Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là vì sao, làm sao để hết?

Trẻ sơ sinh thường rụng rốn khoảng 1-2 tuần sau khi chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng, có mủ ướt, chảy dịch thì nên hết sức lưu ý.

1. Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng

Việc rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là khá phổ biến. Đây có thể chỉ là một vấn đề thông thường, tuy nhiên vẫn có thể đáng lo ngại nếu như không được theo dõi. Sau khi trẻ sinh ra phần dây rốn sẽ được cắt đi chỉ để lại phần dính vào rốn của trẻ, đây gọi là cuống rốn.

Thông thường, từ 1 – 3 tuần sau sinh, rốn của trẻ sẽ khô và tự rụng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một vài trường hợp rốn bé sơ sinh vẫn bị ướt sau khi rụng là do 2 nguyên nhân sau đây:

  • Chăm sóc rốn cho bé sai cách.
  • Vệ sinh phần giữa và cuống rốn không sạch.

2. Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có sao không?

rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau rụng có sao không
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng có sao không? Câu trả lời là có, nhưng cũng còn tùy thuộc vào mức độ và các triệu chứng đi kèm.

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt có thể kích hoạt sự phát triển của vi trùng và vi khuẩn, từ đây gây nhiễm trùng rốn của trẻ. Do đó, để tránh tình trạng này, bố mẹ cần lưu ý trong quá trình chăm sóc thật kỹ; cũng như hạn chế cho trẻ ngâm nước quá lâu trong lúc tắm.

Thông thường, trước khi rụng, rốn của trẻ sẽ tiết ra một chút dịch ướt, có thể có màu nâu do máu đông; nhưng việc này hoàn toàn bình thường. Trừ trường hợp, sau khi rụng, rốn của trẻ bắt đầu tiết dịch mủ kèm mùi hôi; vùng da quanh rốn bị sưng đỏ,.. Đó rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sau khi rụng.

>> Xem thêm: Sau khi trẻ rụng rốn cần làm gì?

3. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng

Nếu mẹ đã vệ sinh rốn cho bé mà rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng; có dịch mủ hoặc vẫn chảy máu thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tại nhà:

  • Để thực hiện, mẹ dùng bông thấm nước muối sinh lý sau đó lau nhẹ nhàng vùng xung quanh rốn. Nên tiến hành việc vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý từ 3 tới 4 lần mỗi ngày, sau khi rửa nên dùng khăn mềm để thấm khô vùng này, đảm bảo rốn trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ.
  • Mẹ có thể kết hợp sử dụng thuốc làm khô rốn cho bé theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cha mẹ phải giữ cho vùng rốn của con được khô thoáng, cũng như hạn chế những va chạm đến rốn trong lúc mặc tã và quần áo cho trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

4. Các vấn đề về rốn mà trẻ cần được đi khám

"> Mẹ có thể xem thêm: <a href=Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có cần điều trị không?

Không chỉ vấn đề rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng mới cần được chăm sóc kỹ. Nếu trẻ gặp phải một số biểu hiện như rốn chảy dịch vàng, chảy máu kéo dài hoặc một số trường hợp sau dưới đây, mẹ cần đưa con đi khám ngay.

  • Nhiễm trùng rốn: là tình trạng rốn của trẻ sơ sinh có dịch mủ tiết ra, kèm theo mùi hôi, thậm chí là chảy máu.
  • Rốn rụng muộn Rốn rụng muộn ở trẻ sơ sinh là tình trạng rốn của trẻ vẫn chưa rụng từ tuần thứ 3 sau sinh trở đi.
  • Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh: Thoát vị rốn là một khối u nhưng không gây đau cho trẻ. Nhiều mẹ thường gọi đây là tình trạng rốn lồi.
  • U hạt rốn ở trẻ sơ sinh: là tình trạng phần chân rốn của trẻ còn sót lại sau khi phần rốn đã rụng. Phần chân rốn còn sót bắt đầu tiết dịch và gây viêm.
  • Chảy máu rốn: Tình trạng chảy máu ở giữa cuống rốn hoặc chân rốn sau khi rụng, thường máu sẽ tự hết ngay sau đó. Nhưng nếu, máu vẫn chảy kéo dài trên 1 phút; và không cầm được; cha mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay.

Nếu kết quả chẩn đoán rốn trẻ sơ sinh bị ướt là do ống niệu quản của trẻ không được đóng khít, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng.