Đây là loại rau được sử dụng nhiều trong Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Do đó, các sản phụ vừa sinh con chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến sau sinh ăn rau má được không.
Sản phụ sau sinh ăn rau má được không?
Rau má (Centella asiatica) thường được coi là an toàn cho người sau sinh và thậm chí có thể có lợi cho sức khỏe của bạn như hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm, tăng cường tuần hoàn máu, và cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin C. Rau má cũng có thể giúp làm dịu cảm giác căng thẳng và mệt mỏi sau khi sinh.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ nên tiêu thụ rau má ở mức độ vừa phải bởi vì rau má có tính hàn. Nếu bạn ăn quá nhiều và liên tục trong 1 tháng có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.
Bạn cũng cần đảm bảo rau má được rửa sạch và chế biến an toàn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc phản ứng nào sau khi tiêu thụ rau má, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, rau má cũng có thể tương tác với một số loại thuốc theo toa, thảo dược và chất bổ sung. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh, uống thuốc hoặc dùng thực phẩm chức năng.
Lưu ý: Có rất ít hoặc không có thông tin về việc sử dụng rau má với các mẹ đang cho con bú. Vì thế, bạn nên tránh uống rau má nếu đang cho con bú. Trong trường hợp bạn sử dụng rau má để bôi ngoài da, hãy tránh bôi quanh vùng vú để tránh những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. (1) Tốt nhất, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống rau má nếu đang cho con bú.
>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết
Sản phụ ăn rau má có tác dụng gì cho sức khoẻ?
Nếu sử dụng đúng cách, rau má có thể mang đến một số lợi ích dưới đây:
- Thanh lọc cơ thể: Ăn rau má có thể giúp cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và chất béo dư thừa qua đường tiểu.
- Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh: Chất chống viêm nhiễm và oxy hóa của rau má có tác dụng cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
- Giảm lo lắng: Chất triterpenoid trong rau má cũng có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người.
- Hỗ trợ hoạt động của tuần hoàn máu: Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.
- Cải thiện khả năng nhận thức: Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tĩnh mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).
- Phục hồi vết thương: Trong rau má có chứa triterpenoids có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương. Từ đó, nó giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.
Liên quan đến vấn đề sau sinh ăn rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm “sau sinh ăn rau dền được không?” trên MarryBaby nhé.
Một số bài thuốc mẹ bỉm có thể áp dụng từ rau má
Bên cạnh vấn đề sau sinh ăn rau má được không hay sau sinh uống rau má được không; bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian để chữa một số vấn đề về sức khoẻ:
Chữa táo bón sau sinh: Bạn hãy giã nát 30g lá rau má rồi vắt nước uống. Sau đó, bạn lấy bã rau má đắp lên rốn để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.
Chữa rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt: Bạn hãy xay 30-100g lá rau má lấy nước hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp bài thuốc này với lá kinh giới và rau sam.
Giảm tình trạng đau bụng và đau lưng do hành kinh: Nếu bạn muốn giảm bớt tình trạng bị hành kinh thì uống 2 muỗng cà phê (khoảng 15g) bột rau má khô mỗi ngày.
Chữa áp xe vú trong giai đoạn đầu: Khi bạn bị áp xe vú sau sinh thì hãy lấy một ít lá rau má và vỏ quả cau sắc nước uống. Nếu bạn uống được rượu thì có thể pha một chút để tăng thêm hiệu quả.
>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ ăn rau lang được không? Thắc mắc sẽ được sáng tỏ
Một số món ăn chế biến từ rau má mẹ có thể áp dụng
Nếu bạn đã biết sau sinh ăn rau má được không rồi; bạn có thể tham khảo thêm một số cách chế biến món ăn từ rau má dưới đây:
1. Canh rau má tôm khô
a. Nguyên liệu:
- 200g rau má nhặt sạch
- 30g tôm khô
- Gia vị thông thường
b. Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn hãy ngâm tôm khô trong nước ấm khoảng 5-10 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Sau khi nhặt rau má, bạn cần rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút.
- Bước 3: Bạn cho 600ml nước vào nồi chờ đến khi nước nóng thì cho tôm khô vào.
- Bước 4: Sau khi nước sôi, bạn dùng vá vớt lớp bọt trên mặt nước và cho 200g rau má vào.
- Bước 5: Bạn vẫn tiếp tục nấu canh rồi cho thêm 3 muỗng cà phê muối, 3 muỗi cà phê hạt nên và khuấy cho tan vị.
- Bước 6: Bạn tiếp tục nấu canh thêm 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức món ăn.
Ngoài vấn đề sau sinh ăn canh rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm các món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng trên MarryBaby nhé.
2. Rau má xào thịt bò
a. Nguyên liệu:
- 300g rau má
- 200g thịt bò
- 3 tép tỏi băm
- Dầu ăn
- Dầu hào
- Gia vị thông thường
b. Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má nhặt sạch và ngâm nước muối trong 30 phút. Thịt bò rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
- Bước 2: Bạn tiếp tục ướp thịt với 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh đường và ½ muỗng cà phê tiêu xay. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và ướp thịt trong 15 phút.
- Bước 3: Bạn bắt chảo lên bếp và cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, chờ đến khi dầu nóng thì phi thơm tỏi băm.
- Bước 4: Bạn điều chỉnh lửa lớn, rồi cho thịt ướp vào chảo đảo đều cho đến khi thịt săn lại và tắt bếp cho thịt ra dĩa.
- Bước 5: Kế đến, bạn tiếp tục bắt chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho rau má vào và nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường.
- Bước 6: Khi bạn thấy rau má đã chín thì cho phần thịt bò vừa xào vào, đảo đều tay, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh
3. Nước rau má đậu xanh giải khát
a. Nguyên liệu:
- 500g rau má
- 200g đậu xanh
- 2 trái dừa non
b. Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má nhặt bớt phần cọng, lấy phần lá, rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó, vớt ra để ráo nước và xắt nhỏ rau.
- Bước 2: Đậu xanh ngâm nước từ 4-5 tiếng, sau đó hấp chín trong 30 phút.
- Bước 3: Dừa non chặt lấy nước và lấy phần cơm dừa.
- Bước 4: Bạn cho rau má ép lấy nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn dừa non và đậu xanh với nhau.
- Bước 4: Bạn cho hỗn hợp dừa non và đậu xanh vào ly. Kế đến, bạn cho nước ép rau má lên trên và thưởng thức.
[inline_article id=324375]
Lưu ý khi sử dụng rau má
Khi ăn rau má, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
– Rửa sạch: Trước khi sử dụng, bạn nên rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất có thể bám vào rau.
– Chỉ sử dụng ở mức vừa phải: Để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên quá lạm dụng rau má, cần nên cân bằng dinh dưỡng bằng cách thay đổi những món ăn lành mạnh khác trong thực đơn hàng ngày.
– Thử dùng rau má với một lượng nhỏ trước: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược hoặc thực phẩm, bạn nên thử ăn rau má một lượng nhỏ để xem liệu có gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng với bạn hoặc bé không. Nếu có bất kỳ những phản ứng không mong muốn nào, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
– Nên bảo quản rau má trong ngăn mát tủ lạnh để rau má giữ được độ tươi.
Nhớ rằng rau má thường được coi là an toàn khi sử dụng một cách đúng đắn và trong liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc lo ngại về việc sử dụng nó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Như vậy bạn đã biết, sản phụ sau sinh ăn rau má được không rồi. Bạn có thể ăn hoặc uống nước rau má sau sinh nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây phản ứng ngược. Với những bạn bị bệnh về huyết áp, gan, thận hoặc đang uống các loại thuốc điều trị thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.