Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất và tỷ lệ sảy thai theo tuần tuổi ra sao?

Để thai kỳ diễn ra tốt đẹp, bạn cần biết thời gian nào dễ bị sảy thai nhất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sảy thai tự nhiên có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bạn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Sảy thai tự nhiên là gì?

Trước khi tìm hiểu thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; chúng ta hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa sảy thai tự nhiên là gì nhé. Sảy thai tự nhiên (miscarriage hay early pregnancy loss) là tình trạng mất thai sớm trước 20 tuần của thai kỳ. Vậy thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách đẩy sản dịch ra nhanh sau hút thai

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất?

Hầu hết trong 100 thai phụ bị sẩy thai thì tỷ lệ sảy thai theo tuần chiếm tỷ lệ như sau:

Đôi khi, còn có nhiều thai phụ bị sảy thai trước khi biết mình mang thai. Dưới đây là những thông tin về tỷ lệ sảy thai từ tuần thứ 3-20 của thai kỳ.

1. Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ

Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ có tỉ lệ rất cao trong các trường hợp mang thai
Sảy thai 3-4 tuần tuổi của thai kỳ có tỉ lệ rất cao trong các trường hợp mang thai

Vào tuần thứ 3 kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt trước đó, trứng đã được thụ tinh sẽ bắt đầu làm tổ trong tử cung của người vợ. Đến tuần thứ 4 tiếp theo, bạn đã có thể thử thai tại nhà và nhận được kết quả dương tính rồi.

Hầu hết, phụ nữ không thể nhận biết được được mình đã mang thai trong giai đoạn này; mặc dù các dấu hiệu thụ thai đã xuất hiện từ từ rồi. Trong giai đoạn 3-4 tuần tuổi, tỷ lệ sảy thai khá cao chiếm khoảng 50-70% các trường hợp mang thai.

Bên cạnh tìm hiểu về tình trạng sảy thai 4 tuần tuổi; bạn có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi nhé.

2. Tuần thứ 5 thai kỳ

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Tuần thứ 5 của thai kỳ cũng là thời gian bạn dễ bị sảy thai nhất. Trong đó, tỷ lệ thai phụ bị sảy thai trong tuần thứ 5 của thai kỳ chiếm 21,3% các trường hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai sinh hóa – Làm gì để giúp mẹ mau chóng bình phục?

3. Tuần thứ 6-7 thai kỳ

Hình ảnh thai 6-7 tuần. Sảy thai trong 7 tuần đầu chiếm tỉ lệ 5% trong số ca mang thai
Hình ảnh thai 6-7 tuần. Sảy thai trong 7 tuần đầu chiếm tỉ lệ 5% trong số ca mang thai

Vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ, bác sĩ có thể nhận biết được tim thai thông qua siêu âm khi bạn đi khám thai. Tuy nhiên, tỷ lệ sảy thai trong giai đoạn này có sự thay đổi rất đáng kể chỉ chiếm khoảng 5% các trường hợp.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi bên cạnh tình trạng sảy thai 7 tuần để có thêm kiến thức về thai kỳ.

4. Tuần 8-13 của thai kỳ

Giai đoạn từ tuần 8-13 thai kỳ, tỷ lệ sảy thai chỉ chiếm khoảng 2-4% số trường hợp.

5. Tuần 14-20 của thai kỳ

Từ giữa tuần 13-20 của thai kỳ nguy cơ sảy thai chỉ còn 1%. Giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn và không còn lo lắng nhiều về sảy thai nữa. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để thai kỳ được khoẻ mạnh nhé.

>> Bạn có thể xem thêm:  Sau sảy thai bao lâu thì đi làm được? Thời điểm vàng mang thai trở lại

Tỷ lệ sảy thai theo tuổi của người mẹ

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai từ 20-35%
Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai từ 20-35%

Chúng ta vừa điểm qua những mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất trong thai kỳ. Tuy nhiên, tuổi của người mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sảy thai tự nhiên. Dưới đây là tỷ lệ sảy thai được đối chiếu theo tuổi của người mẹ.

  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%.
  • Phụ nữ ở độ tuổi 35-45 có nguy cơ sảy thai là 20-35%.
  • Phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ sảy thai lên tới 50%.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, một số phụ nữ đã từng bị sảy thai trước đó dù ở bất cứ độ tuổi nào thì tỷ lệ có thể sảy thai chiếm khoảng 25% (tỷ lệ chỉ cao hơn một chút so với người chưa từng sảy thai trước đó).

[/key-takeaways]

Các yếu tố khác dẫn đến sảy thai tự nhiên

Bên cạnh các mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các yếu tố cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai tự nhiên dưới đây:

  • Tuổi tác: Nếu bạn trên 35 tuổi thì có nguy cơ sảy thai cao hơn người trẻ.
  • Thiếu cân hoặc thừa cân: Cân nặng cũng có liên quan đến nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Đã từng sảy thai: Nếu bạn đã từng sảy thai một hoặc nhiều lần trước đó thì sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe người mẹ: Trong một số trường hợp, người mẹ bị mắc một số bệnh lý cũng có thể dẫn đến sảy thai như bệnh tiểu đường không được kiểm soát, nhiễm trùng, gặp vấn đề về nội tiết tố, vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung, bệnh tuyến giáp, béo phì,…
  • Hút thuốc, uống rượu, caffeine và dùng chất kích thích: Những người hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn những người không hút thuốc. Ngoài ra, việc bạn sử dụng nhiều caffeine, rượu bia hoặc chất kích thích trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. 
  • Vấn đề về gen hoặc nhiễm sắc thể: Hầu hết các trường hợp sảy thai là do bản thân thai nhi có bất thường về gen, chọn lọc tự nhiên đánh giá thai nhi sẽ không phát triển bình thường và đào thải. Khoảng 1/2 – 2/3  số ca sảy thai trong ba tháng đầu có liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể thừa hoặc thiếu. Khi trứng và tinh trùng kết hợp tức là quá trình kết hợp giữa hai bộ nhiễm sắc thể của ba và mẹ được diễn ra, nếu một trong hai bộ có ít hoặc nhiều nhiễm sắc thể hơn bình thường thì có thể dẫn đến sảy thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Dấu hiệu sảy thai tự nhiên bạn cần biết

Dấu hiệu sảy thai tự nhiên bạn cần biết

Sau khi tìm hiểu các yếu tố cũng như thời gian nào dễ bị sảy thai nhất; có lẽ bạn sẽ muốn biết rõ hơn các dấu hiệu sảy thai để kịp thời đến bệnh viện. Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần lưu ý:

  • Đau bụng
  • Tim đập nhanh
  • Đau ở vùng xương chậu hoặc lưng dưới, đau quặn bụng dưới, đau tăng dần lên, nằm nghỉ ngơi không đỡ.
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu, có thể ra nhiều như máu hành kinh, có lẫn máu cục (đôi khi dấu hiệu này không xuất hiện ở một số người)

[key-takeaways title=”Lưu ý:”]

Với tình trạng ra máu âm đạo trong ba tháng đầu thai kỳ vẫn có thể tiếp tục thai kỳ khỏe mạnh nếu bạn đến bệnh viện và được bác sĩ can thiệp kịp thời. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, bạn không nên tự ý điều trị hay ngại tâm lý không dám đến bệnh viện, sẽ để lại hậu quả đáng tiếc.

[/key-takeaways]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về mốc thời gian nào dễ bị sảy thai nhất. Thời gian dễ bị sảy thai nhất là 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Do đó, bạn cần phải cẩn thận và duy trì một lối sống lành mạnh để thai kỳ được khoẻ mạnh nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Chạy nhảy có làm sảy thai? Mẹ thường vận động mạnh cần lưu ý!

Trừ một số trường hợp đặc biệt được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị, hoạt động thể lực nhẹ vừa phải được khuyến khích vì cho thấy nhiều lợi ích đối với thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì chị em vẫn nên cẩn thận khi chạy bộ trong thai kỳ, đặc biệt là chạy nhảy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

Chạy bộ chậm và nhẹ nhàng thường an toàn đối với đa số mẹ bầu nếu bác sĩ không yêu cầu mẹ hạn chế vận động. Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không? Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chạy bộ hoặc tập thể dục trong thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh non nếu bản thân thai kỳ đó không có sẳn các vấn đề. Tuy nhiên, chạy nhảy (hành động này bao gồm cả cường độ và tốc độ cũng như có sự tương tác của các lực khá mạnh) vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mẹ vẫn nên thận trọng và tốt nhất là không nên chạy nhanh, vận động mạnh hoặc chạy đường dài khi mang thai.

Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào trong thai kỳ nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, cổ tử cung ngắn… hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.

Chạy bộ khi mang thai có thể gây những rủi ro nào? 

Chạy bộ có thể gây khá nhiều áp lực lên các khớp của bạn. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các khớp sẽ bắt đầu lỏng lẻo hơn. Do đó, mẹ bầu chạy bộ sẽ có nguy cơ chấn thương cao hơn so với người không mang thai.

Nói cách khác, dù bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không nhưng vẫn nên thận trọng khi chạy bộ hay thực hiện bất kỳ hoạt đọng thể lực nào trong thai kỳ để tránh những sự cố ngoài ý muốn.

1. Trước khi mang thai bạn không quen chạy nhảy

Do trước đây, bạn chưa từng hoạt động mạnh và không hay chạy bộ thì các khớp của bạn sẽ không quen với tác động của việc chạy bộ. Vì thế khi mang thai bạn không nên chạy bộ nhé. Nhưng thay vào đó bạn có thể thực hiện đi bộ, đạp xe chậm tại chỗ hoặc bơi lội.

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai tự nhiên có đau bụng không và dấu hiệu thường gặp là gì?

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?
Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

2. Trước khi mang thai bạn thường xuyên chạy bộ và vận động mạnh

Nếu bạn đã quen với việc chạy bộ và muốn duy trì điều này khi mang thai; thì việc chạy nhảy có thể còn mang đến lợi ích cho tim và phổi của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn duy trì cường độ tập luyện ở mức chậm và vừa phải, tránh gắng sức vì có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
  • Đừng quên khởi động và hạ nhiệt trước cũng như sau khi tập thể dục.

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không; bạn cũng có thể tham khảo tất tần tần những điều liên quan đến việc sảy thai sớm trên MarryBaby nhé.

Mẹ bầu là vận động viên chạy nhảy có làm sảy thai không?

Nếu là vận động viên, bạn có thể tiếp tục tập luyện trong thai kỳ nếu bác sĩ đồng ý. Tuy nhiên, bạn cần nói chuyện với huấn luyện viên về việc mang thai để giảm bớt cường độ tập luyện.

Hơn nữa, bạn hãy nhớ luôn ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và tránh để cơ thể cảm thấy quá nóng. Nếu bạn bị đau, khó chịu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào; thì hãy dừng tập luyện ngay. Và bạn hãy tránh cố gắng quá sức và cần nghỉ ngơi khi bụng bầu to lên.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ?

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ

Để tránh nguy cơ bị chấn thương khi chạy bộ,  bạn cần lưu ý những điều sau đây để luôn an toàn cho thai kỳ:

  • Sử dụng đường chạy bộ hoặc máy chạy bộ: Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro so với việc chạy trên đường.
  • Chạy trên mặt đất bằng phẳng: Khi bụng của bạn lớn dần, khả năng giữ thăng bằng có thể bị ảnh hưởng do trọng tâm thay đổi. Vì vậy bạn nên chạy trên mặt đất bằng phẳng để giảm nguy cơ té ngã.
  • Hãy tập trung vào kỹ thuật, không nên chạy nhanh: Bạn chỉ nên chạy chậm ở mức vừa phải, nếu mệt thì cần ngồi xuống nghỉ ngơi, không nên ép bản thân cố gắng chạy.
  • Khi chạy nên tập trung: Khi chạy bộ, bạn không nên nói chuyện. Hãy chọn những nơi đường thông thoáng để tránh xao nhãng vấp té.
  • Không nên nghe nhạc trong khi chạy: Điều này giúp bạn tập trung khi chạy và nghe được tiếng còi xe từ đằng sau
  • Uống nước khi chạy bộ đúng cách: Theo các chuyên gia, bạn nên uống khoảng 250 – 300 ml nước trong vòng 30 phút trước và sau buổi chạy bộ.
  • Chuẩn bị trang phục chạy bộ: Mang giày thể thao và mặc áo ngực thể thao khi chạy bộ.
  • Chạy dưới thời tiết mát mẻ: Tránh chạy dưới trời nóng khi mang thai; nhất là trong 12 tuần đầu tiên. Vì trời quá nóng có thể gây hại cho thai nhi.
  • Chạy bộ đường ngắn, khi mệt cần nghỉ ngơi

Mẹ bầu chạy bộ trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý gì?

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể thấy rằng tốc độ chạy của mình chậm lại do bụng bầu ngày càng lớn hơn. Khi ấy, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy đang kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi nhé.

Mặc dù khi bạn mang thai việc chạy nhảy không có sảy thai, nhưng khi bạn nhận thấy có bất kỳ cơn đau bất thường nào khi chạy thì hãy ngừng tập và đến bệnh viện khám sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Như vậy bạn đã biết chạy nhảy không có làm sảy thai. Ngược lại, việc tập luyện và chạy bộ trong thai kỳ lại mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi bạn gặp các dấu hiệu bất thường hoặc đau bụng thì hãy dừng lại và đi khám sức khỏe ngay nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai được?

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai lại được là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm. MarryBaby sẽ giúp các chị em chia sẻ về các vấn đề sau khi sảy thai. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các chị em có thêm động lực để hồi phục về tinh thần lẫn sức khỏe. 

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại?

Việc sảy thai bao lâu thì có kinh lại sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của họ. Thông thường khoảng thời gian phụ nữ có kinh lại sau sảy thai là từ 4 – 6 tuần và có thể chênh lệch nhau:

  • Nồng độ hCG: Đây là chỉ mang thai trở lại khi nồng độ của hormone thai kỳ hCG đã trở về mức 0 để bắt đầu một chu kỳ kinh mới. Khi bị sẩy thai càng lớn thì thời gian để trở lại về 0 càng lâu.
  • Kinh nguyệt trước khi mang thai không đều: Nếu trước khi thụ thai, kinh nguyệt của mẹ không đều. Thì sau khi sảy thai, khả năng kinh nguyệt vẫn sẽ không đều trở lại. Do đó thời gian có thai tuỳ chiều dài của chu kỳ kinh quyết định sẽ có thể bị kéo dài hơn.
  • Thai đã sảy hoàn toàn chưa: Có nhiều trường hợp bà bầu sảy thai đã lâu nhưng sảy thai không hoàn toàn, mô nhau thai còn sót trong tử cung. Một khi còn sót mô thai trong bụng thì người mẹ không thể có kinh trở lại. Lúc này, bác sĩ phải dùng thủ thuật hút các mô thai ra khỏi tử cung hoặc cho mẹ bầu uống thuốc để thai sảy hoàn toàn.

Như vậy, không thể dự đoán chính xác rằng sảy thai bao lâu thì có kinh lại bình thường. Mỗi người sẽ mất khoảng thời gian khác nhau để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nếu kinh nguyệt về chậm, chị em cũng đừng quá lo lắng. Nếu không yên tâm về tình trạng của mình, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kỹ hơn.

[inline_article id=30246]

Sảy thai bao lâu thì quan hệ được?

Ngoài câu hỏi, sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Thì đây cũng là cau hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Sau sảy thai, cơ thể người phụ nữ thường rất yếu cả về thể chất lẫn tinh thần. Vợ chồng nên tránh quan hệ trong giai đoạn này. Hãy để đến khi người phụ nữ cảm thấy cơ thể hồi phục hoàn toàn. Vậy sảy thai bao lâu thì quan hệ được? 

Theo các chuyên gia bác sĩ, trong tuần đầu tiên sau sảy thai, âm đạo người phụ nữ sẽ vẫn còn chảy máu. Quan hệ trong giai đoạn này sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ sảy thai thường sẽ rơi vào trạng thái đau khổ, dằn vặt, trầm cảm. Người chồng cần cảm thông và cho cô ấy thời gian được bình ổn. 

sảy thai bao lâu thì quan hệ được

Thời điểm tốt nhất để vợ chồng quan hệ trở lại đó là 2 – 3 tuần. Hoặc đến khi người vợ thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu người vợ có can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mô thai thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. 

>> Xem thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Sảy thai bao lâu thì có thể mang thai lại?

Bên cạnh câu hỏi, sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Rất nhiều chị em cũng muốn biết sảy thai bao lâu thì nên có thai lại? Cơ thể cần một khoảng thời gian dài để tử cung lành và chu kỳ trở lại bình thường. 

Kinh nguyệt trở lại là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ cần chờ ít nhất 6 tháng sau sảy thai mới nên tiếp tục mang thai. Vậy có thực sự phải chờ đến tận 6 tháng hay không?

Tin vui là, con số này có thể rút ngắn lại. Nếu mẹ sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ và không có biến chứng có thể mang thai lại sau 2 – 3 tháng. 

Chị em không nên nôn nóng mà có thai lại quá sớm vì nguy cơ cao sẽ gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ tiếp theo. Hãy dành lại khoảng thời gian này để bồi bổ cơ thể, làm việc vừa phải, thư giãn để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

[inline_article id=209220]

Sảy thai chưa có kinh lại quan hệ có thai không?

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Để có thai, người phụ nữ cần phải rụng trứng.  Thực tế, trong 2 – 4 tuần đầu tiên sau sảy thai, cơ thể người phụ nữ sẽ bắt đầu rụng trứng. Vì vậy, chưa có kinh lại quan hệ thì vẫn có thai nhé chị em.

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu sau khi sảy thai các chị em còn dễ thụ thai hơn bình thường. Chị em sau khi sảy thai nên chủ động tránh thai nếu có quan hệ trước kỳ kinh đầu tiên.

sảy thai chưa có kinh thì có thai không

>> Xem thêm: Nạo hút thai xong cần kiêng những gì? Những thông tin cần biết

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên 1 tháng: Cơ thể mẹ liệu đã sẵn sàng?

Nhiều trường hợp các mẹ lỡ có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên 1 tháng. Vậy có giữ thai lại được không? Mẹ bầu phải làm sao nếu lỡ mang thai quá sớm sau sảy thai?

Với sảy thai tự nhiên, mẹ có khả năng giữ lại thai khá cao. Tốt nhất là mẹ vẫn phải đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm.

Các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ. Đồng thời biết được thai nhi có đang phát triển bình thường không.

Như vậy, việc sảy thai bao lâu thì có kinh lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vợ chồng có quan hệ thì nên tránh thai trong giai đoạn từ 2 – 3 tháng sau sảy thai. Việc có thai lại quá sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ.

[inline_article id=1069]

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Đây là vấn đề mà chị em không mong muốn nhưng phải trang bị kiến thức để xử lý thỏa đáng và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Hiện tượng sảy thai tự nhiên thường do nguyên nhân gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề sảy thai ra máu trong bao lâu, bạn cần biết nguyên nhân gây sảy thai.

1. Chức năng hoàng thể không hoàn chỉnh

Thể vàng của buồng trứng là nơi sản xuất progesterone. Một khi thể vàng phát dục không hoàn chỉnh hoặc bị thoái hóa sớm, lượng progesterone tiết ra sẽ bị thiếu hụt hoặc cũng có thể do phản ứng của màng tử cung với progesterone quá thấp đều ảnh hưởng sự ổn định của phôi thai.

2. Nhiễm sắc thể dị thường

Nếu nhiễm sắc thể của phôi thai biến đổi dị thường sẽ không thể phát triển như bình thường, dẫn đến sảy thai tự nhiên thường gặp. Các chuyên gia khuyến cáo vợ chồng nên kiểm tra, xét nghiệm đầy đủ trước khi có kế hoạch sinh con, chẩn đoán bạn có vấn đề ở nhiễm sắc thể hay không rồi mới quyết định mang thai.

3. Nhân tố môi trường

Những người tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại (nhiễm chì, benzen, formaldehyde…) hoặc môi trường vật lý bất lợi (tia phóng xạ, nhiệt độ cao, tiếng ồn…) sẽ càng có nguy cơ bị sảy thai.

4. Cơ thể mẹ bầu

Trong thai kỳ, nếu mẹ mắc các bệnh cấp tính hoặc sốt cao, nhiễm độc tố, vi khuẩn, thiếu máu nặng, bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phụ khoa hay chức năng nhau thai không hoàn thiện đều có thể là nguyên nhân gây sảy thai.

5. Chức năng miễn dịch

Trường hợp miễn dịch của mẹ và thai nhi xảy ra hiện tượng không thích ứng, cơ thể mẹ sẽ bài xích phôi thai mà dẫn đến sảy thai.

Vậy sảy thai ra máu trong bao lâu, chúng ta hãy tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

Sảy thai ra máu trong bao lâu?

Sảy thai ra máu trong bao lâu?

Có trường hợp chị em bị sảy thai mà bản thân hoàn toàn không biết vì chưa phát hiện mình đã cấn thai. Lúc này, đau bụng và chảy máu dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp này, sảy thai bao lâu thì hết ra máu? Đa số sảy thai ở giai đoạn sớm diễn ra rất nhanh, có thể chỉ trong vài ngày nhưng cũng có người chảy máu trong một tuần.

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Thời gian chảy máu và lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc tuổi thai cũng như sức khỏe người mẹ. Thông thường chảy máu sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, lâu nhất cũng không quá 15 ngày. Mẹ có thể ra máu nhiều kèm các cục máu đông, sau đó giảm dần đến khi ngưng hẳn.

Nếu thời gian ra máu lâu hơn thời gian trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám để có hướng xử lý kịp thời. Tình trạng ra máu liên tục không đông, có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ, đặc biệt nếu ra máu thấm đẫm 2 băng vệ sinh dầy trong 1 tiếng, kéo dài trong 2 giờ liên tiếp thì bạn cần đến khám ngay nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những trái cây cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối.

Làm sao biết mình bị sảy thai?

Có nhiều nguyên nhân sảy thai và đòi hỏi phải có sự chẩn đoán y khoa để biết tình trạng chính xác. Mặc dù vậy, khi mang thai, mẹ có thể chú ý hơn nếu đột ngột có các triệu chứng như chảy máu có kèm khối máu đông, đau bụng, đau thắt lưng, âm đạo chảy dịch bất thường…

Những điều nên làm để tránh sảy thai

Thay vì băn khoăn sảy thai ra máu trong bao lâu, chị em càng nên làm tốt chế độ sinh hoạt trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

1. Vận động vừa sức

sảy thai bao lâu thì hết ra máu

Chế độ rèn luyện thể chất đóng vai trò không nhỏ để tăng cường sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như thai nhi để lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp.

Đặc biệt những tháng đầu mang thai, sự phát triển của thai nhi chưa hoàn chỉnh và chưa ổn định, cơ thể mẹ cũng nhiều vấn đề do ốm nghén nên cần tránh vận động mạnh, hạn chế nguy cơ sảy thai.

2. Chú ý vệ sinh cá nhân

Do cơ thể thay đổi khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nên trao đổi chất cũng nhanh hơn, dịch tiết ở âm đạo nhiều thêm khiến mẹ bầu càng dễ bị viêm nhiễm. Bình thường, mẹ nên chú ý tắm rửa, thay quần áo hợp lý để không bị bệnh phụ khoa tấn công.

3. Trang phục thích hợp

Giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cần mặc quần áo đảm bảo các yếu tố như rộng rãi, mềm mại, thấm hút tốt và không đi giày cao gót. Việc ăn mặc bó sát, chèn ép vùng bụng và thường xuyên mang giày cao gót không những khiến cơ thể mẹ bức bối, đau nhức chân mà còn tăng nguy cơ sảy thai.

4. Kiểm tra thai theo chỉ định của bác sĩ

Dù lý do gì thì bạn vẫn nên đảm bảo mọi chỉ định kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện bất thường mà kịp thời xử lý, giảm nguy hiểm cho thai nhi.

[inline_article id=287844]

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ giải đáp được vấn đề sảy thai ra máu trong bao lâu. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hãy để lại bình luận. MarryBaby sẽ giải đáp ngay cho các mẹ bầu nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết để tránh hậu quả đau lòng

Ăn gì dễ sảy thai nhất là vấn đề mẹ bầu cần nhớ rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một chế độ dinh dưỡng  trong thai kỳ khoa học sẽ là tiền đề cho mẹ bầu chuẩn bị đến ngày đón con yêu chào đời. Marrybaby sẽ chia sẻ danh sách cảnh báo thực phẩm không nên ăn của mẹ bầu. Hy vọng sẽ giúp các mẹ thêm khỏe mạnh hơn nhé.

Thực phẩm thường dùng hàng ngày, mẹ bầu ăn gì dễ sảy thai nhất?

1. Các loại thực vật gia vị có tính cay nóng

Ăn gì dễ sảy thai nhất? Đầu tiên, mẹ bầu cần hạn chế tối đa các loại thực vật thường dùng làm gia vị có tính cay nóng. Điển hình như tiêu, ớt, tỏi, hành, vỏ quế, thậm chí bao gồm cả bột ngũ vị hương… Những thực phẩm này dễ làm tiêu hao lượng nước trong đường ruột. Điều này khiến tuyến vị hoạt động yếu gây ra  triệu chứng đau dạ dày, khô nóng ruột, trĩ, táo bón.

Nhất là, khi bị táo bón nghiêm trọng, mẹ bầu sẽ phải dùng nhiều sức khi đại tiện. Việc này sẽ tạo áp lực lớn lên thành bụng gây chèn ép thai nhi trong tử cung. Từ đó, dẫn đến hiện tượng động thai, vỡ nước ối sớm, sảy thai tự nhiên, sinh non… Mặc dù các gia vị này kích thích ngon miệng nhưng bà bầu vẫn nên kiêng cữ hợp lý.

2. Thực phẩm có tác dụng gây hưng phấn

Một số loại thực phẩm như cà phê, bia rượu, nước tăng lực đều gây kích thích thần kinh. Chúng có thể khiến thần kinh cảm thấy hưng phấn hơn nhưng nếu lạm dụng sẽ dễ bị khó thở, nôn ói, đau đầu, tim đập nhanh.

Chất caffeine trong các thức uống còn thông qua nhau thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lưu ý trong danh sách đáp án ăn gì dễ sảy thai nhất, trà tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng nên hạn chế. Do trong lá trà chứa nhiều caffeine sẽ khiến tim đập nhanh tạo gánh nặng cho tim và thận của mẹ bầu.

uống rượu và hút thuốc tăng nguy cơ sảy thai

>> Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên và những điều không nên bỏ qua

3. Thực phẩm ngọt – Thủ phạm trong top “ăn gì dễ sảy thai nhất”

Quá trình trao đổi chất của các loại đường, cơ thể sẽ làm tiêu hao một lượng lớn canxi. Sự thiếu hụt canxi đối với mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương của thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, mẹ nên kiểm soát lượng thực phẩm ngọt mỗi ngày. Chocolate là món ăn vặt được ưa thích nhưng việc ăn nhiều không tốt cho sức khỏe vì gây ra béo phì và bệnh mãn tính.

4. Bột ngọt

Ăn gì dễ sảy thai? Danh sách đen cần hạn chế còn có bột ngọt (mì chính) nữa đấy ạ. Mẹ bầu cố gắng ít cho bột ngọt khi nấu nướng. Thành phần chủ yếu của bột ngọt là natri glutamat. Kẽm trong máu khi kết hợp với chất này sẽ được thải ra qua nước tiểu. Nếu ăn nhiều bột ngọt sẽ làm tiêu hao nhiều kẽm trong cơ thể sẽ gây bất lợi cho hệ thần kinh của thai nhi.

Top 7 loại thực phẩm trong danh sách “ăn gì dễ sảy thai nhất”

1. Nhãn

Phụ nữ trong thai kỳ có âm huyết bị tổn hao, dương hư lại tràn trề gây nội nhiệt. Trong khi đó, nhãn lại có nhiều tính nóng, mặc dù bổ máu, an thần, ích tỳ… nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế ăn. Mẹ bầu ăn nhiều nhãn có thể gây táo bón, đau bụng, sảy thai do áp lực thành bụng tăng khi dùng sức đại tiện.

2. Cua, ghẹ – hai thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai

Cua ghẹ là món ăn có hương vị đặc trưng, hấp dẫn nhưng chúng thuộc loại có tính hàn mạnh. Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Cua giàu canxi nhưng cũng chứa nhiều cholesterol. Điều này có thể gây ra co rút tử cung, dẫn đến chảy máu trong và sảy thai. Do đó, các mẹ bầu nên hạn chế ăn cua, ghẹ khi mang thai.

Hầu hết các loại hải sản như sò, hàu, sushi và tôm có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria, dễ gây ra các vấn đề như chuyển dạ sinh non hoặc sảy thai. Do đó, mẹ chỉ nên ăn hải sản đã được nấu chín kỹ nhé.

3. Rùa, ba ba

Thịt rùa, ba ba thường được biết đến là món ăn với công hiệu bổ âm ích thận. Vì vậy, không ít chị em khi mang thai đều chế biến nguyên liệu này để sử dụng. Tuy nhiên, ở góc độ Đông y, rùa và ba ba có tính hàn, vị mặn. Nếu bà bầu ăn nhiều sẽ gây tiêu hóa kém, hệ bài tiết cũng bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến sảy thai.

>> Xem thêm: Bị sảy thai: Tất tần tật những điều cần biết

4. Hạt bo bo – Top 4 cảnh báo “ăn gì dễ sảy thai nhất”

Nằm trong nhóm lương thực thô, bo bo có tác dụng kiện tỳ, thanh nhiệt, tiêu phù, lợi tiểu… Người bình thường khỏe mạnh có thể kết hợp bo bo với các loại ngũ cốc khác để bổ sung dinh dưỡng. Vì vậy, thực phẩm này được liệt vào danh sách “ăn gì dễ sảy thai nhất” rất nguy hiểm.

Riêng mẹ bầu nếu thích ăn cần phải thận trọng, kiểm soát tốt liều lượng, nếu sức khỏe kém thì nên kiêng luôn. Do bo bo có thể gây hưng phấn đối với cơ trơn tử cung, làm co thắt mạnh, tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.

Ăn rau sam dễ gây sảy thai

5. Rau sam

Ăn gì dễ sảy thai nhất? Chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo, phụ nữ có thai không nên ăn rau sam. Đông y cho biết rau sam có hiệu quả thanh nhiệt, mát máu, điều trị kiết lị nhưng tính hàn khá mạnh. Bà bầu ăn rau sam có thể bị kích thích tử cung mà dễ sảy thai hơn.

[inline_article id = 63166]

6. Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen là loài thực vật có công hiệu bồi dưỡng dạ dày rất tốt. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng được xếp vào danh sách đen “ăn gì dễ sảy thai”. Vì tác dụng hoạt huyết của thực phẩm có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn thực phẩm này.

7. Đào và hạnh nhân

Đào có vị chua, tính nhiệt mạnh có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa, bài tiết mà gây sảy thai. Còn hạnh nhân cung cấp vitamin E dồi dào, đến 48% lượng khuyến nghị hàng ngày trong 28g. Các loại thực phẩm khác như rau lá xanh và trái cây cũng chứa một số lượng vitamin E. Do đó nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều vitamin E có thể dẫn đến mờ mắt, đau đầu và tiêu chảy. Đồng thời ăn quá nhiều hạnh nhân cũng gây đầy bụng và táo bón. Vì vậy, sử dụng một cách điều độ là điều tối quan trọng.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và uôn ăn chín uống sôi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Với danh sách cảnh báo “ăn gì dễ sảy thai nhất” của MaryBaby, hy vọng sẽ giúp các mẹ ngày càng khỏe mạnh hơn.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm đến mẹ bầu hay không?

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy là tình trạng bất thường khi thụ thai. Tình trạng này gây nhiều lo lắng và sợ hãi đến người mẹ. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này nhiều lần cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân sảy thai khi thai chưa vào tử cung

Một số nguyên nhân sảy thai khi thai chưa vào tử cung gồm:

– Thai phụ có cấu trúc bất thường ở tử cung từ bẩm sinh như tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dải xơ…

– Thai phụ mắc phải các bệnh như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mặt trong cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai không đúng kỹ thuật…

– Thai phụ có bất thường về nội tiết như bị suy hoàng thể, không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi phát triển, dẫn đến tình trạng suy thai, không phát triển được.

– Thai phụ mắc các bệnh lý nội khoa như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, tim mạch hay thiếu máu.

– Vợ hoặc chồng hoặc cả hai có bất thường về nhiễm sắc thể, có đến 90% trường hợp sảy thai tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.

– Các yếu tố miễn dịch, rối loạn tự miễn dịch như hội chứng anti phospholipid gây ra hiện tượng viêm tắc mạch vi thể, dẫn đến thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển.

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm không?

Trứng được thụ tinh sẽ hình thành phôi thai. Phôi thai này di chuyển dần vào tử cung để làm tổ và phát triển. Thông thường quá trình thai tiến vào tử cung mất khoảng 9 ngày (hơn 1 tuần). Nhưng cũng có trường hợp 12-14 ngày (2 tuần).

Và có những khi không may, hành trình thai vào tử cung có thể bị trục trặc khiến thai chưa vào tử cung đã bị sảy. Điều này có nghĩa, bạn bị sảy thai khi chỉ mới mang thai tối đa được 2 tuần.

Thai chưa vào tử cung đã bị sảy là trường hợp có thể xảy ra ở 15% phụ nữ mang thai. Nhiều phụ nữ, qua phương pháp siêu âm phát hiện mang thai nhưng đến lần kiểm tra kế tiếp đã phát hiện bị sảy thai không rõ lý do. Mẹ có thể phát hiện thai chưa vào tử cung đã bị sảy khi có dấu hiệu ra máu; nhiều trường hợp thấy cả túi thai ra ngoài.

Trường hợp sảy thai sớm không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho thai phụ. Nếu sảy thai sớm trong phạm vi 2,5 tháng thì bạn có thể chờ kinh trở lại thì hoàn toàn có thể có thể có thai lại. Bạn không nên quá lo lắng đến mức ám ảnh, ảnh hưởng đến những lần thụ thai sau.

>> Xem thêm: Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không và những dấu hiệu cảnh báo!

Sự khác nhau giữa sảy thai sớm và thai ngoài tử cung

1. Sảy thai tự nhiên khi thai chưa vào tử cung

Sảy thai tự nhiên là tình trạng thai mới hình thành chưa kịp vào tử cung đã mất; có thể xảy ra ở tháng đầu tiên trong thai kỳ. Khi bị sảy thai tự nhiên, mẹ sẽ thấy ra máu; có thể kèm theo túi thai ra ngoài.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt máu kinh khác máu sảy thai và máu báo thai là thế nào để không có sự nhầm lẫn.

Máu kinh: Mỗi tháng cơ thể chị em sẽ có một trứng (có thể hơn) được phóng thích để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Ở giai đoạn này, nội mạc tử cung sẽ dày lên, bảo phủ bề mặc tử cung để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.

Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bị bong ra, được tống ra khỏi cơ thể, đi kèm với máu. Cả quá trình đào thải nội mạc tử cung này gọi là hành kinh. Nội mạc tử cung lẫn máu chính là máu kinh nguyệt.

Máu sảy thai: Máu sảy thai thường ra với lượng lớn, kèm theo những cục máu đông chính là thai nhi bị đẩy ra ngoài.

Máu báo thai: Máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh làm tổ vào niêm mạc tử cung. Máu báo thai chỉ ra nhỏ giọt, xuất hiện là những đốm máu hồng hoặc nâu trên quần lót và không phải mẹ bầu nào cũng gặp triệu chứng này.

Do đó, việc mẹ biết mình ra máu sảy thai hay máu báo thai sẽ giúp mẹ có cách xử trí đúng đắn hơn.

Trường hợp thai chưa vào tử cung đã bị sảy do tự nhiên không quá nguy hiểm. Song, bạn cần được bác sĩ thăm khám và có chế độ tịnh dưỡng phù hợp. Bác sĩ sẽ cho bạn biết chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như các ảnh hưởng về sau này cụ thể hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Chủ quan coi chừng nguy hiểm!

sảy thai tự nhiên có nhiều nguyên nhân

2. Sảy thai do thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thông thường, những trường hợp này là do vòi trứng bị viêm; vùng chậu hoặc bị dị tật ống dẫn trứng; hẹp ống dẫn trứng hoặc bị u nang buồng trứng; từng nạo phá thai; bệnh đường tình dục…

Bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung khi thai ra máu kéo dài nhiều ngày và có màu đỏ thẫm. Thêm vào đó, bạn sẽ cảm nhận bụng dưới bị đau kéo dài, âm ỉ, ngày càng đau hơn.

Khi có những dấu hiệu thai chưa vào tử cung nhưng bị ra máu này, bạn cần phải đến bệnh viện sớm để kết thúc thai kỳ. Nếu không, khi phát triển to hơn, thai có thể vỡ bất kỳ lúc nào do không được buồng tử cung bảo vệ; gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng của mẹ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

Nên làm gì sau khi thai chưa vào tử cung đã bị sảy?

1.Thai chưa vào tử cung đã bị sảy: mẹ nên đi khám bác sĩ ngay!

Nếu thai chưa vào tử cung đã bị sảy, bạn nên đến bác sĩ sản phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và tình trạng sức khỏe lúc này.

Đặc biệt, nếu bạn đã sảy thai sớm liên tiếp từ hai lần trở lên. Nhất là, khi bạn chưa sinh lần nào giữa các lần sảy thai thì cả hai vợ chồng nên đến bệnh viện để có hướng điều trị đúng đắn.

Lúc này, cả hai vợ chồng sẽ được xét nghiệm nội tiết sinh dục, xét nghiệm nhiễm sắc thể. Riêng bạn, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra liên quan đến cấu trúc tử cung, buồng trứng. Chồng của bạn cũng sẽ được thử xét nghiệm…

Từ đó, bác sĩ sẽ có đánh giá toàn diện để phát hiện nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp và tìm cách giải quyết phù hợp.

2. Một số hướng giải quyết thông thường 

bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhna sảy thai tự nhiên

  • Nếu bạn bị u xơ tử cung, bác sĩ sẽ phẫu thuật bóc u xơ hoặc tách dính buồng tử cung.
  • Nếu bị các bệnh liên quan nội khoa, bạn sẽ được chuyển đến khuyên khoa phù hợp để điều trị.
  • Nếu gặp các bất thường nhiễm sắc thể, bạn có thể xem xét các biện pháp hỗ trợ sinh sản như xin tinh trùng; xin trứng; xin phôi hoặc nhờ mang thai hộ; tùy vào từng trường hợp cụ thể…
  • Nếu bị rối loạn tự miễn dịch, như hội chứng anti phospholipid khiến thai phụ viêm tắc mạch vi thể. Dẫn đến thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển sẽ được điều trị để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.
  • Nếu không thể tìm ra nguyên nhân, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn chế độ dinh dưỡng; dưỡng thai bổ sung nội tiết.

Thông thường, trường hợp thai chưa vào tử cung đã bị sảy; sảy thai sớm trong khoảng 2 tháng rưỡi, bạn có thể chờ kinh trở lại thì sẽ mang thai lại mà không phải quá lo lắng.

Hạn chế nguy cơ sảy thai sớm

Dưới đây là các giải pháp để giảm nguy cơ sảy thai sớm cũng như các biến chứng khác xảy ra trong quá trình mang thai:

  • Cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản 3-5 tháng trước khi mang thai.
  • Bạn nên tiêm ngừa trước khi mang thai vì một số bệnh như rubella. Nếu thai phụ mắc phải trong thời kỳ bầu bí sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Thực hiện các xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh di truyền.
  • Điều trị viêm nhiễm phụ khoa, nếu có để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Người chồng cũng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản, điều trị các bệnh lây qua đường tình nếu có vì chúng rất nguy hiểm cho bé.

[inline_article id=196387]

Ngoài ra, bạn hãy chủ động đến bệnh viện để được khám thai ngay khi phát hiện có thai để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết. Điều này nhằm hạn chế tối đa rủi ro thai kỳ cũng như những biến chứng khác khi mang thai. Đây cũng là cách bảo vệ tốt cho bà bầu khỏi những lo lắng không đáng có trong thai kỳ, bạn nhé!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên, thời điểm nào mới thích hợp?

có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên
Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Việc chọn thời điểm để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên dễ khiến phụ nữ cảm thấy căng thẳng. Trong đầu bạn có thể hiện ra các câu hỏi như: “Khi nào là thời điểm tốt nhất để mang thai? Khả năng sảy thai lần nữa là bao nhiêu?”. Bài viết này sẽ giúp chị em đi tìm giải pháp cũng như thời điểm tốt nhất để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên.

Nguyên nhân gây sẩy thai

Sẩy thai là hiện tượng thai bị mất tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nhiều trường hợp sẩy thai là do thai nhi không phát triển bình thường. Trong số đó, có 50% là do thai nhi gặp các vấn đề về nhiễm sắc thể.

Hầu hết các vấn đề về nhiễm sắc thể này xảy ra một cách tình cờ khi phôi phân chia và phát triển. Số còn lại là do ảnh hưởng từ người mẹ mang thai khi tuổi tác đã cao hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về tử cung.

Bị sảy thai một lần thì có bị sảy thai lần nữa không?

Sảy thai thường chỉ xảy ra một lần. Hầu hết phụ nữ bị sẩy thai vẫn tiếp tục mang thai khỏe mạnh sau khi sẩy thai, chỉ có một số ít phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ sẩy thai dự đoán ở một lần mang thai trong tương lai vẫn còn khoảng 20% ​​sau một lần sẩy thai. Sau hai lần sẩy thai liên tiếp, nguy cơ sẩy thai khác sẽ tăng lên khoảng 28% và sau ba lần sẩy thai liên tiếp trở lên, nguy cơ sẩy thai khác là khoảng 43%.có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Thời điểm tốt nhất để có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Sảy thai thường gây ra cảm giác mất mát lớn cho người phụ nữ và dễ khiến bạn rơi vào đau khổ, lo lắng, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm.

Thông thường, bạn không nên quan hệ tình dục trong hai tuần sau khi sẩy thai để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể rụng trứng và mang thai ngay sau khi sẩy thai hai tuần. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, bạn bên sử dụng các biện pháp tránh thai. Chỉ khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng về mặt tinh thần và thể chất cho mang thai trở lại thì mới nên “thả cửa”.

Nếu bị sẩy thai hai lần trở lên, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám hoặc làm các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề về hormone hoặc hệ thống miễn dịch.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể ở cả vợ và chồng để xác định xem đó có phải là nguyên nhân gây sảy thai hay không. Mô còn sót lại (nếu có) từ sẩy thai cũng có thể được xét nghiệm.
  • Siêu âm tử cung để xác định các vấn đề về tử cung, chẳng hạn như u xơ trong khoang tử cung.
  • Nội soi tử cung để chẩn đoán và điều trị các vấn đề trong tử cung.
  • Chụp X-quang để phát hiện đường viền bên trong tử cung của bạn và bất kỳ vật cản nào trong ống dẫn trứng.
  • Sonohysterography (siêu âm kết hợp bơm nước buồng tử cung) cung cấp thông tin về bên trong tử cung của bạn, bề mặt bên ngoài của tử cung và bất kỳ vật cản nào trong ống dẫn trứng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để cung cấp hình ảnh chi tiết về tử cung của bạn.

Nếu không xác định được nguyên nhân sảy thai, bạn cũng đừng mất hy vọng. Bởi vì hầu hết những phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần đều có khả năng mang thai khỏe mạnh.Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên

Có cách nào để mang thai khỏe mạnh không?

Bạn nên lựa chọn lối sống lành mạnh, nhất là việc giữ tinh thần thư giãn rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đồng thời, bạn nên uống bổ sung vitamin hoặc axit folic trước khi sinh hàng ngày, tốt nhất là bắt đầu một vài tháng trước khi thụ thai. Trong thời kỳ mang thai, bạn không nên uống cà phê, rượu, hút thuốc và sử dụng các chất gây nghiện.

Bạn sẽ có cảm xúc gì trong lần mang thai tiếp theo?

Khi có thai trở lại sau sẩy thai, bạn có thể sẽ cảm thấy vui mừng xen lẫn lo lắng. Cảm xúc này có thể kéo dài cho tới lúc em bé đã chào đời.

Cách tốt nhất để cân bằng cảm xúc là hãy để thả lỏng bản thân, chia sẻ nhiều hơn với chồng, gia đình và bạn bè của bạn. Điều này giúp bạn cởi bỏ những lo lắng, căng thẳng, đồng thời nhận được nhiều lời khuyên, sự hỗ trợ hữu ích từ những người xung quanh. Trường hợp căng thẳng tới mức trầm cảm, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

[inline_article id=248733]

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên không khó. Chỉ cần bạn sẵn sàng cho việc mang thai trở lại, giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt thì việc thụ thai là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hanako

 

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không và những dấu hiệu cảnh báo!

Vậy sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không? Đã có không ít mẹ từng biết tin mang thai rồi hụt hẫng khi bác sĩ thông báo tin bị sảy thai tự nhiên. Điều này không chỉ đến một lần mà là rất nhiều. Theo các con số thống kê, 15% những phụ nữ chậm kinh 5-6 tuần và được xác định là có thai bằng siêu âm. Nhưng sau đó đã kết thúc bằng sự cố sảy thai không vì một lí do rõ rệt nào.

Sảy thai tự nhiên là gì?

Sảy thai tự nhiên hay còn gọi là sảy thai sớm thường xảy ra với các phụ nữ mang thai trong khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Trước khi tìm hiểu câu hỏi, sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không. Chúng ta cùng dựa vào tình trạng sảy thai, để nhận định có 3 dạng sảy thai tự nhiên:

  • Bị ra huyết khi mang thai tức là túi thai tự động lọt ra ngoài. Đây là dạng phổ biến.
  • Có túi thai; phôi thai; tim thai nhưng sau đó tim thai ngừng hoạt động. Nhưng túi thai vẫn nằm trong lòng tử cung. Trường hợp này được gọi là thai lưu. Khi ấy, mẹ cần phải chủ động lấy thai ra sớm, tránh nguy cơ băng huyết; nhiễm trùng.
  • Có thai nhưng túi thai trống không, không có phôi thai. Đây cũng là một hình thức thai ngừng phát triển nên phải chủ động lấy thai ra sớm; tránh để lâu gây nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết; có khi phải cắt bỏ tử cung.

>> Xem thêm: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên và những điều không nên bỏ qua

Sảy thai non

Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không? Có khoảng 50% trường hợp sảy thai sớm là do các vấn đề về gen hoặc nhiễm sắc thể của thai nhi. Đó không phải lỗi từ cha mẹ mà chính xác là do những sai sót một cách ngẫu nhiên khi phôi phát triển. Khi sảy do thiếu sót về gien thì phôi đó sẽ không bao giờ phát triển được.

Sảy thai được chia thành 2 nhóm khác nhau dựa theo thời điểm sự cố xuất hiện:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ gọi là sảy thai sớm và ngẫu nhiên.
  • Sau 4 tháng thì gọi là sảy thai muộn, cũng là bất thường và cần tìm ra nguyên nhân.
  • Rất ít trường hợp sảy thai trong khoảng ngoài 2 tháng rưỡi và 4 tháng.

Nguyên nhân sảy thai tự nhiên

5 nguyên nhân sảy thai phổ biến

Trước khi tìm hiểu sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không; chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Dưới đây là các lý do:

  • Bất thường nhiễm sắc thể chiếm 70% trường hợp sảy thai tự nhiên
  • Phụ nữ có những bất thường về nội tiết hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Do yếu tố miễn dịch, thường là các rối loạn tự miễn như hội chứng anti phospholipid
  • Thai phụ có bệnh lý nội khoa như bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch, thiếu máu
  • Thai phụ có bất thường cấu trúc tử cung do bẩm sinh (tử cung đôi; tử cung có sừng; vách ngăn tử cung là một dãy xơ…). Hoặc do mắc bệnh (u xơ tử cung; lạc nội mạc trong cơ tử cung; dính buồng tử cung sau khi hút nạo thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng)

Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không?

Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không? Tuỳ vào từng trường hợp sảy thai mà xác định được độ nguy hiểm của nó. Sảy thai khi thai chưa vào tử cung chia làm 2 trường hợp:

  • Thai nhi mới được hình thành chưa kịp vào tử cung thì đã mất. Trường hợp này không nguy hiểm
  • Thai nhi đã làm tổ bên ngoài tử cung, phát triển đến một lúc nhất định và bị vỡ. Điều này làm cho máu chảy vào ổ bụng, đe dọa tới tính mạng mẹ bầu. Trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu sảy thai dễ nhận biết nhất chính là ra máu. Đó có thể là máu đỏ hoặc đen, lượng khá ít nhưng kéo dài nhiều ngày, từ 7-10 ngày. Máu thường lẫn với dịch nhầy. Sản phụ có cảm giác tức, nặng bụng dưới hoặc đau lưng, đau bụng thành từng cơn. Kiểm tra cổ tử cung và âm đạo sẽ có máu từ cổ tử cung và cổ tử cung có thể được mở ra, tử cung có thể nhỏ hơn.

Sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu?

Nếu sảy thai tự nhiên thì hiện tượng băng huyết sẽ kéo dài trong vòng khoảng từ 1 – 2 tuần. Và bạn có thể có cảm giác đau bụng trong thời gian này.

Tuỳ theo kích thước thai nhi và hình thức sảy thai (sảy thai tự nhiên; sảy thai do thuốc; do phẫu thuật) mà cảm giác đau bụng và lượng máu ra ở mỗi phụ nữ là khác nhau.

Trường hợp máu chảy ra quá nhiếu, cứ 1 giờ đầy tấm băng vệ sinh. Hoặc máu chảy kéo dài hơn 2 tuần, mẹ nên thông báo ngay với bác sĩ vì có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc sót nhau thai.

Sảy thai tự nhiên nên làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu về, sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không thì chúng ta cũng cần biết những việc cần làm sau khi sảy thai.

Trường hợp ra huyết tự kết thúc trong vòng 1 tuần, mẹ không cần làm gì. Nếu đau bụng hoặc ra huyết nhiều cần phải đi khám ngay để xác định tình trạng thai.

Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai, đó là may mắn. Khi ấy, mẹ cần nghỉ ngơi tại giường, kiêng làm việc nặng, quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sảy thai tự nhiên bao lâu thì có bầu lại?

Sau sảy thai tự nhiên bao lâu có thai lại?

Nếu là sảy thai sớm thì chờ có kinh nguyệt trở lại; tức là sau vài tuần là có thể có cơ may thụ thai lần nữa. Không nên có lo lắng đến mức ám ảnh vì sảy thai lần đầu nhiều khi chỉ là sự cố. Đây là trường hợp được nhiều bà bầu quan tâm và thảo luận sôi nổi trên cộng đồng MarryBaby. Bạn có thể tham gia tại đây nhé.

Trường hợp sảy thai liên tiếp 2-3 lần thì nên có một thời gian chờ đợi (từ 6 tháng đế 1 năm) để được khám và làm các thăm dò kỹ hơn, tìm nguyên nhân.

Để biết chính xác sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không thì nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa. Thông qua việc khám và siêu âm, bác sĩ sẽ biết được tình trạng mẹ bầu bị sảy thai như thế nào và có biện pháp xử lý.

Hy vọng, với những chia sẻ của MarryBaby các mẹ bầu và chị em phụ nữ sẽ có thêm những thông tin bổ ích. Chúc các mẹ bầu và chị em phụ nữ luôn mạnh khỏe, xinh đẹp!