Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?

Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với thai kỳ nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất quan tâm việc ăn gì thì tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, tuy cơm cháy là một món ăn vặt ngon và hấp dẫn khó cưỡng và các bà bầu cũng rất thích ăn món ăn này nhưng trước khi ăn, mẹ cũng sẽ quan tâm đến vấn đề bà bầu ăn cơm cháy được không, có gây ảnh hưởng gì nguy hiểm đến thai nhi hay không. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Cơm cháy được chế biến như thế nào?

Việc tìm hiểu cách chế biến món cơm cháy có thể giúp mẹ biết được bà bầu có được ăn cơm cháy không. Theo đó, cơm cháy là phần cơm dưới đáy nồi, được tạo nên khi nấu cơm ở nhiệt độ cao. Hoặc theo chế biến công nghiệp, cơm cháy là phần cơm trắng được đóng thành khuôn rồi đem đi sấy khô ở nhiệt độ cao.

Sau khi thu được cơm sấy kho hoặc cơm cháy đày nồi, cơm sẽ được đem đi chiên để trở thành cơm cháy giòn, thơm, hấp dẫn.

Để giúp cho món cơm cháy thêm phần ngon miệng, có thể có thêm nước mắm tỏi ớt phủ lên mặt cơm và dùng kèm với các món topping khác như con ruốc, chà bông, mỡ hành,… 

Như vậy, cơm cháy sẽ có cơm, nước mắm, các loại topping và được làm giòn bằng cách chiên ngập dầu.

2. Bà bầu ăn cơm cháy được không?

bà bầu ăn cơm cháy được không

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh để tránh tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu hụt dưỡng chất khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng sau khi sinh ra.

Theo đó, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như protein, carbohydrate (tinh bột), chất béo, vitamin, khoáng chất và nhiều nước.

Vì cơm cháy được làm từ gạo – một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên nhìn chung, món ăn này vẫn an toàn đối với sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng việc bà bầu ăn cháy cơm có sao không, có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không.

Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa với việc mẹ có thể thoải mái ăn quá nhiều cơm cháy bởi lẽ tinh bột chỉ nên chiếm khoảng 45 đến 65 phần trăm lượng calo hàng ngày. Hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú cần sẽ khoảng 175-210 gam carbohydrate mỗi ngày. 

Mặt khác, cơm cháy có tính nóng do được chiên qua dầu và có nước mắm ớt nên mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều vì có thể dẫn tới các tình trạng nóng trong người. Hệ quả mẹ có thể bị táo bón, nổi mụn, đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn cơm cháy.

Một số nơi sản xuất cơm cháy theo cách thủ công, mẹ bầu trong thai kỳ lại dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nên có rủi ro mẹ có thể bị đi ngoài.

Do đó, tuy câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn cơm cháy được không?” là “Được” nhưng lời khuyên cho mẹ bầu là vẫn nên hạn chế việc ăn quá nhiều cơm cháy trong một ngày mẹ nhé! 

[inline_article id=265997]

 

3. Bà bầu ăn cơm cháy được không? Bà bầu mang thai nên ăn gì?

Nên tăng bao nhiêu kg khi mang thai?

Trong suốt thai kỳ, việc tăng cân là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và để cơ thể tăng cân không kiểm soát mà chỉ nên ăn một lượng thực phẩm vừa phải theo đúng nhu cầu năng lượng của mẹ và bé.

Theo đó, khi mang thai, mẹ có thể sẽ tăng từ khoảng 11-16kg. Đây là mức tăng cân bình thường của một người phụ nữ khỏe mạnh, BMI trung bình khi mang thai. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán béo phì trước khi mang thai, trong thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng từ 4-9kg mà thôi. Với mẹ bầu có chẩn đoán nhẹ cân hoặc đang mang thai đôi, thai ba trở lên, tốt nhất nên cố gắng để tăng từ 16-20kg khi mang thai mẹ nhé.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều

Nên ăn gì khi mang thai?

bà bầu nên ăn gì khi mang thai

Ngoài việc quan tâm “bà bầu ăn cơm cháy được không”, mẹ bầu cũng rất thắc mắc việc ăn gì thì tốt cho thai nhi. Cụ thể, mẹ có thể ăn theo chế độ ăn uống lành mạnh sau đây:

  • Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Ăn các loại thực phẩm giàu protein. Vì thế, mẹ không cần phải lo lắng việc bà bầu ăn cơm cháy được không. 
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa omega-3 và ít chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi (các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít chất béo) 

Ngoài món cơm cháy, nếu thèm “nhâm nhi” trong giờ ăn vặt, mẹ có thể chọn các món “lành tính” hơn như: ngũ cốc granola, gạo lứt muối mè, sữa chua, trái cây dầm, các loại bánh quy lạc…

Mẹ có thể tham khảo gợi ý từ MarryBaby các đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn để phong phú bữa ăn của mình mẹ nhé.

Bà bầu không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi mà mẹ nên tránh xa bao gồm:

  • Các loại thức uống chứa nhiều caffein hoặc chứa cồn
  • Cá hoặc các loại động vật có vỏ vẫn còn sống, chưa được nấu chín
  • Hải sản sống
  • Các loại thịt hoặc trứng sống
  • Nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng
  • Thức ăn thừa
  • Các loại salad chế biến sẵn 

Hy vọng thông qua bài viết, MarryBaby có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cơm cháy được không cũng như giúp mẹ có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ của mình. Hãy theo dõi MarryBaby để đón đọc thêm nhiều nội dung bổ ích về mẹ và bé nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Rau tầm bóp với bà bầu: Những tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ

Tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu
Tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu và những món ăn ngon từ rau cho mẹ

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn về rau tầm bóp với bà bầu để sử dụng đúng cách nhằm đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai.

Bà bầu ăn rau tầm bóp được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau tầm bóp với bà bầu rất an toàn và có nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ.

Trong thành phần rau tầm bóp có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, kẽm, vitamin C, canxi, magie… Do đó, bà bầu ăn rau tầm bóp hoàn toàn vô hại, rất tốt cho sức khỏe.

Thế nhưng, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải, không quá lạm dụng loại rau này để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

Tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu

tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu

Rau tầm bóp với bà bầu được coi là một loại thảo dược rất tốt, an toàn để bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, rau còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả.

Điều trị bệnh ho

Bà bầu ăn rau tầm bóp có tác dụng giúp điều trị các bệnh cảm cúm, ho đờm, sổ mũi hiệu quả. Vì thế, bạn có thể sử dụng loại rau này để chữa bệnh thay vì dùng thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Mặt khác, bạn còn có thể dùng rau để nấu canh hoặc luộc ăn đều được.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể lấy rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn hàng ngày. Như vậy, bệnh có thể thuyên giảm dần mà không cần sử dụng quá nhiều thuốc tây.

[inline_article id=163054]

Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn dạ dày

Trong rau tầm bóp có hàm lượng chất xơ cao. Vì thế, mẹ bầu ăn rau tầm bóp hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, rau còn giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh được một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu còn giúp trị mụn nhọt. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày để giúp giảm dần.

Món ăn từ rau tầm bóp tốt cho bà bầu

món ăn từ rau tầm bóp tốt cho bà bầu

Chính nhờ những tác dụng của rau tầm bóp với bà bầu mà loại rau này đang ngày càng được các mẹ yêu thích và chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như nấu canh, xào thịt, xào tỏi, luộc, ăn lẩu… Dưới đây là cách chế biến 2 món ngon từ rau tầm bóp để mẹ thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình.

Rau tầm bóp xào tỏi

Nguyên liệu chuẩn bị: Rau tầm bóp; 1 củ tỏi, gia vị cần thiết.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rau tầm bóp cần được nhặt sạch, bỏ những lá sâu mọt, hư nát. Sau đó rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Tỏi băm nhỏ, phi thơm với dầu cho dậy mùi, bắt đầu ngả màu vàng thì cho rau vào đảo đều tay với lửa to trong vòng 5 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó lấy ra bỏ vào đĩa là có thể thưởng thức ngay.

Rau tầm bóp xào thịt heo

Nguyên liệu chuẩn bị: 500g rau tầm bóp; 200g thịt heo nạc; tỏi và dầu ăn, các gia vị

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thịt sau khi được rửa sạch, thái thành lát mỏng, ướp với chút gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm.

Bước 2: Tỏi băm nhuyễn cho vào chảo dầu nóng, phi thơm tỏi rồi cho thịt heo vào xào đến khi thịt săn lại thì cho rau vào xào cùng.

Bước 3: Sau khi rau chín, cho gia vị nêm nếm, rồi trút rau ra đĩa và thưởng thức món ăn.

[inline_article id=257583]

Rau tầm bóp là thực phẩm rau xanh, sạch và đảm bảo an toàn cho phụ nữ thời kỳ mang thai. Do đó, việc sử dụng rau tầm bóp với bà bầu đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nên ăn rau tầm bóp đã được chế biến chín, tuyệt đối không ăn rau sống bởi vi khuẩn bám ở rau sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Ngọc Hoa

 

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Những điều mẹ cần biết

bà bầu ăn bánh xèo được không?
Bà bầu ăn bánh xèo được không? Những lợi ích không thể bỏ qua

Khi mang thai, mẹ bầu thường lo lắng ăn gì để tốt cho sức khỏe và không hại con vì với mỗi một món ăn nếu thiếu kiến thức thì cũng để lại nhiều rủi ro lớn. Vậy bà bầu ăn bánh xèo được không? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bà bầu ăn bánh xèo được không?

Câu trả lời chắc chắn là có bởi trong bánh xèo có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Mỗi chiếc bánh xèo bao gồm nhân (thịt, tôm…) và rau xanh sẽ cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu và bé trong suốt thai kỳ như protein, phốt pho, canxi, calo…

Ngoài ra, bạn ăn bánh xèo kèm với rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp bổ sung năng lượng và chống các bệnh như táo bón, đầy bụng, tiểu đường và ung thư…

[inline_article id=256142]

Lợi ích của bánh xèo đối với bà bầu

Khi đã biết bà bầu ăn bánh xèo được không, bạn hãy cùng tìm hiểu những lợi ích khi ăn bánh xèo dưới đây nhé:

1. Bánh xèo giúp cung cấp năng lượng cho bà bầu

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi vì ốm nghén, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Vậy nên, việc kết hợp ăn bánh xèo và rau xanh là quan trọng.

Bánh xèo chứa 350 calo là nguồn năng lượng giúp mẹ có thể vận động trong suốt một ngày dài làm việc mà không cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay lo âu.

2. Bánh xèo giúp cung cấp canxi cho xương chắc khỏe

bà bầu ăn bánh xèo được không? Lợi ích của bánh xèo với bà bầu

Thực tế, bánh xèo với nguyên liệu chính là bột gạo, gạo nếp không có tác dụng cung cấp canxi cho bà bầu. Tuy nhiên, các loại nguyên liệu có trong nhân bánh xèo như tôm, thịt sẽ cung cấp một hàm lượng canxi đáng kể cho bạn đấy.

Việc ăn bánh xèo sẽ giúp cho cơ thể mẹ và thai nhi có đủ canxi giúp xương luôn chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương về sau.

3. Bánh xèo cung cấp vitamin cho bà bầu

Bánh xèo làm từ tinh bột gạo có chứa protein, vitamin D và vitamin E. Bên cạnh đó, các loại rau thường được dùng ăn kèm với bánh xèo như rau xà lách, cải xanh… cũng cung cấp nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể của mẹ bầu.

Một số loại rau xanh ăn kèm với bánh xèo có thể mang đến cho bạn một số lợi ích dưới đây:

Rau xà lách: Xà lách là loại rau thường được dùng để ăn sống và được nhiều người ưa chuộng. Do đó, rau khi kết hợp với bánh xèo sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn và không cảm thấy ngán. Bên cạnh đó, rau xà lách chứa vitamin K có công dụng đối với sức khỏe như chống táo bón, tiểu đường, giúp ngủ ngon, ngăn ngừa ung thư.

Rau cải xanh: Cải xanh là loại rau không thể thiếu khi bạn thưởng thức bánh xèo. Rau cải xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao bao gồm vitamin A, B, C, K, axit nicotine, caroten,… Các chất này rất tốt cho sức khỏe đồng thời giúp phòng chống bệnh tật.

Rau húng quế: Húng quế là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C, K và cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống của bà bầu. Những chất này giúp tăng tiết sữa cho mẹ, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi.

Những lưu ý cho bà bầu trước khi ăn bánh xèo

những lưu ý cho bà bầu khi ăn bánh xèo

Bà bầu ăn bánh xèo được không cũng tùy thuộc vào việc bạn dùng thực phẩm này có đúng cách không. Dưới đây là những lưu ý khi ăn bánh xèo để bạn tránh làm ảnh hưởng sức khỏe:

Không dùng bánh xèo chiên quá nhiều dầu: Trong quá trình chiên, bánh xèo cần một lượng dầu mỡ khá nhiều nên dễ khiến cơ thể mẹ bị béo phì. Ngoài ra, hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định cũng có thể gây ra các chứng như khó tiêu, đầy bụng.

Thêm vào đó, nếu mẹ ăn quá nhiều đồ chiên, rán sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch và có nguy cơ bị tiền sản giật. Do đó, để tránh tình trạng mua phải bánh xèo ngoài hàng quán có nhiều dầu mỡ, bạn có thể dặn chủ quán đổ ít dầu khi chiên.

Mua bánh xèo ở quán ăn có uy tín: Khi chọn mua bánh, mẹ bầu nên mua ở những nơi có uy tín, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Bạn cũng có thể tự trổ tài làm món bánh này ngay tại nhà, vừa ngon, vừa rẻ mà lại không phải lo ngại tới vấn đề chất lượng của món ăn.

Rửa rau sạch trước khi ăn nếu bạn mua ngoài hàng quán: Bạn nên mua bánh xèo mang về nếu mua ngoài hàng quán. Phần rau, bạn nhớ đem đi rửa sạch trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn.

Ăn vừa phải: Bạn chỉ nên ăn bánh xèo ở mức vừa phải để tránh ăn quá nhiều đồ chiên, rán gây hại cho sức khỏe.

Cách làm bánh xèo ngon tại nhà cho bà bầu

Bà bầu ăn bánh xèo được không phụ thuộc nhiều vào yếu tố an toàn thực phẩm. Do đó, mẹ nên tự chế biến món bánh này tại nhà nhằm đảm bảo sức khỏe. Để món bánh xèo thơm ngon, bạn cần biết cách đổ bánh xèo và làm nước chấm đậm vị.

Cách chiên bánh xèo ngon

Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cách chiên bánh xèo ngon

Cách làm bánh xèo ngon không chỉ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn cần đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400g bột bánh xèo
  • Bột nghệ
  • 150g tôm tươi, thịt ba chỉ
  • 10 cây nấm hương
  • Giá đỗ, hành lá 100g
  • 1 củ cà rốt
  • Dầu ăn, nước mắm, đường, ớt, chanh, rau cải, rau sống, tía tô.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Cho bột bánh vào tô. Đổ 500 ml nước vào, cho hành lá rồi khuấy đều và để 30 phút.
  • Bước 2: Làm sạch các loại rau ăn kèm như rau sống, rau cải, tía tô và các loại rau thơm khác.
  • Bước 3: Làm sạch tôm, vỏ. Thịt luộc chín tới rồi thái mỏng, nấm hương và cà rốt thái sợi nhỏ. Sau đó, bạn cho tất cả các nguyên liệu vào chảo rồi đảo xơ qua cho chín tới.
  • Bước 4: Cho một ít dầu vào chảo, đợi dầu nóng, mẹ cho 1-2 thìa canh nước bột bánh và tráng đều, mỏng. Bỏ lên bề mặt bánh tôm, thịt, nấm và giá đỗ. Đậy nắp đun lửa đến 1-2 phút rồi gắp bánh xèo ra và tắt bếp.

Cách làm nước chấm thơm ngon

Cách làm nước mắm bánh xèo đậm vị

Để bữa ăn trở nên hấp dẫn, bạn không nên bỏ qua nước chấm, một nguyên liệu ăn kèm quan trọng kết hợp với bánh xèo và rau xanh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 củ tỏi
  • 2 quả ớt
  • 3 thìa súp đường
  • 1 quả chanh
  • 1/2 bát nước mắm
  • 1 bát nước sôi để nguội

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đem ớt rửa sạch, bỏ hạt và băm nhuyễn.
  • Bước 2: Tỏi bóc vỏ, đập giập rồi giã hoặc băm nhỏ.
  • Bước 3: Đem chanh vắt lấy nước và bỏ hạt cho khỏi đắng.
  • Bước 4: Cho nước mắm, đường, nước cốt chanh, nước lọc vào bát tùy theo khẩu vị của từng người rồi khuấy đều. Sau đó, lấy tỏi ớt đã chuẩn bị trước đó cho vào, trộn đều.

Cuối cùng, bạn có thể thưởng thức ngay món bánh xèo nóng giòn hòa cùng với hương vị thơm ngon từ các gia vị có trong nước chấm rồi đấy.

[inline_article id=254410]

Để trả lời câu hỏi: “Bà bầu ăn bánh xèo được không?”, bạn cần nhớ nguyên tắc an toàn thực phẩm khi sơ chế hay nấu nướng các nguyên liệu. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng bánh quá nhiều dầu mỡ để tránh được những tác phụ không đáng có. Những chiếc bánh xèo thơm ngon không chỉ giúp bạn thay đổi khẩu vị khi đã ngán các món ăn hàng ngày mà còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé khi được ăn đúng cách đấy.

Nguyễn Kiều Vân