Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh có được uống nước mía? Giật mình với 10 lợi ích cho bà đẻ

Sau sinh có được uống nước mía không?  Đây là câu hỏi nhiều người mẹ bỉm sữa thắc mắc và băn khoăn. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

Nước mía có giá trị dinh dưỡng gì?

Mía là loại cây nhiệt đới, được sử dụng nhiều vào mùa hè để ép lấy nước. Loại cây này chứa nhiều carbohydrate; protein; vitamin (A, B-complex và C) và cũng chứa một lượng lớn các khoáng chất.

Nước mía là thức uống giải khát được làm bằng phương pháp ép thân cây mía. Loại nước uống này phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á, châu Mỹ Latinh. Ở Việt Nam, mía được ép với chanh; quất (tắc); cam; dứa… để tăng hương vị ngọt ngào, thơm ngon.

Nước mía chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: kali; canxi; sắt; magie; kẽm; thiamin; riboflavin và một số axit amin. Một ly nước mía (240ml) chứa 180 calo, 30g đường và cũng rất giàu chất xơ. Mía cũng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất polyphenolic; giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng; mệt mỏi.

>> Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì làm tóc được với 9 điều mẹ cần chú ý!

Sau sinh có được uống nước mía không?

Sau sinh, các mẹ thường băn khoăn về một chế độ “ở cữ” lành mạnh.Và một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của hai mẹ con. Sau sinh có được uống nước mía không? Với 10 lợi ích mà MarryBaby chỉ ra dưới đây sẽ giúp mẹ có được câu trả lời nhé.

1. Phục hồi cơ thể nhanh chóng

Sau sinh, phụ nữ thường mất sức; uể oải; mệt mỏi; một ly nước mía mát lành sẽ ngay lập tức giúp các mẹ lấy lại năng lượng. Lượng đường sucrose trong mía cung cấp năng lượng; hỗ trợ giải phóng glucose để cơ thể lấy lại lượng đường đã mất. Nước mía cũng giúp bù nước cho cơ thể và xua tan mệt mỏi.

2. Sau sinh có được uống nước mía: Tốt cho làn da của phụ nữ sau sinh

Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên của nước mía là chống lại mụn trứng cá; làm mờ vết thâm; làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho làn da mềm mại. Axit alpha hydroxy được cho là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Một trong những axit alpha hydroxy nổi bật nhất là axit glycolic trong mía giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da. Mẹ hãy thoa nước mía lên da và để khô; hoặc thêm nó vào mặt nạ và tẩy tế bào chết. Sử dụng nó thường xuyên sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời.

mẹ cho con bú uống nước mía được không
Sau sinh có được uống nước mía không?

3. Tốt cho răng miệng

Nước mía có thể giúp các mẹ chống lại tình trạng hôi miệng và sâu răng. Vì nó chứa nhiều khoáng chất; giúp xây dựng men răng và cũng ngăn ngừa hôi miệng. Sau sinh có uống được nước mía? Răng của phụ nữ trong thời gian ở cữ rất yếu; thế nên, nước mía là lựa chọn tuyệt vời.

4. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp tiêu hóa

Mẹ sau sinh thường hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thật may, nước mía rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Kali trong nước mía rất tốt để duy trì sự cân bằng pH và hỗ trợ tiết dịch vị dạ dày giúp giảm táo bón.

5. Có lợi cho xương và răng cho trẻ bú mẹ

Nước mía là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nó không chỉ giúp củng cố hệ xương cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà còn rất tốt để duy trì hàm răng khỏe mạnh.

[inline_article id=209142]

6. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp loại bỏ độc tố và giảm cân

Mẹ cho con bú uống nước mía được không? Mẹ cần nhớ nước mía rất giàu chất chống oxy hóa. Sử dụng thường xuyên có thể giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khi đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và giảm cân nhanh chóng. Ngoài ra, các chất xơ hòa tan cao trong nước mía cũng có vai trò giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp mẹ bỉm không bị tăng cân.

7. Nước mía giúp giảm căng thẳng

Căng thẳng là một trong những tình trạng mà hầu hết mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, uống thường xuyên loại nước ép này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Vì nước mía dồi dào lượng axit amin; magiê và tryptophan nên có lợi trong việc cân bằng mức nội tiết tố và do đó giảm căng thẳng.

8. Sau sinh có được uống nước mía: Giảm nguy cơ loãng xương

Nước mía giàu khoáng chất như canxi; magiê; phốt pho; sắt và kali. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương; giảm nguy cơ loãng xương. Nếu uống một ly nước mía hàng ngày có thể giữ cho xương của các mẹ sau sinh chắc khỏe hơn.

9. Khắc phục bệnh vàng da

Các chất chống oxy hóa trong nước mía bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu. Đây là một phương thuốc trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên bổ sung nước mía vào thực đơn của mình nhé.

10. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp ngăn ngừa ung thư

Uống nước mía thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư. Đặc biệt là ung thư vú một trong những căn bệnh phụ nữ thường gặp. Đã có những nghiên cứu chỉ ra tác dụng tích cực của nước mía trong việc giảm và ức chế tác động của các tế bào ung thư.

Ngoài 10 lợi ích của nước mía mà MarryBaby chỉ ra, nước mía còn có một số tác dụng tuyệt vời khác đối với các mẹ sau sinh như: nhanh chóng chữa lành vết thương; tăng cường hệ miễn dịch; tốt cho sức khỏe tim mạch… Đến đây, các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh có được uống nước mía rồi phải không nào?

sau sinh uống nước mía được không

Sau sinh uống nước mía cần lưu ý điều gì?

Khi mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi, sau sinh có được uống nước mía thì cũng nên lưu ý những điều sau:

1. Uống lượng vừa phải

Mặc dù, không có tác dụng phụ nào do uống nước mía gây nên. Tuy nhiên, mẹ chỉ dùng một lượng vừa phải. Mẹ nên uống một ly nước mía mỗi ngày (200-250ml); tuyệt đối không uống nhiều hơn số đó. Vì uống nhiều nước mía có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tạo ra các ảnh hưởng xấu khác.

Ngoài ra, những mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì cũng cần phải cẩn trọng trong uống nước mía. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tăng cân.

2. Đảm bảo vệ sinh

Hãy đảm bảo rằng nước mía được ép trong điều kiện vệ sinh vì loại nước này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Nếu không được giữ gìn vệ sinh đúng cách; đặc biệt là khi các mẹ mua nước mía ở những hàng quán ven đường.

Mẹ hãy cẩn thận với những ly nước mía vỉa hè! Chúng có thể bị nhiễm khuẩn do ruồi nhặng; thậm chí có pha thêm đường hóa học không tốt cho sức khỏe.

[inline_article id=77756]

3. Không uống nước mía để lâu

Luôn uống nước mía mới xay ép trong vòng nửa giờ mẹ nhé. Vì nước mía để lâu có thể rất nhanh bị hỏng. Nước mía sau khi làm xong nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ. Tuyệt đối không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh vì mía có tính hàn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.

4. Không uống nước mía khi đang dùng thuốc đặc trị

Không uống nước mía khi đang sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc chống đông máu. Vì policosanol trong mía – một chất làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch sẽ bị vô hiệu hóa.

5. Nên uống nước mía vào ban ngày

Các mẹ nên uống nước mía vào ban ngày; tránh uống vào buổi tối. Vì mía có đặc tính lợi tiểu, khiến các mẹ đi vệ sinh nhiều lần trong đêm; gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ và bé.

Hy vọng với bài viết sau sinh có được uống nước mía sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn cho thực đơn hằng ngày. Chúc mẹ bỉm sữa luôn mạnh khỏe nhé!