Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

Vậy trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm gì? Cha mẹ lưu ý nhé!

1. Tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì?

Dậy thì (puberty) là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thực chất, đây là quá trình thay đổi thế chất của một đứa trẻ; là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người trưởng thành mà bất kỳ thiếu niên nào cũng trải qua.

2. Những điều trẻ tuổi dậy thì không nên làm là gì?

Điểm chung của trẻ ở tuổi dậy thì hiện nay, phần lớn các con sẽ dễ bị bao trùm bởi một cảm giác; có tên là “áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure”. Vì sao chuyện này lại xảy ra?

Theo tờ thông tin của Đại Học UEH tại Việt Nam, cũng như trung tâm y tế Scripps Health nhận thấy một số nguyên nhân khiến tình trạng này có thể xảy ra là do:

  • Mạng xã hội; áp lực so sánh xã hội;
  • Khao khát hòa nhập với tập thể;
  • Sự mất kết nối với gia đình có thể đã đẩy con trẻ tới những hành vi kém lành mạnh.

Dù biết rằng, đôi khi áp lực cũng có thể là kim chỉ nam để con phấn đấu và đạt thành tích cao, nhưng có lẽ con số ấy vẫn còn ít.

2.1 Lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng chất kích thích
Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì?

Một nghiên cứu theo dõi hành vi của học sinh tuổi dậy thì của Đại học Michigan (Hoa Kỳ); họ ghi nhận việc sử dụng rượu, bia và ma túy giảm nhiều so với hai thập kỷ trước.

Nhưng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (vaping) và cần sa lại trở nên phổ biến. Dù biết là không nên, nhưng trẻ ở tuổi dậy thì thường chọn làm gì đó bốc đồng để thể hiện sự háo thắng của bản thân.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Hẳn nhiên là trẻ không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Và việc cha mẹ cấm đoán, hay sử dụng kỷ luật với các con, lúc này sẽ là vô ích và thậm chí còn khiến con sa ngã hơn.

  • Thay vào đó, cha mẹ nên giữ liên lạc với con thường xuyên.
  • Chia sẻ và khuyến khích con đặt câu hỏi để hiểu về tác hại, lợi ích của các vấn đề.
  • Cha mẹ không nên sử dụng đòn roi và lớn tiếng.

[/key-takeaways]

2.2 Ăn uống không lành mạnh

Với lịch học dày đặc của con, việc sử dụng thức ăn nhanh gần như là lựa chọn có vẻ như là tốt nhất khi di chuyển giữa các lớp. Dù không muốn nói rằng, thói quen đặt đồ ăn online (thức ăn nhanh) của cha mẹ cũng là hành động để các con áp dụng theo.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta không nên làm gì để trẻ ở tuổi dậy thì ăn uống lành mạnh?

[/key-takeaways]

2.3 Trẻ ở tuổi dậy thì không nên làm gì? Quan hệ tình dục sớm

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát của Bộ giáo dục cùng với tổ chức y tế thế giới WHO, năm 2019, dựa trên 7.796 học sinh từ 81 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được lựa chọn ngẫu nhiên trên 21 tỉnh thành khác nhau, để kiểm tra sức khỏe và độ tuổi quan hệ tình dục ở học sinh tuổi dậy thì.

Kết quả cho thấy, có 5,24% học sinh cho biết đã từng quan hệ tình dục và tỷ lệ những người quan hệ tình dục trước 14 tuổi là 3,51%, cao hơn 2,37 lần so với 1,48% trong cuộc khảo sát tương tự với quy mô nhỏ hơn từ năm 2013.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

Là cha mẹ, chúng ta cần làm gì để trẻ ở tuổi dậy biết là không nên quan hệ tình dục sớm?

[/key-takeaways]

2.4 Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Phẫu thuật thẩm mỹ

"Trẻ
Con gái tuổi dậy thì không nên làm gì liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ

Trẻ ở tuổi dậy thì nữ không nên làm gì? Không nên phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội như TikTok, cho phép và ngầm khuyến khích người dùng sử dụng filter “trang điểm”; để trông thật chỉnh chu trước mặt công chúng. Đây là một phần cốt lõi của vấn đề, khiến người dùng một nỗi sợ là “luôn phải đẹp” trước khi hiện diện trước bất kỳ ai.

[key-takeaways title=”Cha mẹ trẻ dậy thì nên làm gì?”]

  • Cha mẹ cần cho con biết về thể trạng, cách chăm sóc bản thân.
  • Tạo cho con một không gian sống lành mạnh.
  • Ít phán xét về cơ thể dù con có “ít đẹp” hơn so với các bạn đồng trang lứa.

[/key-takeaways]

2.5 Một số vấn đề khác

Trong bài viết của Bệnh viện – Đại học The Science of Health, năm 2020, Tiến sĩ Lazebnik nói rằng; phần lớn trẻ ở tuổi dậy thì thường có những hành vi kém lành mạnh như:

  • Bắt chước bạn bè những hành vi xấu.
  • Tìm lỗi và phản kháng lại với cha mẹ.
  • Lợi dụng sức khỏe ở tuổi dậy thì và muốn biết khả năng sinh sản nên dễ nảy sinh ham muốn tình dục.
  • Trốn học, phá hoại tài sản hay thậm chí là tham gia bạo lực học đường.
  • Sợ béo phì, mặc dù cơ thể vẫn bình thường.
  • Sử dụng ngôn từ độc hại trên mạng xã hội.
  • Giấu gia đình những chuyện quan trọng; né tránh gia đình.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ ở tuổi dậy thì hỗn láo?

3. Cha mẹ nên làm gì cho con ở tuổi dậy thì?

Theo PGS.TS. Cao Tiến Đức, khuyên cha mẹ là khi trẻ có biểu hiện của các rối loạn tâm lý (như trầm cảm) ở lứa tuổi này cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy.

[key-takeaways title=”Những điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ con ở tuổi dậy thì”]

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Unicef đưa ra một số gợi ý cho cha mẹ khi có con đến tuổi dậy thì, để hỗ trợ sức khỏe tinh thần của con, bốn điều bao gồm:

  • Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc.
  • Dành thời gian chơi với con.
  • Nếu có xung đột, hãy giải quyết cùng con.
  • Cha mẹ hãy làm gương; đặc biệt là tự chăm sóc bản thân và ăn uống lành mạnh.

[/key-takeaways]

Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ hiểu thêm về những điều mà trẻ ở tuổi dậy thì nên và không nên làm những gì, để có một giai đoạn lành mạnh thật sự.