Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Que thử thai và những điều chị em cần biết khi sử dụng

Tuy nhiên, kết quả thử thai của que sẽ cho kết không chính xác nếu sử dụng sai cách. Để hiểu hơn về que thử thai cũng như cách sử dụng hiệu quả, mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Que thử thai là gì?

Que thử thai là một dụng cụ để xác định xem bạn có thai hay không. Nếu sau khi kiểm tra, kết quả thử thai của bạn là dương tính, tức là đang mang thai. Nếu xét nghiệm âm tính, điều đó có nghĩa là bạn không có thai.

Cơ chế hoạt động của que thử thai như thế nào?

Khi thử thai, dụng cụ thử thai sẽ tìm kiếm một hormone do tế bào nuôi (được hình thành sau khi thai làm tổ thành công) tiết ra trong máu của bạn, gọi là hCG. Bạn có thể tìm thấy hCG trong nước tiểu hoặc máu của mình. hCG cần thời gian để tích tụ trong cơ thể, sẽ tăng theo tuổi thai và đạt đỉnh khoảng 8-10 tuần.

Que thử thai hoạt động bằng cách phản ứng với lượng hCG trong nước tiểu hoặc máu của bạn. Trong xét nghiệm nước tiểu, mảnh giấy trên que sẽ phản ứng và phát hiện hCG. Sau thử nghiệm, que có thể hiển thị một dấu cộng, hai vạch thẳng đứng hoặc thậm chí là từ “có thai” tùy vào mỗi loại que thử thai khác nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Que thử thai điện tử có hiệu quả hơn loại truyền thống hay không?

Những điều bạn cần biết khi sử dụng que thử thai

1. Bạn nên thử thai khi nào?

Khi bạn nghĩ rằng, mình có thể mang thai và cần làm xét nghiệm để biết chắc chắn. Việc thử thai tại nhà có thể cho kết quả khác nhau. Về nguyên lý, hCG thường xuất hiện trong máu của bạn khoảng 10-12 ngày sau khi quá trình thụ tinh xảy ra, một số loại nhạy có thể phát hiện ngay cả khi bạn chưa trễ kinh.

Nhưng để có kết quả chính xác hơn, bạn hãy đợi dấu hiệu trễ kinh khoảng 5-7 ngày thì hãy dùng que thử. Bởi vì, nếu bạn làm xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả ngay cả khi bạn đang mang thai. Hoặc nếu lần đầu âm tính hãy đợi sau trễ kinh vài ngày rồi thử lại.

bạn nên dùng que thử thai khi nào

2. Bạn nên thử thai lúc mấy giờ?

Hiện tại chưa có bằng chứng hay khuyến cáo nào nói rằng bạn nên thử thai khi nào trong ngày, quan trọng là thử đúng cách và đọc kết quả chính xác. Nếu nghi ngờ, có thể thử lại vào một lần khác với một que thử khác để khẳng định. Mặc dù một số tài liệu nói bạn nên sử dụng nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng sau khi thức dậy. 

Nếu bạn thử thai vào một thời điểm khác trong ngày, hãy đảm bảo sử dụng nước tiểu ít nhất ba giờ sau khi thử thai lần đầu tiên. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường phần lớn que thử thai đủ nhạy để phát hiện HCG bất kể thời điểm nào trong ngày khi bạn thử thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

3. Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai

Có ba cách sử dụng que thử thai tại nhà bạn có thể áp dụng:

  • Đặt que thử thai vào dòng nước tiểu khi bạn đi tiểu.
  • Tiểu vào cốc sạch, sau đó nhúng que thử vào nước tiểu.
  • Bạn hãy đi tiểu vào một cái cốc sạch. Sau đó, bạn nhỏ một đến vài giọt nước tiểu lên que thử.

Que thử thai có thể nhận được nồng độ HCG trong nước tiểu khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Hoặc bạn có thể đợi đến khi trễ kinh để có kết quả chính xác nhất, thường vào khoảng 14 ngày sau khi thụ thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách dùng que thử thai và những điều cần biết để có kết quả chính xác

4. Tại sao que thử thai 1 vạch nhưng có thai?

Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai chủ yếu xảy ra do các trường hợp sau:

  • Thời gian bạn thử thai quá sớm trước khi thụ thai.
  • Bạn sử dụng quá nhiều hoặc quá ít nước tiểu khi xét nghiệm.
  • Bạn thực hiện xét nghiệm không đúng như hướng dẫn sử dụng.

Tại sao que thử thai 1 vạch nhưng có thai?

5. Tại sao que thử 2 vạch nhưng không có thai?

Kết quả que thử 2 vạch nhưng không có thai là trường hợp dương tính giả. Đây là trường hợp rất hiếm xảy ra. Hoặc bạn phát hiện có thai vào thời điểm đó là đúng nhưng thai bị thất bại sớm trong quá trình tiếp tục phát triển nên kết cục sau đó bạn không có thai.

6. Loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến kết quả thử thai?

Phần lớn các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và rượu không ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ sinh sản đôi khi có thể gây ra kết quả dương tính giả khi thử thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sử dụng que thử thai hết hạn có được không? Bạn cập nhật ngay nhé!

7. Ưu điểm của việc sử dụng que thử thai

Có nhiều lợi ích khi sử dụng que thử thai tại nhà như:

Những lưu ý khi sử dụng que thử thai

Khi sử dụng que thử thai, bạn cần lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chờ cho đến khi bạn trễ kinh một vài ngày.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng cẩn thận trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Uống quá nhiều nước trước khi thử nghiệm tại những thời điểm quá sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai.

[inline_article id= 291054]

Như vậy bạn đã hiểu rõ tất cả về que thử thai cũng như cách sử dụng thế nào để có kết quả chính xác nhất. Quan trọng khi dùng que thử thai, bạn hãy dùng vào sáng sớm, tránh uống nhiều nước trước khi thử thai và làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để có kết quả chính xác nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Thắc mắc không biết hỏi ai

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 đến thai phụ. Nhưng còn vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không thì sao? Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp. Hãy đọc bài viết này ngay nhé!

COVID-19 có ảnh hưởng đến nước tiểu không?

Trước khi tìm hiểu bị COVID-19 thử thai có chính xác không; chúng ta cần biết COVID-19 có ảnh hưởng đến nước tiểu không. Theo nhiều nghiên cứu khoa thì COVID-19 có gây nhiều ảnh hưởng đến nước tiểu và một số cơ quan liên quan.

Bộ Y Tế Việt Nam cho biết, các nhà khoa học Đức đã báo cáo về một bệnh nhân 19 tuổi người Đức người Đức bị nhiễm COVID-19 nhập viện với triệu chứng của bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, vấn đề nhiễm COVID-19 có thể gia tăng triệu chứng đái tháo đường vẫn chưa chắc. Các nhà khoa học cần có thêm thời gian để nghiên cứu để đưa ra kết quả chắc chắn nhất.

[/key-takeaways]

Bên cạnh đó National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI) cho biết; nhiễm COVID-19 có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến là tần suất nhiều hơn, tiểu gấp và tiểu đêm.

[key-takeaways title=””]

Và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 có ảnh hưởng đến sự gia tăng các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước trứng bao nhiêu thì rụng? Thời điểm tốt nhất để thụ thai theo chia sẻ từ bác sĩ

COVID-19 có ảnh hưởng đến máu không?

để biết bị covid-19 thử thai có chính xác không, bạn có thể sẽ muốn biết COVID-19 có ảnh hưởng đến máu không

Bệnh cạnh vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không và COVID-19 ảnh hưởng đến nước tiểu; thì nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy COVID-19 cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với máu.

Các chuyên gia tại bệnh viện Johns Hopkins ở Hoa Kỳ cho biết; một số người bị nhiễm COVID-19 phát triển đông máu bất thường. Các cục máu đông này có thể gây hại nghiêm trọng đến phổi, hệ thần kinh, phổi và các mạch máu ngoại vi. Từ đó, chúng có thể khiến cho bệnh nhân bị đột quỵ, suy thận và phát ban.

Bị COVID-19 thử thai có chính xác không?

Như vậy bạn đã biết sự ảnh hưởng COVID-19 đến nước tiểu và máu. Vậy bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Chúng ta vẫn biết rằng, khi phụ nữ có các dấu hiệu mang thai sẽ kiểm tra mình có mang thai không qua việc thử thai với nước tiểu hoặc làm xét nghiệm máu.

Thông thường, với việc thử thai bằng nước tiểu chúng ta sẽ áp dụng tại nhà qua que thử thai. Sau đó, để chắc chắn bạn cần đến bệnh viện làm xét nghiệm máu. Cách thử thai này là do sau khi thụ thai tầm 10 ngày nhau thai sẽ tạo ra Hormone Chorionic Gonadotropin (hormone HCG).

[key-takeaways title=””]

Phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh cho vấn đề này. Nếu chị em bị nhiễm COVID-19 và nghi ngờ bản thân đang mang thai, tốt nhất hãy đến bệnh viện kiểm tra. Thông qua các phương pháp y khoa hiện đại, các bác sĩ sẽ có chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai bằng muối – Cách thử thai dân gian có độ chính xác ra sao?

Khi bạn đã biết phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không; thì cũng cần lưu ý một số lý do khiến cho que thử thai 2 vạch hoặc 1 vạch cho kết quả sai dưới đây:

  • Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản.
  • Que thử thai hết hạn sử dụng hoặc bị lỗi.
  • Thử thai sai cách do dùng nước tiểu pha loãng.
  • Thử thai quá sớm khi chưa có hormone HCG.
  • Tại sao que thử thai 2 vạch nhưng có thai? Thử thai cho kết quả que thử thai dương tính nhưng sau đó có thể bị sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que thử thai 1 vạch nhưng vẫn có thai nguyên nhân do đâu?

Bạn nên thử thai khi nào để kết quả que thử thai chính xác?

Bạn nên thử thai khi nào khi bị covid-19?

Bên cạnh vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không, bạn cũng nên quan tâm đến thời điểm dùng que thử thai để cho kết quả chính xác nhất.

Để có độ chính xác của que thử thai nhất nên thử thai khi nào? Bạn nên thử thai vào ngày đầu trễ kinh. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều; hãy làm xét nghiệm ít nhất 21 ngày sau lần cuối cùng bạn quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử thai trên mẫu nước tiểu được lấy vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng chưa đi tiểu ít nhất 4 giờ để đảm bảo lượng hormone HCG tiết ra nhiều nhất.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng mẫu nước tiểu vào sáng sớm sau khi thức dậy để thử thai. Bởi vì, thời điểm này lượng nước tiểu đậm đặc có chứa hormone HCG nhiều nhất. Do đó, sẽ cho ra kết quả que thử thai chính xác nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử thai buổi chiều có chính xác không và câu trả lời cho bạn!

[key-takeaways title=”Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai”]

Ngoài vấn đề bị COVID-19 thử thai có chính xác không; bạn cũng cần lưu ý cách sử dụng que thử thai đúng để có kết quả chính xác nhất nhé.

  • Bước 1: Lấy nước tiểu cho vào cốc.
  • Bước 2: Xé bao đựng que thử thai.
  • Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
  • Bước 5: Chờ 2-5 phút để bắt đầu đọc kết quả que thử thai.

[/key-takeaways]

Như vậy bạn đã biết phụ nữ bị COVID-19 thử thai có chính xác không? Tốt nhất sau khi thử thai tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và sử dụng các phương pháp y khoa để chẩn đoán chính xác.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Nguyên nhân xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy

Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy, bạn sẽ biết cách xử lý cho từng trường hợp.

Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy do đâu? 

Xét nghiệm máu có thai dựa trên nồng độ HCG do nhau thai tiết ra nên độ chính xác của xét nghiệm là rất cao. Theo đó, xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy là vì những lý do dưới đây:

1. Thai ngoài tử cung 

Đây là một lý do khiến bạn xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy. Mang thai ngoài tử cung là gì? Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh thành công lại làm tổ tại một vị trí khác ngoài tử cung. Có thể trứng làm tổ trong ống dẫn trứng (thường gặp), trên cổ tử cung, hoặc hiếm gặp hơn ở trong buồng trứng hoặc bên trong bụng. Nếu quan sát trong buồng tử cung không thấy thai thì cần đi tìm ở những vị trí khác nữa.

Đây là tình trạng nguy hiểm nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và xử lý kịp thời. Đặc biệt với chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung nên lưu ý và đi thăm khám sớm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

2. Bào thai chưa đủ lớn

Thai có thể quan sát thấy trong buồng khi nồng độ beta hCG trong khoảng 1500-2000 mUI/ml. Siêu âm sẽ thấy một túi trống âm bờ dày sáng, bên trong là dịch kích thước nhỏ. 

Trước thời điểm này, xét nghiệm máu cho kết quả chính xác bạn đã mang thai hay chưa. Ngoài ra que thử thai 2 vạch cũng là biểu hiện có thai mà bạn có thể thử.

Lý do xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy có thể do bạn đã đi siêu âm quá sớm trước khi thai đủ lớn để có thể nhìn thấy trong buồng tử cung. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên quay lại sau 2 đến 3 tuần nữa để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

[inline_article id=194081]

3. Sảy thai

Nếu bạn đã thử xét nghiệm máu có thai và thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không thấy túi thai, có thể bạn đã hoặc đang xảy thai. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm ra máu âm đạo, đau bụng dưới hoặc chuột rút ở bụng, lưng dưới. Ngoài ra các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất cũng là một dấu hiệu. Có thể thai đã sảy từ sớm hoặc mô thai đã tách khỏi tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Sau khi thử thai 2 vạch và xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy túi thai, bác sĩ sẽ gợi ý thêm cách kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

1. Tìm vị trí của thai 

Nếu nghi ngờ bạn đang mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ làm thêm các bài kiểm tra khác như siêu âm thai ngoài tử cung, siêu âm qua ngã âm đạo (siêu âm đầu dò), khám vùng chậu để phát hiện vị trí của thai và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể tùy theo sức khỏe của bạn.  

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

2. Xác định tuổi thai 

Trường hợp siêu âm chưa thấy thai do bào thai còn quá nhỏ do bạn tính nhầm tuổi thai hoặc bạn đi siêu âm thai quá sớm, bạn sẽ được hỏi kỹ về ngày thụ thai để tính tuổi thai chính xác. Nhờ đó, bạn sẽ được hẹn lịch siêu âm lại vào tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 5 để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

3. Chẩn đoán sảy thai

Nếu xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy kèm theo những triệu chứng của sảy thai, bạn sẽ được chẩn đoán sảy thai qua các bài test khác. Bao gồm khám phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm mô để kiểm tra chính xác tình trạng thai của bạn.

>> Bạn có thể quan tâm: Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai được?

Bạn không nên quá lo lắng vì có rất nhiều nguyên nhân cho việc xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy. Các bác sĩ khuyên rằng bạn hãy đợi thêm một thời gian sau đó rồi hãy đi siêu âm lại.

[inline_article id=276058]

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu có thai sớmchăm sóc sức khoẻ tốt khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh như ý.