến sự thân mật với bạn đời của bạn. Hầu hết các tư thế quan hệ tình dục đều an toàn khi quan hệ ở tháng thai kỳ thứ 4. Một số tư thế quan hệ tình dục bạn có thể thử:

  • Tư thế quan hệ kiểu truyền thống, nó vừa tạo nên sự thoải mái, vừa không gây ra bất cứ sự khó chịu hay bất tiện nào. Tuy nhiên, bạn nên để một chiếc gối bên dưới mông và lưng để nâng đỡ thân người. Người chồng cũng nên lưu ý để không đè nặng lên bụng vợ.
  • Tư thế úp thìa có thể thực hiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi bạn nằm nghiêng, hay kê thêm một gối nhỏ ở dưới đùi để nâng đỡ tốt cho bụng bầu, như vậy sẽ thoải mái hơn.
  • Tư thế cưỡi ngựa để chồng nằm ngửa trên giường và vợ ngồi lên trên, hai đầu gối quỳ xuống nệm. Tư thế này giúp bạn không cần mở chân quá rộng, chủ động điều chỉnh mức độ, tốc độ sao cho thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, quan hệ khi mang thai tháng thứ tư cũng cần lưu ý một số tư thế gây áp lực lên bụng. Cố gắng giảm thiểu các hoạt động thâm nhập sâu. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ biến chứng nào trong thai kỳ.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý đối với vấn đề quan hệ khi mang thai ở tháng thứ 4. hãy tham khảo kỹ thông tin, kiểm tra sức khỏe của mình và hỏi ý kiến bác sĩ để làm sao vừa đáp ứng sinh hoạt vợ chồng, vừa an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không? Xem ngay để biết mẹ nhé!

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi mà MarryBaby nhận lời giải đáp nhiều nhất trong những tuần qua.

Đã vào “cuộc yêu” thì ai lại chẳng thích “lên đỉnh”. Thế nhưng không ít ý kiến cho rằng cực khoái là nguyên nhân gây ra những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Số khác lại bảo cảm giác này giống như liều thuốc tinh thần giúp xua tan căng thẳng và mang lại cảm giác hạnh phúc bất tận. Bài viết sau MarryBaby sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

Có thể quan hệ tình dục khi mang thai hay không ?

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không?
Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không?

“Quan hệ tình dục trong khi mang thai có nên hay không ?” là câu hỏi của nhiều cặp vợ chồng đặt ra cho bác sĩ sản khoa của họ. Câu trả lời là có nếu nó được thực hiện đúng cách. Một bà mẹ khi mang thai có thể có nhu cầu tình dục và cực khoái cao hơn bình thường. Việc đạt cực khoái khi mang thai của bà mẹ là hoàn toàn bình thường và an toàn. Trong trường hợp thai kỳ khỏe mạnh thì cực khoái không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Tuy nhiên nếu thai kỳ của bạn có nhiều yếu tố nguy cơ thì các bác sĩ khuyên cả hai vợ chồng nên hạn chế quan hệ.

Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc quan hệ đạt cực khoái trong khi mang thai có gây hại cho em bé. Thực chất, khi thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng cũng không chạm được đến thai nhi, tinh dịch cũng không vào được tử cung vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản tinh dịch và vi khuẩn không tiếp xúc được với thai nhi. Khi đạt cực khoái thai nhi cổ tử cung co bóp mạnh hơn và thai nhi của động nhiều hơn nhưng không có ảnh hưởng gì nhiều.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không?

Giải đáp lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không

Nếu băn khoăn chuyện lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không thì hãy yên tâm bởi cực khoái không tác động đến thai nhi khỏe mạnh.

Về lý thuyết, khoái cảm hay lên đỉnh là trạng thái thăng hoa về cảm xúc khi quan hệ tình dục ở cả hai giới. Riêng với thai phụ, việc đạt cực khoái sẽ kéo theo hiện tượng co bóp tử cung nhưng không đủ mạnh đến mức kích thích việc chuyển dạ dẫn đến sinh non. Tuy vậy, vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn nếu bà đẻ trước đây đã từng bị sẩy thai, sinh non hoặc hiện có sức khỏe không tốt thì người chồng tuyệt đối tránh để vợ lên đỉnh khi “yêu”.

Thời kỳ bầu bí cũng là giai đoạn nhiều mẹ sẽ thấy mình dễ đạt khoái cảm hơn. Nguyên nhân bởi lúc này lưu lượng máu đi qua vùng ngực và âm đạo tăng lên cộng với sự thay đổi hormone thai kỳ khiến cho những vị trí này trở nên rất nhạy cảm khi chạm vào.

Theo các chuyên gia, tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn lý tưởng cho việc sinh hoạt vợ chồng khi mà tình trạng ốm nghén khó chịu đã qua đi, cơ thể mẹ dần ổn định lại. Một số trường hợp bà bầu sau khi quan hệ thấy có hiện tượng cứng bụng. Lúc này, bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một trong những triệu chứng đi kèm với cơn co thắt khi đạt cực khoái và sẽ nhanh chóng biến mất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong không và câu trả lời hấp dẫn!

Những tiết lộ thú vị liên quan đến lên đỉnh khi mang thai có thể bạn chưa biết

lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không

Vậy là bạn đã rõ lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không. Thực tế, với nhiều bà mẹ tương lai, khoái cảm chẳng những không có hại mà còn mang đến nhiều lợi ích không ngờ, cụ thể:

  • Cực khoái giúp giải tỏa căng thẳng: Bằng chứng là nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc quan hệ tình dục thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều hormone endorphin làm xua tan mọi lo âu, phiền muộn, giúp bà bầu cảm thấy vui vẻ, lạc quan hơn. Không những vậy, endorphin còn có vai trò điều chỉnh cảm giác thèm ăn, từ đó duy trì vóc dáng cân đối cho mẹ.
  • Hỗ trợ việc chuyển dạ sinh con: Việc lên đỉnh được ví von giống như bài tập củng cố cho vùng xương chậu. Bởi vào ngày “khai hoa nở nhụy”, các cơ tại đây phải căng giãn nhiều để đẩy em bé ra ngoài.
  • Cải thiện tâm trạng: Ai đã từng có mang mới biết việc thay đổi nội tiết tố sẽ khiến bà bầu dễ thay đổi tâm tính, đôi lúc có phần chán nản rồi đâm ra trầm cảm. Thật may vì việc “yêu” trong thai kỳ có thể kéo bạn ra khỏi tình huống này.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sau những phút thăng hoa khi yêu, cơ thể thường tiết ra DHEA, chất này có tác dụng tăng sức đề kháng, từ đó giảm nguy cơ đau ốm cho mẹ.
  • Là liều thuốc ngủ tự nhiên: Cảm giác lâng lâng sau mỗi lần ân ái sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Mẹ nào bị mất ngủ khi mang thai có thể thử cách này xem sao nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không? Những lưu ý dành riêng cho mẹ

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không còn tùy vào sức khỏe cũng như cách sinh hoạt vợ chồng của bạn. Để đảm bảo an toàn cho bé cưng, mẹ nên tham khảo những lời khuyên sau:

  • Nếu vừa đón “tin vui”, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chuyện quan hệ tình dục trong thai kỳ, chẳng hạn như thời điểm nào là thích hợp? Bản thân mẹ có đủ sức khỏe để “yêu” hay không? Quan trọng hơn là không được bỏ lỡ bất kỳ buổi khám thai định kỳ nào.
  • Trong lúc ân ái nên chọn tư thế quan hệ an toàn, nhẹ nhàng để không gây động thai.
  • Hạn chế tối đa việc quan hệ bằng miệng vì điều này sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé, đặc biệt là khi mẹ được chẩn đoán là có những bất thường ở tử cung.
  • Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường xuyên trải qua cảm giác mệt mỏi, căng thẳng nên cần “kiêng” quan hệ vào thời điểm này.
  • Càng về gần cuối thai kỳ, người chồng nên sử dụng bao cao su hoặc xuất tinh ở ngoài bởi trong tinh dịch có thành phần prostaglandin kích thích bé ra sớm.
  • Cả hai bạn nên trao đổi với nhau, chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình nhằm chủ động tìm ra thời điểm quan hệ thích hợp, vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sản phụ.

Trường hợp nào bà bầu nên “kiêng” hẳn việc quan hệ tình dục?

lưu ý khi quan hệ tình dục khi mang thai

Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không thì câu trả lời là “Có” nếu bà bầu thuộc những trường hợp sau đây:

  • Mẹ từng bị sẩy thai trong 3 tháng đầu
  • Có tiền sử sinh non, hở eo cổ tử cung, tử cung ngắn
  • Mang đa thai
  • Được chẩn đoán bị rau bám thấp, nhau tiền đạo (khi quan hệ có thể dẫn đến âm đạo ra máu rất nguy hiểm)
  • Bị vỡ ối

Vừa rồi là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không. Sau cuộc “yêu”, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ, chẳng hạn ra máu âm đạo, đau quặn bụng thì mẹ lập tức nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.

[inline_article id=276432]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

7 tác dụng của quan hệ tình dục, khi biết rồi mẹ bầu sẽ thoải mái hơn đấy!

Tác dụng của quan hệ tình dục trong thai kỳ được nêu ra dưới đây có thể khiến mẹ bầu thoải mái hơn khi “yêu đương” cùng ông xã đấy!

7 tác dụng của quan hệ tình dục khi mang thai

1. Quan hệ tình dục khi mang thai là một cách tuyệt vời để gia tăng sự thân mật, giúp vợ chồng bạn giữ kết nối với nhau trong thời gian thú vị này.

2. Hoạt động này cũng rất tốt cho sức khỏe thể chất của mẹ bầu. Sau một cuộc “yêu” lâu 30 phút, tác dụng của quan hệ tình dục giúp bạn đốt cháy khoảng 50 calo và huyết áp cũng giảm nhẹ!

3. Tác dụng của quan hệ tình dục trong thai kỳ còn phải kể đến là làm dịu cơn đau và sự khó chịu. Khi đạt cực khoái, cơ thể liền giải phóng nhiều oxytocin, một loại hormone giúp tăng khả năng chịu đau. Nhờ đó, bạn có thể giảm đau lưng và các cơn đau khác liên quan đến thai kỳ.

4. Cải thiện giấc ngủ cũng là một lợi ích của quan hệ tình dục khi mang thai. Quan hệ tình dục không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giải phóng các hormone giúp bạn thoải mái, ngủ ngon hơn.

5. Bạn sẽ yêu đời, vui vẻ vượt qua những mệt mỏi của thai kỳ. Thực tế lúc này, những hormone “khó chịu” có thể làm mẹ bầu lo lắng và buồn bã. Việc giải phóng oxytocin đi kèm với cực khoái không chỉ giảm cơn đau thể xác mà còn có thể giúp tăng cảm giác yêu đời và vui vẻ, đưa bạn đến gần anh ấy hơn.

lợi ích của quan hệ tình dục

6. Tác dụng của quan hệ tình dục cũng giúp bạn chuyển dạ mẹ tròn con vuông. Việc đạt cực khoái thúc đẩy tử cung co bóp. Tuy nhiên, những cơn co thắt này không đủ mạnh để khiến bạn chuyển dạ. Nhưng nếu vào giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, ở mốc 40 tuần, quan hệ tình dục có thể giúp quá trình sinh con dễ dàng hơn.

7. Thêm một tác dụng của quan hệ tình dục trong thai kỳ nữa là giúp bạn phục hồi sau sinh dễ dàng. Vì quan hệ tình dục khi mang thai có thể giúp làm săn chắc sàn chậu, đây cũng là cách để bạn chuẩn bị cho quá trình sinh nở và phục hồi! Bạn cũng có thể thử tập kegel trong khi quan hệ tình dục nếu muốn cơ âm đạo săn chắc hơn nữa.

Cảm giác quan hệ tình dục khi mang thai có khác với bình thường không?

Có thể sẽ rất khác. Lúc này, cơ thể có nhiều lượng hormone tăng vọt và hình dạng cơ thể cũng thay đổi so với trước đó. Nhiều người có thể cảm thấy hài lòng nhưng cũng có bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Một số mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm hơn khi yêu. Nguyên nhân là do bộ phận sinh dục căng hơn nên dễ dẫn đến cực khoái dữ dội hơn. Song đối với những phụ nữ khác, những thay đổi về thể chất đó khiến họ cảm thấy không hài lòng so với bình thường.

Nếu không hài lòng trong trường hợp này, bạn có thể thử một số cách sau:

  • Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để thoải mái khi quan hệ tình dục.
  • Bạn thử một cách tiếp cận mới, có thể là quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex), kích thích bằng tay hoặc với các tư thế khác nhau.
tác dụng của quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) cũng là cách giúp vợ chồng thêm gắn kết

Một số phụ nữ mang thai sẽ ham muốn tình dục nhiều hơn bình thường nhờ lượng estrogen cao hơn. Ngoài ra, lưu lượng máu đến âm hộ và ngực gia tăng cũng khiến các bộ phận này trở nên nhạy cảm hơn, có thể dẫn đến cực khoái mãnh liệt hơn.

Tuy nhiên, việc giảm ham muốn tình dục có xảy ra cũng là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Lúc này, bạn có thể kết nối với đối phương thông qua các hoạt động như âu yếm, quan hệ bằng tay…

Bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái đều không ảnh hưởng xấu tới thai kỳ. Song hãy lưu ý, ở tam cá nguyệt thứ hai, bạn không nên “yêu” với các tư thế quan hệ đè nặng lên bụng hoặc khiến bạn nằm ngửa lâu.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Quan hệ tình dục khi mang thai lúc nào là không an toàn?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ có thể đưa ra các lưu ý về quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định hoặc suốt chín tháng. Các hạn chế có thể bao gồm chỉ nên quan hệ tình dục nhẹ nhàng, không mang lại cực khoái cho mẹ bầu, quan hệ thâm nhập bằng bao cao su hoặc quan hệ bên ngoài.

[inline_article id=217639]

Ngoài ra, bạn có thể được khuyên nên kiêng hoặc hạn chế quan hệ tình dục nếu:

  • Bạn có có tiền sử (hoặc đang có các triệu chứng) chuyển dạ sinh non hoặc sinh non
  • Chẩn đoán cổ tử cung hoặc nhau tiền đạo không thông
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, tiết dịch hoặc chuột rút
  • Rò rỉ nước ối
  • Mang thai đôi, thai ba…
  • Ngoài ra, bạn cũng không được quan hệ tình dục nếu đang có các cơn co thắt tử cung

Bạn có thể tham khảo bác sĩ về những gì lưu ý khi yêu để đảm bảo an toàn cho thai kỳ. Nếu không được phép quan hệ tình dục, bạn và đối phương có thể “yêu” theo cách thủ dâm cho nhau hoặc quan hệ tình dục bằng miệng.

Ra máu sau khi quan hệ là có bình thường không?

Giữa cổ tử cung nhạy cảm hơn, miệng tử cung căng và lưu lượng máu đến vùng sinh dục tăng lên có thể làm xuất hiện ít máu sau khi quan hệ. Mặc dù điều đó không phải là quá lo lắng nhưng bạn nên thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và yên tâm hơn.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu sau khi quan hệ tình dục, mẹ bầu bị chuột rút, đau đớn ngày càng tăng hoặc có rò rỉ nước ối…, bạn nhé!

Vinh An 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu cần biết

Trong hầu hết các trường hợp, quan hệ khi mang thai sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến thai nhi. Thậm chí, do được bao bọc kỹ càng trong túi ối, bé cưng sẽ chẳng nhận thấy một thay đổi nào trong cả “quá trình” này. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy những lợi ích tích cực của việc “yêu” mang lại cho sức khỏe mẹ bầu.

Tuy nhiên, đó là với những mẹ bầu có sức khỏe bình thường. Những mẹ bầu nằm trong nhóm “đặc biệt” sau đây thường được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế quan hệ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo bất thườngQuan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Trường hợp quan hệ và bị rau máu khi mang thai có gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ. Ra máu âm đạo khi mang thai thường xảy ra với khoảng 30% mẹ bầu. Hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ra máu âm đạo đi kèm với những biểu hiện bất thường như các cơn co thắt, đau lưng, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay lập tức. Tất nhiên, việc quan hệ trong những trường hợp ra máu chưa rõ nguyên nhân cũng sẽ không được khuyến khích.

2. Nhau tiền đạo

Cùng với sự phát triển của thai nhi, bánh nhau được hình thành và chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai bám bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nhau tiền đạo được chia thành nhiều mức độ khác nhau, nhưng trong phần lớn trường hợp bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế “giao ban”.

[inline_article id=73382]

3. Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Nhau bong non

Nhau bong non xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nhai thai tách ra khỏi thành tử cung, làm gián đoạn quá trình truyền ôxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Quan hệ khi mang thai có thể làm quá trình bóc tách của nhau thai diễn ra nhanh hơn.Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

4. Cổ tử cung hở

Cổ tử cung của mẹ bầu trong thời gian mang thai hầu như khít và chỉ mở dần ra khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng lớn của thai nhi, cổ tử cung của một số mẹ bầu có hiện tượng bị mở dần ra. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai cao nên mẹ bầu cần tránh quan hệ khi mang thai tháng thứ 2.

5. Có tiền sử sảy thai

Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, nhất là sảy thai sớm thường bị “cấm” quan hệ trong 3 tháng đầu. Đến khi tình trạng nguy hiểm quan đi và mọi việc ổn định, bác sĩ có thể thu hồi lệnh cấm vận này.

6. “Cô bé” bị viêm nhiễm

Trường hợp mẹ bầu hoặc anh xã bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần tránh không quan hệ, vì có thể truyền vi khuẩn qua cho thai nhi. Trước khi điều trị dứt điểm bệnh, nên nói “Không” tuyệt đối với việc quan hệ.Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Đây không phải là điều cầm kỵ, tuy nhiên ở những giai đoạn nhạy cảm, bà bầu nên cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân. Tốt nhất, bạn nên cùng anh xã tìm hiểu về những cách quan hệ an toàn khi mang thai để bố mẹ vui mà không hại đến em bé nhé.

Nếu quan tâm đến các tư thế quan hệ an toàn khi mang thai, bạn hãy lắng nghe chia sẻ từ bác sĩ nhé: [video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?

Quan hệ tình dục là một trong những khía cạnh quan trọng để duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng. Nhiều ông bố, bà mẹ tỏ ra lo lắng và băn khoăn về vấn đề quan hệ tình dục trong thai kỳ vì nhiều lí do mà quan trọng nhất là sợ ảnh hưởng đến thai nhi.Trong tam cá nguyệt thứ ba; chẳng hạn khi thai 7 tháng; nhiều mẹ băn khoăn liệu quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?

Tin vui cho các cặp vợ chồng đang và sắp sửa có con; nếu bạn đã có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho đến nay; thì việc quan hệ tình dục khi mang thai với một số biện pháp phòng ngừa là cần thiết và an toàn.

Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Cần lưu ý sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu trước

Trước khi biết quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không; bạn sẽ cần hiểu rõ hơn những sự thay đổi thể chất, tâm lý của mình trong giai đoạn này.

1. Cơ thể mẹ bầu 3 tháng cuối thay đổi như thế nào?

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, các cử động của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn. Những cảm nhận về chuyển động của bé thường đi kèm với các dấu hiệu và sự thay đổi thể chất khác, bao gồm:

  • Các cơn co thắt Braxton Hicks. Bạn có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ ở bụng. Thường quan sát rõ vào buổi chiều hoặc buổi tối; không thể dự báo trước; không gây đau và không gây ra chuyển dạ thật sự.
  • Đau lưng. Hormone thai kỳ làm giãn các mô liên kết giữ xương, đặc biệt là ở vùng xương chậu; cũng như thai lớn nặng nề, tăng trưởng nhanh có thể gây khó chịu cho lưng.
  • Hụt hơi. Bạn có thể dễ dàng bị hụt hơi; do đó, hãy thực hành tư thế tốt để phổi có nhiều không gian mở rộng hơn.
  • Ợ nóng. Hormone thai kỳ làm giãn van giữa dạ dày và thực quản cũng như sự chèn ép của thai có thể tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng.
  • Giãn tĩnh mạch. Tuần hoàn máu gia tăng; dãn mạch, chèn ép hồi lưu tĩnh mạch có thể gây ra các tĩnh mạch nhỏ màu đỏ tía (tĩnh mạch mạng nhện) xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay chân của bạn.
  • Đi tiểu thường xuyên. Khi em bé di chuyển sâu hơn vào khung xương chậu, bạn sẽ cảm thấy áp lực lên bàng quang của và đi tiểu thường xuyên hơn.
Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Cần lưu ý sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu trước
Quan hệ khi mang thai 7 tháng cần lưu ý sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ bầu trước

2. Sự thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba

Khi ngày sinh càng gần, những thay đổi sinh lý khiến thai phụ mệt mỏi hơn cũng như nỗi lo về việc sinh con; chăm sóc con và khôi phục sức khỏe, vóc dáng sau sinh có thể trở nên dai dẳng hơn. Bạn cũng thấy bứt rứt với câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Đẻ sẽ đau như thế nào và kéo dài trong bao lâu?

Bạn sẽ phải đối phó như thế nào? Đặc biệt nếu đây là em bé đầu tiên hoặc khi không có hoặc ít nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Bác sĩ thường yêu cầu thai phụ theo dõi thai kỹ hơn; vì những biến chứng cấp tính có thể xảy ra cũng khiến việc mang thai trong 3 tháng cuối trở nên áp lực hơn.

[inline_article id=181218]

Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?

Câu trả lời cho câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là hoàn toàn ổn; nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bằng cách sử dụng các tư thế quan hệ được đề nghị; quan hệ tình dục có thể được tiếp tục cho đến tháng cuối cùng của thai kỳ.

Bạn nên tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn khi mang thai; vì bệnh trĩ có thể gây chảy máu trực tràng; và làm cho việc quan hệ tình dục trở nên khó chịu và đau đớn.

1. Quan hệ khi mang thai 7 tháng có gây chuyển dạ?

Bạn có thể suy nghĩ nhiều về việc quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không vì bạn sợ hoạt động này sẽ gây chuyển dạ sinh.

Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ ba; đa số các thai phụ đều sẽ thấy xuất hiện các cơn co sinh lí, gọi là cơn co Braxton- Hicks, cảm nhận về cơn co này có thể khác nhau tuỳ từng người nhưng đều là những cơn co ngắn, tần số thưa thớt, không gây ra chuyển dạ thật sự. Không có can thiệp y khoa nào có thể và được cho là cần thiết để làm mất cơn co này vì nó hoàn toàn bình thường.

Braxton-Hicks có thể sẽ hết khi nghỉ ngơi; hoặc uống nước; hoặc thay đổi vị trí. Nhưng nếu các cơn co xuất hiện đều đặn hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn; kèm theo bất kì những thay đổi nào như ra huyết âm đạo thì nên tìm đến trợ giúp và khám xét y tế ngay.

Quan hệ khi mang thai 7 tháng có gây chuyển dạ?
Quan hệ khi mang thai 7 tháng có gây chuyển dạ?

Về mặt lý thuyết, tình dục có thể kích thích quá trình chuyển dạ như sau:

  • Tinh dịch có chứa prostaglandin: Trong quá trình quan hệ, khi xuất tinh vào âm đạo, những chất prostagladin này sẽ lắng đọng gần cổ tử cung; có thể giúp làm mềm cổ tử cung để chuẩn bị cho quá trình giãn nở; và thậm chí có thể khiến tử cung co lại.
  • Oxytocin hay còn gọi là “hormone tình yêu” được tiết ra khi đạt cực khoái. Đây là dạng hormone tự nhiên do cơ thể người phụ nữ tiết ra; có thể gây ra các cơn gò tử cung mạnh, nó được ứng dụng trong khởi phát chuyển dạ và hổ trợ cầm máu sau sinh.

Tuy nhiên thực tế nghiên cứu ghi nhận thấy, với thai kỳ khoẻ mạnh và không biến chứng; việc quan hệ tình dục đúng cách không những không gây ra chuyển dạ sinh non mà còn tạo hưng phấn, thoải mái tinh thần, giảm căng thẳng cho cả bố và mẹ. 

Để trả lời câu hỏi: “Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?” Ngoại trừ những trường hợp liệt kê bên dưới; thì quan hệ tình dục trong giai đoạn này là an toàn và có nhiều lợi ích.

[inline_article id=57448]

2. Quan hệ tình dục có gây hại cho thai nhi không?

Một trong những điều khiến bố mẹ lo lắng với câu hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là sự an toàn của con. Nhìn chung, quan hệ tình dục khi mang thai khá an toàn. Bạn sẽ không làm tổn thương thai nhi vì em bé đã được bảo vệ bằng nước ối và cổ tử cung của bạn.

Nếu bạn vẫn băn khoăn liệu quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không; bạn nên thảo luận với đội ngũ chăm sóc y tế và bác sĩ của mình. Điều này giúp bạn xóa bỏ những quan niệm sai lầm về quan hệ khi mang thai; giảm thiểu các rào cản; và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn ngăn cản hai vợ chồng tận hưởng trải nghiệm tình dục.

Quan hệ tình dục có gây hại cho thai nhi không?
Quan hệ tình dục có gây hại cho thai nhi không?

>> Mẹ bầu cũng có thể xem thêm Mang thai 38 tuần có quan hệ được không?

Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không? Có, nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây

Với mẹ bầu khỏe mạnh, không có dấu hiệu hay tiền sử bệnh tật bất thường nào, chuyện “yêu đương” vốn dĩ là thoải mái. Tuy nhiên, nếu đã từng hoặc đang phải đối mặt với một trong trường hợp sau, tốt nhất bà bầu nên từ chối khi được hỏi quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?

1. Có tiền sử bị sảy thai liên tiếp

Với các mẹ đã từng có tiền sử bị sảy thai, chuyện kiêng kị “yêu đương” trong thai kỳ là điều cần thiết. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh quan hệ vào những tháng đầu mang thai, hoặc kiêng vào thời điểm sảy thai của lần trước.

2. Bị động thai hoặc có dấu hiệu sảy thai

Khi phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường, chẳng hạn như ra máu âm đạo, đau bụng hoặc xuất hiện những cơn co thắt tử cung, bà bầu không nên quan hệ tình dục trong thời gian này. Thay vào đó, đi thăm khám bác sĩ và nghỉ dưỡng để giữ an toàn cho thai nhi.

3. Mắc bệnh lây qua đường tình dục

Những bệnh lây qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy, dù là bà bầu hay anh xã; khi có dấu hiệu mắc các bệnh này; tốt nhất nên điều trị khỏi hẳn trước khi có ý định tiếp tục quan hệ khi mang thai.

Có, nếu bạn thuộc những trường hợp sau đây
Bạn cần hạn chế quan hệ tháng thứ 7 nếu thuộc những trường hợp sau đây

4. Nguy cơ từ bệnh viêm âm đạo

Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh viêm âm đạo; vi khuẩn sẽ lợi dụng trong quá trình quan hệ tình dục “xâm nhập” vào tử cung gây hại cho thai nhi. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên nghĩ đến chuyện “yêu đương” khi chưa điều trị bệnh xong.

5. Bất thường về nhau thai

Khi mẹ bầu gặp bất cứ vấn đề gì về bất thường nhau thai như bệnh nhau tiền đạo; nhau bám thấp, mạch máu tiền đạo… thì việc quan hệ tình dục có thể gây chảy máu ồ ạt, nếu tình trạng không ổn đinh, bác sĩ phải ưu tiên cứu mẹ trước. Do đó, để giữ an toàn cho thai nhi và cả bản thân; mẹ nhớ kiêng quan hệ nếu gặp những bất thường này.

6. Thường xuyên xuất hiện cơn co thắt

Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị co thắt tử cung, nhưng đó là dấu hiệu tương đối bình thường. Chuyện chỉ trở nên nghiêm trọng khi co thắt diễn ra quá thường xuyên và càng lúc càng làm mẹ đau đớn. Lúc này, bạn cần đi thăm khám để theo dõi tình hình thai kỳ, đồng thời tránh xa chuyện “yêu đương”.

[inline_article id=242302]

7. Xuất hiện triệu chứng suy tử cung hay hở eo tử cung

Cổ tử cung trong thai kỳ đóng kín và chỉ mở ra khi mẹ bầu đang trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu phải đối diện với tình trạng cổ tử cung mở sớm từ khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Đây được gọi là hiện tượng suy tử cung.

Thời điểm này cực kỳ nhạy cảm; chỉ một tác động nhẹ vào tử cung cũng có thể làm mẹ bầu lâm vào rủi ro sảy thai, sinh non. Vì vậy, kiêng “yêu đương” là điều quan trọng và cực kỳ cần thiết.

8. Có dấu hiệu rỉ ối

Nước ối rò rỉ sớm trước 37 tuần chính là dấu hiệu cảnh báo không nên quan hệ. Chỉ một chút “phá lệ” cũng có thể dẫn đến rủi ro sảy thai, sinh non; hoặc nhiễm trùng nước ối.

Gợi ý những tư thế quan hệ khi mang thai 7 tháng

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Một trong những yếu tố quan trọng khi tìm hiểu về việc quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không đó là tư thế an toàn. Dưới đây là một vài tư thế mà bạn có thể muốn thử để giao hợp an toàn và thoải mái.

  • Vị trí úp thìa là một vị trí ấm cúng và thoải mái cho chiếc bụng ngày càng lớn của mình. Bạn nằm nghiêng để anh ấy đi vào bạn từ phía sau. Tương tự tư thế này; bạn cũng có thể nằm nghiêng 1 chân co, 1 chân duỗi để chồng có thể đi vào từ phía sau.
  • Vị trí bạn nằm trên người bạn đời của mình là một tư thế rất thoải mái trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bạn có thể kiểm soát tốc độ theo sự thoải mái của mình. Chỉ cần đảm bảo rằng anh ấy không thâm nhập quá sâu vào trong.
  • Vị trí cạnh giường cũng được khuyến khích trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nằm xuống mép giường, đặt chân xuống sàn. Chồng của bạn có thể đứng hoặc cúi xuống để vào bạn. Chỉ cần cẩn thận nói với anh ấy rằng bạn muốn anh ấy chậm rãi và nhẹ nhàng.

[inline_article id=194243]

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, MarryBaby hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Quan hệ khi mang thai 7 tháng có sao không?” Dù bạn đang ở trong tam cá nguyệt nào; hãy yên tâm rằng tình dục là một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc! Miễn là bác sĩ của bạn cho phép; bạn có thể làm những gì bạn cảm thấy tốt; cho dù đó là hành động nô đùa hay âu yếm.