Categories
Gia đình Giải trí

Cảnh báo về tình trạng trẻ nghiện game trong dịp nghỉ hè

Theo một số khảo sát, tỷ lệ trẻ em nghiện game ở Việt Nam dao động từ 10-30%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi học sinh. Thay vì dành thời gian cho học tập, vui chơi ngoài trời hoặc các hoạt động ý nghĩa khác, trẻ lại có xu hướng dành trung bình 4-5 tiếng mỗi ngày cho game, thậm chí có thể lên đến 10 tiếng. Trẻ nghiện game quá mức không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng khi trẻ nghiện game 

Trẻ nghiện game có thể gặp phải một số rủi ro sức khỏe như sau:

  • Sức khỏe thể chất: Thói quen ngồi lâu một chỗ, ít vận động có thể dẫn đến béo phì, mỏi mắt, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, tim mạch.
  • Sức khỏe tinh thần: Trẻ nghiện game dễ bị kích động, lo âu, trầm cảm, xa lánh giao tiếp xã hội, có suy nghĩ tiêu cực, thậm chí dẫn đến hành vi tự hại bản thân.
  • Giảm khả năng tập trung: Việc tiếp xúc với nhiều hình ảnh, âm thanh sôi động trong game khiến trẻ khó tập trung vào học tập và các hoạt động khác.
  • Suy giảm nhận thức: Chơi game quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, đặc biệt là ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

>> Xem thêm: 10 tác hại “hủy hoại tương lai” của mạng xã hội đối với giới trẻ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nghiện game?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nghiện game?
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nghiện game? Cha mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động ý nghĩa khác để tránh thời gian tiếp xúc với điện thoại

Trẻ nghiện game thường dành quá nhiều thời gian chơi, bỏ bê học tập và các hoạt động khác, có biểu hiện lo âu, cáu kỉnh khi không được chơi và có thể dẫn đến các hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý. Khi thấy những dấu hiệu này ở trẻ, ba mẹ có thể áp dụng những giải pháp dưới đây:

1. Cha mẹ dành thời gian quan tâm và đồng hành cùng con

  • Dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con nhiều hơn, thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của con.
  • Thiết lập quy tắc sử dụng thiết bị điện tử: Hạn chế thời gian chơi game, quy định giờ giấc sử dụng thiết bị điện tử hợp lý.
  • Tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi ngoài trời, đọc sách, tham gia các lớp học năng khiếu.
  • Làm gương cho con: Cha mẹ hãy sử dụng thiết bị điện tử một cách hợp lý, hạn chế chơi game trước mặt con.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu trẻ có dấu hiệu nghiện game nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị.

>> Xem thêm: 10+ cuốn sách hay nhất trẻ em 0-12 tuổi nên đọc

2. Có sự phối hợp của nhà trường và xã hội

  • Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em vào dịp hè.
  • Nâng cao nhận thức của phụ huynh về tác hại của game, thiết bị điện tử và cách phòng chống trẻ nghiện game.
  • Có biện pháp quản lý việc sử dụng internet tại các nhà trường, quán net.
  • Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của game và cách sử dụng game hợp lý.

[inline_article id=290983]

Cha mẹ quan tâm, dành thời gian cho con cái là cách tốt nhất để tìm kiếm những giải pháp phù hợp cho con, Hãy tạo cơ hội để con học tập, vui chơi và giải trí lành mạnh để con có một mùa hè thật ý nghĩa nhé ba mẹ!

Categories
Gia đình Giải trí

Hàng loạt vụ nữ sinh mất tích gần đây, cha mẹ nên làm gì để đẩy lùi vấn nạn?

Tại sao lại có nhiều vụ nữ sinh mất tích bí ẩn xảy ra? Cha mẹ phải làm gì để bảo vệ con em mình khỏi những nguy hiểm rình rập? Hãy cùng đi tìm giải pháp cho vấn đề nhức nhối này.

3 vụ nữ sinh mất tích vào tháng 6/2024

Hầu hết các vụ nữ sinh mất tích gần đây đều là bí ẩn, ba mẹ không rõ con đi đâu, làm gì và phải tìm kiếm khắp nơi.

1. Nữ sinh lớp 7 mất tích tại An Giang

Vào ngày 8/6/2024, N.T.N.A (13 tuổi, học sinh lớp 7, trú tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã mất tích bí ẩn sau khi đi học về. Theo lời kể của gia đình, N.T.N.A rời nhà lúc 17h30 để đi học thêm và dự định sẽ về nhà vào khoảng 20h00. Tuy nhiên, đến tối muộn, N.T.N.A vẫn không về nhà và gia đình không thể liên lạc được với con gái. Lo lắng cho sự an toàn của con, gia đình đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không có kết quả.

Đến sáng ngày 9/6/2024, gia đình đã trình báo vụ việc lên cơ quan công an địa phương và đăng tải thông tin tìm kiếm con gái lên mạng xã hội.

Công an TP. Châu Đốc đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh thông tin và tổ chức các hoạt động tìm kiếm N.T.N.A. Đến trưa 11-6, lực lượng chức năng đã tìm thấy cháu N. khi đang chơi ở nhà bạn và đã đưa về gia đình” – cha của nữ sinh nói thêm.

Nữ sinh lớp 7 mất tích tại An Giang

2. Nữ sinh lớp 6 ở Long An được tìm thấy an toàn sau 3 ngày mất tích

Vào ngày 6/6/2024, một nữ sinh lớp 6 (trường Tiểu học Tân Quới Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) sau giờ tan học, đến tối muộn mà không thấy về nhà.

Gia đình lo lắng trình báo lên cơ quan chức năng để tìm kiếm. Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, vào sáng ngày 9/6/2024, nữ sinh đã được tìm thấy an toàn tại nhà một người bạn cùng xóm. Theo lời kể của nữ sinh, em đã tự ý đi chơi với bạn sau giờ tan học và không thông báo cho gia đình biết bởi cha mẹ hay la mắng. Nữ sinh đã nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không tái phạm.

3. Nữ sinh N.T.B.A (15 tuổi, An Giang) mất tích sau khi đi thi lớp 10

Nữ sinh N.T.B.A (15 tuổi, An Giang) mất tích sau khi đi thi lớp 10

Vào ngày 10/6/2024, N.T.B.A tham gia kỳ thi vào lớp 10 tại Trường THPT An Giang (TP. Tân Châu, An Giang). Sau khi kết thúc giờ thi, N.T.B.A cũng không về nhà và gia đình không thể liên lạc được với con gái.

Công an tỉnh An Giang đang khẩn trương điều tra, truy tìm tung tích của nữ sinh. Hình ảnh và thông tin về N.T.B.A đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội để cộng đồng hỗ trợ tìm kiếm.

Có người nhận dạng thấy em ở Cam-pu-chia, song gia đình đã đính chính thông tin này hoàn toàn sai sự thật.

N.T.B.A cao 1,57m, nặng 48kg, tóc đen dài, da trắng. Gia đình khẩn cầu ai có thông tin về nữ sinh hãy liên hệ với cơ quan chức năng hoặc gia đình để hỗ trợ công tác tìm kiếm. Hiện gia đình đang rất mong ngóng tin con.

>> Xem thêm: Tại sao trẻ vị thành niên tự tử ngày càng nhiều? Chuyên gia khuyến cáo những việc ba mẹ nên làm!

Cha mẹ nên làm gì để ngăn chặn những vụ nữ sinh mất tích ngày càng gia tăng?

Để chung tay đẩy lùi vấn nạn này, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ con em mình. Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể thực hiện:

1. Quan tâm, giáo dục con cái nhiều hơn

Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con cái về những vấn đề trong cuộc sống, bao gồm cả những lo lắng, khó khăn của con. Hãy tạo cho con cảm giác an toàn, tin tưởng để con có thể chia sẻ mọi điều với cha mẹ.

>> Xem thêm: Tại sao bố mẹ không hiểu con? Cách tái kết nối với con yêu ở độ tuổi dậy thì

2. Rèn luyện kỹ năng sống cho con

Rèn luyện cho con những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự bảo vệ để con có thể tự tin, chủ động trong mọi tình huống.

3. Biết giờ giấc sinh hoạt của con

Biết giờ giấc sinh hoạt của con để ngăn chặn những vụ nữ sinh mất tích ngày càng gia tăng
Biết giờ giấc sinh hoạt của con để ngăn chặn những vụ nữ sinh mất tích ngày càng gia tăng

Cha mẹ nên biết con cái đi đâu, làm gì, với ai, và phải về nhà trước bao giờ. Hạn chế cho con đi chơi khuya, đến những nơi vắng vẻ, hoặc tham gia các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi.

Đồng thời, cha mẹ cũng nên cho con cái biết những rủi ro khi đi chơi khuya, về nhà trễ… Từ đó, con hiểu được những hậu quả để bảo vệ bản thân mình tốt hơn.

4. Trang bị cho con phương tiện liên lạc

Cung cấp cho con điện thoại di động hoặc các thiết bị liên lạc khác để con có thể liên lạc với cha mẹ khi cần thiết. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy con cách xử lý khi gặp nguy hiểm như bị bắt cóc, lừa gạt, tấn công,… Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cho người lớn hoặc gọi cảnh sát khi gặp sự cố.

3. Tăng cường phối hợp với nhà trường và cộng đồng

Cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với nhà trường về tình hình học tập và rèn luyện của con em mình. Đồng thời, phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về an toàn cho học sinh.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục

Mỗi cá nhân trong cộng đồng cần nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay bảo vệ trẻ em, đặc biệt là nữ sinh. Khi phát hiện any hành vi nghi vấn, cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng để xử lý.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý:

  •  Cần tôn trọng quyền riêng tư của con cái, nhưng cũng cần có sự quan tâm, theo dõi một cách tế nhị để đảm bảo an toàn cho con.
  •  Lắng nghe, thấu hiểu con cái và hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng, tránh áp đặt suy nghĩ, quan điểm của mình lên con.
  • Tạo dựng môi trường gia đình hạnh phúc, đầm ấm để giúp con cái phát triển một cách lành mạnh, tự tin và có ý thức trách nhiệm.

[inline_article id=332877]

Từ nhiều vụ nữ sinh mất tích bí ẩn gần đây, cha mẹ hãy dành thời gian quan tâm con cái đúng đắn để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho con.

Categories
Gia đình Giải trí

Từ nhiều vụ trẻ bị bỏ quên trên xe đưa đón, 6 kỹ năng nhất định cha mẹ phải dạy con để thoát khỏi nguy hiểm

Khi mô hình xe đưa đón học sinh đến trường ngày càng phổ biến thì bên cạnh những lợi ích, những rủi ro đi kèm cũng ngày càng tăng lên, trong đó phải kể đến trẻ bị bỏ quên trên xe dẫn đến những hậu quả thương tâm. Đau lòng hơn khi nạn nhân lại chủ yếu là trẻ mầm non còn hạn chế về những kỹ năng thoát hiểm.

Chỉ trong vòng vài năm, nhiều trẻ bị thiệt mạng trên xe đưa đón

Mỗi vụ việc xảy ra dưới đây đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người lớn được giao phó trọng trách đưa đón trẻ em, đồng thời đẩy mạnh nâng tầm những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị bỏ quên trên xe.

1. Bé 5 tuổi thiệt mạng thương tâm vì bị bỏ quên trên xe

Mới đây, vào chiều ngày 29/5/2024, bé trai 5 tuổi T.G.H (sinh năm 2019, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã tử vong thương tâm do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (lô 2021 khu 26ha, xã Phú Xuân).

Theo thông tin ban đầu, cô giáo Q.A có trách nhiệm đưa đón trẻ mầm non từ nhà đến trường. Chiều cùng ngày, khi người thân đến đón bé H nhưng không thấy, đã báo cho nhà trường và tìm kiếm.

Sau một hồi tìm kiếm, mọi người phát hiện bé H vẫn đang ở trên xe đưa đón của nhà trường. Mọi người đã cố gắng đưa bé ra ngoài để cấp cứu nhưng không kịp.

2. Bé trai thiệt mạng trên xe đưa đón của trường Gateway

Bé trai thiệt mạng trên xe đưa đón của trường Gateway

Bé trai 6 tuổi L.H.L bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh của Trường Gateway (Hà Nội) vào ngày 6/8/2019 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông.

Sáng ngày hôm đó, gia đình đưa bé L.H.L ra xe đưa đón học sinh như thường lệ. Tuy nhiên, đến 16h45, gia đình nhận được tin dữ từ cô giáo phụ trách đón bé, thông báo bé đã tử vong.

Sự việc thương tâm này là hệ quả từ sự tắc trách của hàng loạt người lớn liên quan:

  • Bị cáo N.B.Q (nhân viên giám sát trên xe) bị tuyên phạt 21 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người” do không thực hiện đúng trách nhiệm theo dõi, kiểm tra học sinh trên xe.
  • Bị cáo D.Q.P (lái xe đưa đón học sinh) bị tuyên phạt 10 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người” do sơ suất, thiếu chú ý trong quá trình lái xe.
  • Bị cáo N.T.T (giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo) bị tuyên phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do thiếu sót trong việc quản lý học sinh khi lên xe đưa đón.

3. Bé 3 tuổi ở Bắc Ninh bị bỏ quên trên xe suốt 9 tiếng

Chỉ sau vài tháng thảm kịch tại trường Gateway, thêm một vụ việc thương tâm xảy ra khi bé L. (3 tuổi) bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường học ở Bắc Ninh vào sáng ngày 13/9/2019.

Theo thông tin ban đầu, người phụ trách lái xe đưa đón đã đón các bé theo danh sách. Khi về đến cơ sở Đồ Rê Mí, lái xe đỗ xe dưới gốc cây trước cửa cơ sở, mở hé cửa kính ghế lái và đi làm việc cá nhân. Sơ suất khiến bé L. ở hàng ghế dưới không được phát hiện và bị bỏ lại trên xe suốt 9 tiếng đồng hồ.

Đến 15h45 cùng ngày, khi quay lại xe để chuẩn bị đưa các bé về nhà, lái xe phát hiện bé L. nằm bất động trên sàn xe và lập tức đưa bé đi cấp cứu. Sau quá trình cấp cứu khẩn cấp, bé L. may mắn được cứu sống.

4. Bé lớp 1 bị bỏ quên trong 20 phút vì sự tắc trách của nhà trường

Bé lớp 1 bị bỏ quên trong 20 phút vì sự tắc trách của nhà trường

Vào ngày 22/6/2023, một học sinh lớp 1 trường Tiểu học Archimedes (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị bỏ quên trên xe trong suốt 20 phút khi đi dã ngoại.

Theo thông tin ban đầu, vào sáng ngày 22/6, 20 học sinh lớp 1 cùng với 5 giáo viên và nhân viên hỗ trợ đã tham gia chương trình dã ngoại tại Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, khi xe chở học sinh về trường ăn trưa thì một sự cố đã xảy ra. Do một học sinh bị nôn, giáo viên chủ nhiệm đã đi theo em này và bỏ quên một học sinh khác đang ngủ trên xe.

Mãi đến khi vào nhà ăn, giáo viên và nhân viên mới phát hiện ra thiếu một học sinh vì chỉ có 19 suất ăn trong khi có 20 học sinh tham gia dã ngoại. Lúc này, lái xe, sau khi trả học sinh, đã di chuyển xe đến một khu vực khác và đi uống nước.

Học sinh bị bỏ quên được tìm thấy ở hàng ghế thứ 2 từ dưới lên. Tuy nhiên, dù xe được trang bị 2 camera giám sát, nhưng trong suốt 20 phút học sinh bị bỏ quên, không ai phát hiện ra sự việc.

Sau khoảng 20 phút tìm kiếm học sinh trong khu vực nhà trường và nhà vệ sinh, giáo viên mới nhận được thông báo từ lái xe về việc phát hiện học sinh trên xe. Sau vụ việc, hiệu trưởng nhà trường đã lên tiếng nhận lỗi về sự tắc trách của nhà trường.

>> Xem thêm: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Những điều cha mẹ cần biết

6 kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô

6 kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô

Trẻ bị bỏ quên trên xe ô tô là một tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, việc trang bị cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm cần thiết là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 6 kỹ năng cơ bản mà cha mẹ nên dạy cho trẻ:

1. Biết cách mở cửa xe: Hầu hết các loại xe ô tô hiện nay đều có khóa cửa tự động, do đó, trẻ cần biết cách mở cửa xe từ bên trong. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng chốt cửa, tay nắm cửa hoặc các nút bấm để mở cửa.

2. Sử dụng còi xe: Còi xe luôn ở chế độ hoạt động dù bạn có sử dụng chìa khóa hay không. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng còi xe để tạo sự chú ý cho những người xung quanh và giúp bé thoát khỏi ô tô nhanh chóng.

3. Bật đèn khẩn cấp Hazard trên xe ô tô

Đèn khẩn cấp hazard, hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm, là một tính năng quan trọng trên xe ô tô giúp cảnh báo cho các phương tiện khác về sự hiện diện của xe trong trường hợp khẩn cấp hoặc nguy hiểm. Cha mẹ có thể dạy bé vừa bật đèn khẩn cấp vừa bấm còi để gây sự chú ý đến những người xung quanh.

4. Đứng trước phần kính cửa để vẫy người bên ngoài: Nếu trẻ không thể tự mở cửa xe hoặc sử dụng còi xe, trẻ có thể đứng trước phần kính cửa xe hoặc kính trước vô lăng để vẫy tay hoặc cầm các đồ vật có sẵn trong xe rồi vẫy tay hoặc “kêu cứu” để thu hút sự chú ý.

kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô

5. Sử dụng búa thoát hiểm: Các xe khách lớn đều có búa thoát hiểm. Búa thoát hiểm được thiết kế để có đầu nhọn tập trung gia lực, do đó với một lực nhỏ của con cũng có thể đập vỡ kính được, không cần quá nhiều sức.

6. Biết số điện thoại của người thân: Cha mẹ nên lưu số điện thoại của mình và các thành viên trong gia đình vào điện thoại của trẻ để trẻ có thể liên lạc khi cần thiết.

Ngoài việc trang bị cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không bao giờ để trẻ em một mình trong xe ô tô, dù chỉ trong thời gian ngắn.
  • Luôn khóa cửa xe khi không sử dụng.
  • Đỗ xe ở nơi râm mát, thoáng khí và tránh xa ánh nắng trực tiếp.
  • Giữ cho xe ô tô luôn sạch sẽ và gọn gàng để trẻ có thể dễ dàng di chuyển và tìm kiếm sự giúp đỡ.
  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ về các tình huống nguy hiểm và hướng dẫn trẻ cách xử lý.

[inline_article id=311844]

Bằng cách trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cha mẹ có thể giúp trẻ tránh khỏi những nguy hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô.

>> Xem thêm: 11 kỹ năng thoát hiểm khi có cháy mỗi gia đình cần phải biết

 

Categories
Gia đình Giải trí

Con trai lai Hàn của Sam đốn tim nhiều người bởi đôi mắt một mí

Thông tin Sam sinh con được nhiều người hâm mộ quan tâm. Công chúng còn đặc biệt quan tâm hơn nữa khi nữ diễn viên quyết định lập một tài khoản mạng xã hội dành riêng cho hai con.

Mới đây, Sam đã đăng một video so sánh ngoại hình lúc mới chào đời và hiện tại của con trai cưng ljun khiến nhiều người hâm mộ phấn khích. Đến nay, con trai đã được gần 3 tháng tuổi và có ngoại hình thon gọn và cao hơn chị gái song sinh ljin.

Con trai sam sở hữu đôi mắt 1 mí được thừa hưởng từ người cha gốc Hàn

Con trai ljun của Sam có gương mặt bụ bẫm và có đôi mắt một mí chuẩn nét đẹp của các chàng trai xứ Hàn. Người hâm mộ dự đoán đây chính là nét đẹp được thừa hưởng từ người cha người Hàn Quốc. Người chồng này của Sam được cô giữ “bí mật” về danh tính vì muốn giữ sự riêng tư.

Sam sinh con vào tháng 02/2024

Sam sinh hai con song sinh ở tuổi 34 và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhờ vậy, nữ diễn viên đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng và giảm được 20kg sau khi sinh con được 3 tháng. Cô cũng chia sẻ bản thân cũng từng rơi vào trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, nhờ có sự chăm sóc của mẹ ruột và chồng nên cô đã vượt qua được điều ấy.

Hiện tại, Sam có mong muốn sẽ quay trở lại công việc diễn viên và MC sau khi hai con ổn định hơn. Cô cho biết, thời còn độc thân cô hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền nhưng bây giờ hạnh phúc của cô là gia đình nhỏ.

>> Đọc Thêm: 

 

Categories
Gia đình Giải trí

Mẹ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não khóc ngất, chấp nhận con ra đi mãi mãi sau 2 tháng vật lộn tử thần

Có lẽ, người đau đớn nhất lúc này chính là mẹ của nam sinh lớp 8 khi chứng kiến đứa con trai duy nhất vĩnh viễn rời xa vòng tay yêu thương của mình. Nhiều người không khỏi xót xa trước hình ảnh người phụ nữ ngã quỵ, phải nhờ người thân dìu đỡ khi ngồi bên trong nhà tang lễ Bệnh viện Nhi Trung ương.

Càng xót xa hơn khi biết rằng chỉ ngày mai (23/5), Đ. sẽ đón sinh nhật lần thứ 15. Trước đó, luật sư Nguyễn Anh Thơm cùng mẹ và bà nội của Đ. đã chuẩn bị bánh sinh nhật sớm cho cậu bé với hy vọng về những điều tốt đẹp sẽ đến. Nhưng mong ước ấy đã tan vỡ, Đ. mãi mãi ra đi ở tuổi 14, để lại bao ước mơ, hoài bão và người mẹ tần tảo đùm bọc.

Sự ra đi của nam sinh lớp 8 bị đánh chết não khiến không chỉ người thân, bạn bè mà rất nhiều người trên cả nước vô cùng xót xa. Hàng loạt lời chia buồn, động viên và những cái ôm san sẻ đã được gửi đến người mẹ của nam sinh, hy vọng mang đến cho chị một phần nào đó sự nguôi ngoai trước nỗi đau tột cùng này.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, phải chuyển nhiều viện để điều trị trong 2 tháng trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21.5
Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, phải chuyển nhiều viện để điều trị trong 2 tháng trước khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 21.5

[summary title=””]

Tóm tắt sự việc đau lòng:

Vào ngày 17/3, N.H.Đ. khi đang chơi bóng rổ tại sân đình Lệ Mật (Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) đã xảy ra mâu thuẫn với bé K. (12 tuổi). K. đã về nhà gọi bố và anh trai là Trương Văn Minh (16 tuổi) đến giải quyết mâu thuẫn. Hậu quả là Minh đã đấm N.H.Đ. khiến em ngã ra bất tỉnh.

2 tháng qua, nam sinh lớp 8 bị đánh chết não N.H.Đ. đã được điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng do tình trạng quá nặng, em đã không qua khỏi. Gia đình em vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm tang thương khi mất đi người con trai duy nhất, để lại người mẹ đơn thân mất chồng, mất cả con…

[/summary]

Câu chuyện thương tâm của nam sinh lớp 8 là hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn nạn bạo lực học đường. Những hành vi bạo lực như đánh đập, chửi mắng, thậm chí là hành hung dã man xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần cho nạn nhân.

Nguyên nhân của bạo lực học đường rất đa dạng. Song, quan trọng nhất là cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con cái, giáo dục cho các em về lòng nhân ái, sự bao dung và cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tăng cường công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Các hoạt động ngoại khóa, các chương trình giáo dục về phòng chống bạo lực học đường cần được đẩy mạnh để giúp học sinh nhận thức rõ ràng về tác hại của bạo lực và có những hành vi ứng xử phù hợp.

>> Xem thêm: Trẻ em bị bạo hành là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bảo vệ trẻ

 

Categories
Gia đình Giải trí

Subeo và em út quấn quýt không rời: Cảnh “tình anh em” trong gia đình Cường Đô La khiến fan “lụt tim”

Mới đây, ông bố 3 con Cường Đô La đã đăng tải lên trang cá nhân loạt ảnh gia đình vào ngày nghỉ. Ông xã Đàm Thu Trang hạnh phúc khi thấy các con chơi đùa vui vẻ, cả nhà dành thời gian bên nhau.

Anh hai Subeo dường như là nhân vật được yêu thích nhất gia đình khi các em đều quấn quít lấy cậu bé. Mới sáng sớm nhưng nhóc tỳ út Sutin đã sang phòng thức anh hai dậy, Subeo cũng đùa giỡn với em và cười rất vui vẻ. Sau đó, cậu cả nhà Cường Đô La lại tiếp tục cùng ba chơi pickleball – bộ môn thể thao thời thượng “gây sốt” thời gian gần đây.

Khoảnh khắc tràn ngập tiếng cười của gia đình Cường Đô La khiến cư dân mạng để lại nhiều bình luận bày tỏ sự ngưỡng mộ.

subeo con trai cường đô la chơi cùng em gái
Subeo con trai cường đô la chơi cùng em
Anh hai Subeo chơi cùng em út cực đáng yêu
Anh hai Subeo con trai Cường Đô La chơi cùng em út cực đáng yêu
Sau đó cậu cả và ba cùng nhau chơi đánh bóng pickleball
Sau đó cậu cả và ba cùng nhau chơi đánh bóng pickleball
Trong khi đó "chị ba" Suchin lại thích thú chơi ở bể bơi cùng mẹ
Trong khi đó “chị ba” Suchin lại thích thú chơi ở bể bơi cùng mẹ

Gia đình Cường Đô La – Đàm Thu Trang là hình mẫu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Từng là một đại gia nổi tiếng với những thú vui xa xỉ nhưng hiện tại Cường Đô La lại gắn liền với hình ảnh một “ông bố cuồng con”, chuẩn người đàn ông của gia đình.

Không chỉ dành nhiều thời gian chơi đùa cùng hai em bé Suchin – Sutin, Cường Đô La cũng rất quan tâm đến Subeo. Không ít những khoảnh khắc nam doanh nhân đưa con trai đi học, cùng chơi thể thao, cùng đi du lịch được chia sẻ, cho thấy sự gần gũi, thân thiết như cặp bạn thân.

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Gia đình Giải trí

Thu Quỳnh hạ sinh ái nữ thứ 2 sau 9 năm làm mẹ đơn thân, hé lộ nhan sắc “thiên thần” của bé

Mới đây, Thu Quỳnh vừa hạ sinh thành công con gái thứ 2, “mẹ tròn con vuông”. Trên trang cá nhân, cô đăng tải khoảnh khắc cầm 2 bình sữa, phía sau là hình ảnh em bé đang nằm ngủ ngoan.

Vỡ òa hạnh phúc khi lần thứ 2 làm mẹ sau 9 năm, Thu Quỳnh cho biết: “Chào tuần mới với ‘hành trình’ mới! Sweet love”. 

thu quỳnh có con thứ 2
Thu Quỳnh hé lộ khoảnh khắc đầu tiên sau khi có con lần 2
Khoảnh khắc Thu Quỳnh quây quần bên 2 con
Khoảnh khắc Thu Quỳnh quây quần bên 2 con

Sau khi đăng tải, thông tin gia đình nữ diễn viên đón thêm thành viên mới nhận về vô số lời chúc từ bạn bè và đồng nghiệp. 

Trước đó, vào tháng 11/2023, Thu Quỳnh công khai có bầu lần 2 sau 9 năm làm mẹ đơn thân. Cô cho biết không bị ốm nghén, ăn uống, ngủ nghỉ khá thoải mái. Nhờ vậy nên nữ diễn viên tăng cân đều, cơ thể thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là vòng 1 và vòng 2.

Ở tháng cuối thai kỳ, Thu Quỳnh thực hiện nhiều bộ ảnh kỷ niệm, khoe vòng 2 to tròn “vượt mặt”. Cô cho biết con trai đầu lòng là bé Be rất vui khi biết mình có thêm em gái. Thời điểm cận ngày sinh của mẹ, nhóc tì đã tự tay gấp quần áo và trang trí nôi ngủ cho em. Lên 10 tuổi, bé Be được khen ngợi ngày càng chững chạc, ra dáng anh trai.

Thu Quỳnh hạnh phúc khi có con lần thứ 2
Thu Quỳnh hạnh phúc khi có con lần thứ 2
Con trai nữ diễn viên háo hức khi mẹ sinh thêm em gái
Con trai nữ diễn viên háo hức khi mẹ sinh thêm em gái

Nữ diễn viên cho biết: “Anh hai háo hức đón em đến mức, chiều đi tan học là rủ bà Ngoại đi mua quà riêng của anh đón em chào đời. Sáng vừa dậy đã sang soạn đồ, cái nào em sinh ra mặc được luôn thì xếp riêng mang đi giặt, cái nào to thì cất đi…”.

 Thu Quỳnh hạ sinh con gái thứ 2, hé lộ hình ảnh đầu tiên của ái nữ
Hình ảnh con trai lớn sắp xếp đồ đạc khi biết mẹ Thu Quỳnh có con lần thứ 2
Bé Be chuẩn bị đồ dùng, quần áo cho em gái
Bé Be chuẩn bị đồ dùng, quần áo cho em gái

Trong thời gian dưỡng thai, Thu Quỳnh thi thoảng góp mặt tại một số sự kiện showbiz. Tháng 4 vừa qua, người đẹp “My Sói” khiến người hâm mộ thích thú khi “bế” bụng tham gia dự án VFC ngoại truyện. 

Thu Quỳnh bế bụng bầu sắp sinh đi đóng phim
Thu Quỳnh để lộ bụng tiết lộ có con thứ 2

Bên cạnh đó, danh tính bạn trai của Thu Quỳnh liên tục được dư luận bàn tán xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đến hiện tại, cô vẫn giữ kín danh tính bố của em bé. 

Nữ diễn viên cho biết cô vẫn là mẹ đơn thân vì không muốn có 2 chồng trên giấy tờ. Cô và bạn đời đồng thuận với nhau về việc không công khai mối quan hệ. Dù vậy, cô khẳng định con của cô có bố và được bố yêu thương. 

Thu Quỳnh khẳng định con của cô có bố, hiện tại chưa muốn công khai.
Hình ảnh Thu Quỳnh có con thứ 2

Thu Quỳnh chia sẻ: “Là người đã qua một lần đò nên mọi người trong gia đình cũng có cái nhìn cởi mở hơn, chỉ mong tôi tìm được hạnh phúc thôi. Điều duy nhất khiến tôi xao động chính là luồng thông tin con của tôi không có bố. Đó là nhận định quá sai lầm, vì không có bố thì làm sao có con? Dĩ nhiên là con tôi sẽ phải có bố. 

Tôi chỉ nói thời điểm này chưa còn biết đâu có một ngày tôi nổi hứng lên muốn công khai anh ấy. Con của tôi sẽ vẫn nhận được tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ. Chưa bao giờ tôi nói con của mình không có bố”.

Nhiều năm qua, Thu Quỳnh thoải mái với cuộc sống làm mẹ đơn thân vì có gia đình hỗ trợ. Trên trang cá nhân, cô thường xuyên cập nhật cuộc sống 2 mẹ con. Giờ đây, nữ diễn viên hạnh phúc vì có thêm con gái, nhà có “đủ nếp, đủ tẻ”.

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

[inline_article id=66754]

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tại sao trẻ vị thành niên tự tử ngày càng nhiều? Chuyên gia khuyến cáo những việc ba mẹ nên làm!

Tự tử không chỉ là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mà còn là thảm kịch mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và vị thành niên – những mầm non tương lai của đất nước.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ tự tử ở nhóm tuổi 15-29 trên toàn cầu vào năm 2012 đứng thứ 2 sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ người trẻ ở Hà Nội có ý định tự tử chỉ ở mức 2,3%, thấp hơn so với các nước khác trong khu vực (theo một cuộc điều tra Quốc gia SAVY (*) năm 2012). Tuy nhiên, nghiên cứu quốc gia SAVY I và II đã báo cáo tỷ lệ có ý định tự sát ở thanh thiếu niên tăng đáng kể chỉ trong 5 năm, từ 3,4% năm 2005 lên 4,1% năm 2010. Những con số này cho thấy có tự sát ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng đáng báo động. (Nghiên cứu và thống kê được ghi nhận bởi UNICEF –  Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc).

Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên và thanh niên, đồng thời nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần và các biện pháp ngăn chặn tự tử.

(*) SAVY tên gọi tắt của cụm từ tiếng Anh Survey Asessment of Vietnamese Youth – là cuộc điều tra Quốc gia về trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam do Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng phối hợp tổ chức.

Một số yếu tố nguy cơ tự sát của người trẻ ở Việt Nam

Theo thống kê vào 2010 nghiên cứu trên trẻ vị thành niên ở Hà Nội cho thấy, những đối tượng có nguy cơ tự tử cao được phân loại theo các cấp độ dưới đây.

1. Giới tính

Nữ giới có nguy cơ tự tử cao hơn so với nam giới ở trẻ vị thành niên
Nữ giới có nguy cơ tự tử cao hơn so với nam giới ở trẻ vị thành niên

Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng nữ giới có ý tưởng tự sát nhiều gấp đôi so với nam giới.

[key-takeaways title=””]

Nữ giới thường suy nghĩ đến tự tử là vì họ nhạy cảm hơn với các vấn đề tình cảm như chia tay bạn trai, bị trêu chọc tại trường học hay mâu thuẫn với ba mẹ nên dễ bị tổn thương. Trong khi nam giới thường kiên định và bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, các nghiên cứu về tự sát cũng đã chỉ ra rằng phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự tử đều mắc ít nhất một rối loạn tâm thần đáng kể, thường gặp nhất là trầm cảm. Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì có thể là yếu tố tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ gái.

Tuy nhiên, các em trai cũng chịu những áp lực không nhỏ từ kỳ vọng của gia đình và xã hội, đó là  phải trở thành trụ cột gia đình, thành công trong sự nghiệp, mạnh mẽ về thể chất và tinh thần… Những điều này khiến trẻ cảm thấy stress, lo lắng, và có thể dẫn đến hành vi tự tử.

2. Độ tuổi

Nhóm tuổi trẻ vị thành niên (14-25) có nguy cơ tự tử cao nhất, theo số liệu thống kê
Nhóm tuổi trẻ vị thành niên (14-25) có nguy cơ tự tử cao nhất, theo số liệu thống kê

Nhóm tuổi trẻ vị thành niên từ 14-25 có nguy cơ tự tử cao nhất so với những nhóm tuổi khác, số liệu thống kê bao gồm:

  • Thanh niên trong độ tuổi 18-21 có suy nghĩ tự tử chiếm tỷ lệ 4,4%
  • Thanh niên trong độ tuổi trẻ hơn (14-17 tuổi, chiếm 4,1%)
  • 3,8% là tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lớn hơn từ 22-25 có ý tưởng tự tử.

[key-takeaways title=””]

Người trẻ trong độ tuổi này có nguy cơ tự tử cao nhất vì những áp lực học tập, định hướng tương lai, xung đột với gia đình và bạn bè, các thay đổi nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì khiến trẻ nhạy cảm hơn và dễ rơi vào khủng hoảng.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

3. Nơi sinh sống

Người di cư và người sống ở thành thị có nguy cơ tự tử cao hơn:

  • Người di cư từ nông thôn lên thành phố có nguy cơ tự tử cao gấp đôi vì có thể trẻ khó hòa nhập với môi trường mới, thiếu nguồn lực hỗ trợ và có văn hóa thấp hơn do sống ở vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ thanh thiếu niên thành thị (5,4%) có ý nghĩ tự tử cao hơn so với thanh thiếu niên nông thôn (3,6%) vì trẻ dễ đối mặt với những áp lực học tập, cạnh tranh của cuộc sống, sự phát triển của xã hội…

Nguyên nhân tự sát ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng

Trẻ ở vị thành niên đang ở giai đoạn thay đổi tâm lý – sinh học nên rất nhạy cảm với những yếu tố tác động bên ngoài cuộc sống. Chưa kể với áp lực học tập, cuộc chạy đua thành tích, sự đòi hỏi những tiến bộ của thời đại công nghệ như hiện nay, trẻ khó tránh khỏi stress, trầm cảm.

1. Lý do cá nhân

tình cảm đổ vỡ có thể dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
Tình cảm đổ vỡ có thể dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
  • Rối loạn tâm thần: Tự sát vì trầm cảm là yếu tố nguy cơ cao nhất. Trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình, tan vỡ trong mối quan hệ, mâu thuẫn với bạn bè, áp lực học tập, khó khăn về tài chính, sự thay đổi hormone sinh dục trong giai đoạn dậy thì,… làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
  • Lạm dụng chất kích thích: Người trẻ dễ có hành vi tự sát khi lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy,…do sự tác động tiêu cực của các chất này lên cảm xúc, hành vi và tư duy của người dùng.
  • Bị bạo lực, xâm hại thể chất hoặc tình dục: Trẻ bị xâm hại tình dục có thể bị tổn thương tinh thần nặng nề nếu không có người lớn bên cạnh giúp đỡ, định hướng, từ đó muốn tìm đến cái chết để giải thoát. Bạo lực thể chất hoặc tình dục gây ra sang chấn tâm lý nghiêm trọng đến trẻ và tăng nguy cơ trẻ tự sát.
  • Thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề: Vì thiếu kỹ năng sống, trẻ không biết cách đối mặt với khó khăn nên dễ bị tổn thương tâm lý, chọn cách kết thúc cuộc sống bằng việc tự tử.

[key-takeaways title=””]

Từ khi mạng xã hội phát triển, những tác động tiêu cực của trào lưu, phim ảnh và công nghệ đến giới trẻ cũng là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên. Ví dụ như áp lực đồng trang lứa, hiệu ứng domino khiến trẻ chạy theo các trào lưu tự hại bản thân mình. Các nội dung độc hại từ phim ảnh, mạng xã hội, trò chơi điện tử cũng khiến trẻ làm theo những hành vi tiêu cực.

[/key-takeaways]

“Trước đây, người trẻ có làn sóng bắt chước hành vi tự sát tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Họ đọc tin tức về các nghệ sĩ tự tử và có hành vi tương tự. Một người tự tử sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều người”.

2. Nguyên nhân đến từ gia đình

Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ, gia đình không có sự kết nối dễ dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ, gia đình không có sự kết nối dễ dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên

Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hoặc gia tăng nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử tự tử trong gia đình: Theo ghi nhận từ UNICEF, trẻ có thành viên trong gia đình từng tự sát có nguy cơ suy nghĩ về cái chết cao hơn 2,41 lần.
  • Ba mẹ thiếu kinh nghiệm giáo dục con: Câu chuyện về nam sinh cấp 3 tự tử từ tầng 28 chung cư Văn Phú Victoria do áp lực học tập và sự kỳ vọng cao của ba mẹ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh thiếu kỹ năng giáo dục con cái. Việc tạo áp lực quá mức cho con có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, thậm chí là bi kịch thương tâm như trong trường hợp này.
  • Gia đình có thu nhập thấp: Trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Trẻ từ đó cũng bị ảnh hưởng tâm lý, nghĩ mình vô dụng, không giúp gì được gia đình.
  • Gia đình không có sự kết nối: Ba mẹ bận rộn với công việc mà thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ với con, nhiều khi không màng đến bữa cơm gia đình hay đi du lịch cùng nhau khiến trẻ cảm thấy cô đơn, dễ rơi vào lo âu, trầm cảm khi có vấn đề xảy đến. Trẻ cũng dễ tự sát vì trầm cảm khi ba mẹ thường xuyên lục đục, mâu thuẫn, ở trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
  • Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ: Trẻ lo lắng bị mắng mỏ, đánh đập khi chia sẻ vấn đề cá nhân như làm bài điểm thấp, mâu thuẫn với bạn bè… Trẻ cũng khó diễn đạt cảm xúc dẫn đến buồn chán khi ba mẹ thiếu sự lắng nghe, ít quan tâm hoặc không thấu hiểu. Ngoài ra, mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn với ba mẹ, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tự tử ở trẻ vị thành niên.

3. Nguyên nhân học đường

Nguyên nhân học đường gây tự tử ở trẻ vị thành niên
Nguyên nhân học đường gây tự tử ở trẻ vị thành niên

Nếu không ở trong môi trường giáo dục tốt, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi hoặc thậm chí muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.

3.1. Nguyên nhân tự sát vì áp lực học tập

Khi xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ phải càng cập nhật những điều mới để không thua thiệt với bạn bè đồng trang lứa. Chưa kể giáo viên chạy theo thành tích, ba mẹ ép con học giỏi vì tương lai sau này dễ khiến con cảm thấy stress, căng thẳng khi không đạt được kỳ vọng của người lớn.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ tự tử ở học sinh trong thành thị cao hơn so với ngoại thành do nhiều yếu tố như: áp lực học tập cao hơn, môi trường sống phức tạp và cạnh tranh nhiều hơn, thiếu sự quan tâm từ gia đình,…

3.2. Bạo lực học đường/Tình yêu học đường

Bạo lực học đường là hành vi bạo lực tinh thần và thể xác, gây tổn thương tâm lý nặng nề cho nạn nhân. Trong khi đó, trẻ ở Việt Nam thường e dè chia sẻ về các vấn đề tình cảm do văn hóa, đến khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra, ba mẹ mới vỡ lẽ thì đã quá muộn.

Ngoài ra, ở Việt Nam không có các lớp giáo dục giới tính trong trường học, việc thiếu kiến thức về tình yêu – tình dục trong học đường cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực khiến trẻ có suy nghĩ tự sát, đặc biệt là trẻ nữ. 

Ba mẹ nên làm gì để ngăn ngừa tự tử ở thanh thiếu niên, thanh niên?

Để ngăn ngừa tự tử ở trẻ vị thành niên, điều quan trọng là ba mẹ cần để tâm đến con cái nhiều hơn và nhận biết các dấu hiệu trẻ trầm cảm hoặc tâm lý người tự sát.

1. Dấu hiệu trẻ có suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm dẫn đến tự sát

Dấu hiệu tự tử ở trẻ vị thành niên: Buồn chán, luôn suy nghĩ đến cái chết
Dấu hiệu tự tử ở trẻ vị thành niên: Buồn chán, luôn suy nghĩ đến cái chết

Khi bạn nhận thấy một trong những dấu hiệu ở trẻ dưới đây, hãy tìm cách để đồng hành với con và dạy con cách sống tích cực, yêu thương bản thân.

Biểu hiện tâm lý:

  • Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, hay khóc, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích hàng ngày.
  • Hay lo lắng, bồn chồn, sợ hãi, cảm giác bất an có điều không ổn xảy ra.
  • Thức trắng đêm, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ li bì, không tỉnh táo.
  • Ăn ít hoặc ăn nhiều bất thường, sụt cân hoặc tăng cân đột ngột.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung học tập, hay quên, hay nhầm lẫn, giảm tập trung chú ý.
  • Có suy nghĩ tiêu cực, tự ti về bản thân, cảm thấy vô dụng, tội lỗi.

Biểu hiện hành vi:

  • Trẻ ít giao tiếp với bạn bè, gia đình, thích ở một mình, né tránh các hoạt động tập thể.
  • Ngày càng hung hăng, cáu kỉnh, dễ nóng giận hoặc thu mình lại, lẩn tránh mọi người.
  • Chậm chạp hoặc trì trệ hơn trước
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy, bóng cười hoặc các chất kích thích khác
  • Tự làm hại bản thân bằng cách cắt tay, rạch da, đập đầu, tự đánh mình…
  • Có những hành vi ám chỉ như: dọn dẹp đồ đạc cá nhân, tìm kiếm phương tiện để tự tử như dây thừng, dao, lưỡi lam, thuốc ngủ…
  • Để lại những lời nhắn nhủ, lời chào vĩnh biệt với bạn bè, mọi người qua mạng xã hội, thư, nhật ký,…

2. Ba mẹ nên quan tâm con cái đúng mực

Ba mẹ cần trang bị cho mình những kỹ năng giáo dục con cái đúng mực khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng.

2.1. Quan tâm, chia sẻ và lắng nghe

Ba mẹ quan tâm, chia sẻ và lắng nghe là cách giúp con thoát khỏi suy nghĩ tự tử
Ba mẹ quan tâm, chia sẻ và lắng nghe là cách giúp con thoát khỏi suy nghĩ tự tử

Các chuyên gia đều khuyến cáo ba mẹ cần dành thời gian để trò chuyện cùng con cái khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi.

[key-takeaways title=””]

Khi trẻ chớm bộc lộ ý nghĩ về tự sát, ba mẹ không nên gạt đi và nói “đừng suy nghĩ tiêu cực” cho qua chuyện. Thực tế, “đây là tín hiệu kêu cứu” mà bạn phải đặc biệt lưu tâm bởi lúc này, con rất cần sự đồng cảm… Hãy khuyến khích con chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ để kịp thời cởi bỏ những khúc mắc cho trẻ. Tuyệt đối không nên vội la mắng, nặng lời với con bởi sẽ dẫn đến hành động dại dột của con trẻ.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, nên đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh Tâm thần – tâm lý để được chuyên gia đánh giá và điều trị kịp thời nếu có các rối loạn tâm thần đi kèm như trầm cảm, lo âu, loạn thần,…

>> Xem thêm: Cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý

2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho con

Trẻ dậy thì cần ba mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Vì thế, ba mẹ cần dạy con sống tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định một số vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đối phó với stress, xây dựng lòng tự tin và bản lĩnh.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, ba mẹ cần luôn dõi theo con để kịp thời can thiệp và thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của con.

[/key-takeaways]

2.3. Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con

Dạy con cách sống tích cực: Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con về học tập hay các vấn đề khác
Dạy con cách sống tích cực: Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con về học tập hay các vấn đề khác

Ba mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào, để hướng cho con đi đúng theo sở thích, niềm đam mê của con. Đừng cố áp đặt con theo mong muốn của bạn. Đặc biệt, bạn hãy động viên, đừng nên phán xét những lỗi sai và những mục tiêu mà trẻ đang hướng đến.

2.4. Khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội

Bạn hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh, hoạt động thiện nguyện hoặc câu lạc bộ kỹ năng và phát triển các mối quan hệ bạn bè tích cực. Đây là cách thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực hiệu quả, tạo cho con niềm tin vào cuộc sống và tương lai.

2.5. Không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con

Ba mẹ là những người thân yêu nhất của con, nhưng không vì thế mà bạn can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con. Thay vào đó, bạn hãy làm người bạn đồng hành của con, mang lại cho con sự tin tưởng để có thể tâm sự mỗi khi gặp khó khăn trong học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

2.6. Cần có sự chung tay của nhà trường

Bên cạnh gia đình thì nhà trường cũng cần tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện với sự quan tâm, đồng hành của giáo viên. Hãy chung tay hành động để đẩy lùi vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên, hướng đến một cộng đồng an toàn và lành mạnh cho thế hệ tương lai!

[key-takeaways title=””]

Nếu áp dụng các cách trên mà tình hình không cải thiện trong khoảng 1 tuần, ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ tâm thần – tâm lý để được hỗ trợ.

[/key-takeaways]

[inline_article id=224292]

Con bạn cần tình yêu thương, sự quan tâm và hỗ trợ của bạn hơn bao giờ hết. Hãy dành thời gian cho con, giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và thoát khỏi suy nghĩ về tự sát nhé.