Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thế nào là sinh đôi cùng trứng và những điều mẹ nên biết!

Nếu bạn đang mang song thai và rất thắc mắc về hiện tượng này thì hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé. 

Thai sinh đôi cùng trứng được hình thành như thế nào?

Trong quá trình rụng trứng thông thường, cơ thể phụ nữ đa phần sẽ chỉ giải phóng 1 quả trứng để thụ tinh với tinh trùng. Tuy nhiên, vì một lí do nào đó như dùng thuốc kích trứng và thuốc rụng trứng trong các chu kì hỗ trợ sinh sản thì sẽ có nhiều quả trứng hơn được giải phóng. Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng sẽ tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử nhanh chóng phát triển thành phôi rồi di chuyển qua ống dẫn trứng vào làm tổ trong tử cung. Vậy sinh đôi cùng trứng là gì? 

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ tạo thành một hợp tử. Trong vài ngày sau đó, hợp tử này lại tự tách ra thành hai hợp tử giống nhau về mặt di truyền và giới tính. Hai hợp tử này lại tiếp tục phát triển thành hai phôi thai như các thai kỳ bình thường khác. Trường hợp này được gọi là cặp sinh đôi cùng trứng. 

Có 3 trường hợp sinh đôi cùng trứng 

Các trường hợp sinh đôi cùng trứng được chia thành 3 loại như sau:

  • Cặp sinh đôi cùng trứng khác nhau thai (song thai 2 bánh nhau, 2 buồng ối): Trứng được thụ tinh được tách ra ngay sau đó (trong khoảng 3 ngày sau khi trứng được thụ tinh) tạo thành hai hợp tử rồi bám vào tử cung để làm tổ và phát triển như cặp song sinh khác trứng. Trường hợp này, cặp song sinh sẽ có có hai nhau thai riêng biệt trong bụng mẹ. 
  • Cặp sinh đôi cùng trứng có cùng nhau thai (song thai 1 bánh nhau, 2 buồng ối): Trong trường hợp này, sau khi thụ tinh khoảng 4-8 ngày trứng đã thụ tinh mới tách thành 2 phôi riêng biệt. Hai phôi này sẽ có chung một bánh rau, nhưng ở hai buồng ối khác nhau.
  • Cặp sinh đôi cùng trứng có cùng túi ối (song thai 1 bánh nhau, 1 buồng ối): Trong trường hợp này thì có quá trình tách hợp tử xảy ra muộn hơn hai trường hợp trên (khoảng ngày thứ 9-13 sau thụ tinh). Do đó, cặp song sinh này có chung một túi ối và một nhau thai. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bí quyết sinh đôi 1 trai 1 gái theo ý muốn bố mẹ biết chưa?

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không

Bên cạnh tìm hiểu về tình trạng sinh đôi cùng trứng; thì sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không? Trường hợp mang thai sinh đôi cùng trứng thường tiềm ẩn những rủi ro dưới đây:

1. Đối với thai nhi

2. Đối với thai phụ

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh siêu âm thai đôi qua những tuần quan trọng

Yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi là gì?

Yếu tố làm tăng khả năng sinh đôi là gì?

Một số phụ nữ có khả năng mang thai sinh đôi cùng trứng hay khác trứng cao hơn những phụ nữ khác là do các yếu tố sau:

  • Số lần mang thai trước đó: Số lần mang thai càng nhiều thì khả năng thụ thai đôi càng cao.
  • Cân nặng: Phụ nữ thừa cân thường có khả năng mang thai đôi cao hơn những phụ nữ khác.
  • Chủng tộc: Những phụ nữ châu Phi có tỷ lệ sinh đôi cao nhất trên thế giới, trong khi đó phụ nữ châu Á thì lại có tỷ lệ thấp nhất.
  • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Các phương pháp hỗ trợ kích trứng thường làm rụng nhiều trứng một lần. Do đó, cơ hội mang đa thai cao hơn bình thường. 
  • Di truyền: Người phụ nữ có chị em song sinh hoặc có anh chị em ruột là người sinh đôi thì có khả năng cao mang thai đôi. Vì buồng trứng của những người phụ nữ này có thể giải phóng nhiều quả trứng trong quá trình rụng trứng.
  • Tuổi của người mẹ đã cao: Phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40 có lượng hormone estrogen cao hơn phụ nữ trẻ tuổi. Do đó, buồng trứng của họ được kích thích giải phóng nhiều hơn một trái trứng vào ngày rụng trứng nên dễ đậu đậu thai đôi hơn.

>> Bạn có thể xem thêm:  Ăn gì để sinh đôi? Bí quyết sinh đôi với 7 loại thực phẩm bổ dưỡng và dễ mua

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai sinh đôi cùng trứng 

Mang thai sinh đôi cùng trứng là một điều không mấy dễ dàng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Uống đủ nước: Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ cho sự trao đổi chất và đảm bảo lượng nước ối ổn định để nuôi sống thai nhi.
  • Thường xuyên tập thể dục: Khi bạn thường xuyên luyện tập sẽ hỗ trợ nhiều cho sự phát triển của thai nhi. Bạn có thể chọn các bộ môn đơn giản để luyện tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga,…
  • Chế độ dinh dưỡng: Người mẹ mang thai sinh đôi cùng trứng cần phải tăng cường lượng máu nhiều hơn để cung cấp cho hai thai nhi đang phát triển. Do đó, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt và folate như thịt, cá, rau xanh đậm, bông cải xanh, rau chân vịt,… 
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ: Vì mang thai sinh đôi cùng trứng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn các trường hợp mang đơn thai khác. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi khám thai nhiều hơn bình thường. Chẳng hạn, khám lần đầu tiên trong tam cá nguyệt đầu tiên và sau đó định kì 2 tuần/ lần trong 3 tháng đầu; trong 3 tháng giữa, tần suất khám khoảng 3 tuần/ lần; sau 30 tuần định kỳ 2 tuần/ lần. Tuy nhiên, lịch khám thai ở mỗi thai phụ có thể khác nhau tùy vào tình hình sức khỏe trong thai kỳ bạn nhé.

[inline_article id=314878]

Như vậy, sinh đôi cùng trứng là trường hợp khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, sau đó tự tách thành hai hợp tử có cùng mã gen và phát triển thành hai phôi thai khác nhau. Mang thai đôi là một điều thú vị nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, bạn cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt lành mạnh và luôn tuân thủ đúng lịch khám thai nhé.