Sinh mổ ăn tôm được không là thắc mắc của nhiều người lần đầu làm mẹ. Lý do là vì có một lời đồn cho rằng sau khi sinh mổ hay sau bất cứ cuộc phẫu thuật nào, bạn cũng không nên ăn tôm. Tôm sẽ khiến vết sẹo lồi và thâm đen. Điều này có đúng không?
Muốn tìm hiểu vấn đề sau sinh mổ ăn tôm được không, mời bạn hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp nhé!
Giá trị dinh dưỡng của tôm đối với sức khỏe?
Tôm chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Trong 85 gram tôm chứa 84 calo; 0,2g chất béo; 94,4mg natri; 0,2g carbohydrate; 0g chất xơ; 0g đường; 20,4g chất đạm; 201mg photpho; 1,4mcg vitamin B12; 31,8mcg Selen; 52,1mcg vitamin A; 86,8mg choline; 1,4mg vitamin E; 15,1mcg folate. Với giá trị dinh dưỡng trên, tôm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Khi được chế biến đúng cách, tôm là nguồn cung cấp protein nạc, choline dồi dào. Điều này tác động đến mức homocysteine huyết thanh, liên quan đến việc hỗ trợ người bị bệnh tim mạch.
Mặc dù tôm có chứa cholesterol, nhưng nó gần như không có chất béo bão hòa, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ
Tôm hầu như không chứa thủy ngân nên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ bầu. Hơn nữa, tôm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ như sắt, vitamin B12, chất canxi, kẽm, choline và protein.
3. Hỗ trợ giảm cân
Ăn theo chế độ ăn có hàm lượng protein cao hơn giúp cải thiện cảm giác no và hỗ trợ duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân.
4. Tốt cho não bộ
Nghiên cứu cho thấy choline trong tôm có lợi cho chức năng nhận thức. Hơn nữa, choline đang được xem xét để điều trị chứng mất trí nhớ và tổn thương thần kinh cho bệnh nhân đột quỵ.
5. Tăng cường xương
Tôm cung cấp canxi, magiê và selen, đặc biệt là protein. Nghiên cứu cho thấy protein có liên quan đến việc giảm nguy cơ gãy xương và loãng xương đối với người lớn tuổi.
>>Xem thêm: Sản phụ có nên dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh?
Lời đồn kiêng ăn tôm sau sinh có từ đâu?
Để biết sau sinh mổ ăn tôm được không, trước tiên bạn nên hiểu lời đồn kiêng ăn tôm để tránh vết mổ sau sinh bị sẹo lồi. Đây là một thông tin có cơ sở trong y học cổ truyền Trung Quốc. Họ cho rằng một số hải sản có thể cản trở việc chữa lành vết thương và gây viêm như cá và động vật có vỏ.
Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò và hàu là động vật ăn lọc (một kiểu ăn bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng. Ở đây, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng) nên chúng có xu hướng chứa nhiều vi khuẩn hơn các loại hải sản khác.
>>Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả
Sinh mổ ăn tôm được không?
Vậy sinh mổ ăn tôm có bị sẹo lồi không? Khác với Y học Trung Quốc, Y học phương Tây lại ghi nhận tôm là thức ăn tốt trong việc giúp ngăn ngừa sẹo, vì đây là loại thực phẩm giàu protein.
Do đó, kiêng ăn tôm sẽ khiến mẹ “bỏ lỡ” một lượng dinh dưỡng dồi dào. Để an toàn, bạn hãy cân nhắc việc ăn những thứ được bác sĩ khuyên như nên ăn hải sản không kích thích, chẳng hạn cá tươi. Lý do là vì chúng chứa protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa để giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật.
Tôm là một trong những hải sản rất ngon nhưng đối với mẹ cho con bú mà đặc biệt lại sinh mổ, bạn cần lưu ý: Chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Lượng hải sản (bao gồm tôm) bạn có thể tiêu thụ khoảng ở mức 350g mỗi tuần (khoảng 2-3 bữa). Nếu lỡ ăn nhiều hải sản trong tuần, bạn có thể giảm mức tiêu thụ vào tuần tiếp theo để cân bằng lượng hải sản cần thiết.
[key-takeaways title=””]
Đối với câu hỏi sau sinh mổ ăn tôm được không? Cho con bú ăn tôm được không? Câu trả lời là mẹ sinh mổ mà cho con bú sữa mẹ có thể ăn tôm, nhưng chỉ nên ăn với một lượng hạn chế vì lượng thủy ngân dù ít cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, hãy chắc chắn quan sát các dấu hiệu dị ứng trên em bé và dừng lại việc ăn tôm nếu em bé bị kích thích hoặc có dấu hiệu dị ứng.
[/key-takeaways]
[inline_article id=241004]
Lưu ý khi ăn tôm cho bà đẻ
Phụ nữ sau sinh có ăn được tôm không đã rõ. Vậy ăn tôm sao cho an toàn?
- Không ăn tôm với những thực phẩm có tính hàn khác như dưa hấu, đồ lạnh…
- Sinh mổ ăn tôm được không? Không ăn quá nhiều tôm trong một bữa ăn vì dễ gây khó tiêu, đau bụng. Do đó, mỗi lần ăn, mẹ chỉ nên ăn từ 2 -3 con tôm lớn (khoảng 100g).
- Nên ăn tôm vào bữa trưa để giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn hơn. Bởi ăn tôm vào bữa tối sẽ khiến mẹ khó tiêu, khó chuyển hóa năng lượng.
- Nếu mẹ có tiền sử dị ứng tôm, hải sản tuyệt đối không được ăn tôm
- Mẹ có tiền sử cường giáp nên hạn chế ăn tôm tối đa vì điều này sẽ làm tăng lượng I-ốt trong cơ thể mẹ, khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Bà đẻ có ăn được tôm không? Bà đẻ bị gout tuyệt đối không nên ăn tôm vì lượng dinh dưỡng dồi dào trong tôm sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Một số thắc mắc khác bên cạnh sinh mổ ăn tôm được không
1. Sinh mổ ăn tôm được không? Ăn tôm có bị co bóp tử cung không?
Ngoài sinh mổ ăn tôm được không, đây cũng là thắc mắc của nhiều mẹ. Sau sinh, tử cung của mẹ bắt đầu co thắt để trở về kích thước ban đầu, việc co bóp tử cung này sẽ giúp đẩy các mô và máu thừa (sản dịch) ra ngoài. Do đó, ăn tôm có bị co bóp tử cung không? Không vì điều này hoàn toàn không liên quan đến việc ăn tôm, nên mẹ yên tâm nhé.
2. Sau sinh ăn tôm hùm được không?
Bên cạnh trăn trở sinh mổ ăn tôm được không, mẹ cũng trăn trở có nên ăn tôm hùm để mau hồi sức không?
Tôm hùm chứa vitamin A giúp tăng cường miễn dịch, vitamin E giúp tái tạo tế bào mới, vitamin B12 chống mệt mỏi, canxi giúp xương khỏe, sắt tốt cho máu và selen giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể ăn tôm hùm với liều lượng phù hợp sau sinh nhé.
Trên đây là giải đáp của MarryBaby về trăn trở sinh mổ ăn tôm được không. Hy vọng mẹ đã gỡ rối được băn khoăn cho con bú ăn tôm được không, ăn tôm sao để an toàn.
Uyên Hồ