Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tác dụng của tam thất lợi hay hại cho thai kỳ và trẻ nhỏ?

Tác dụng của tam thất từ lâu đã được cả y học phương Tây và y học phương Đông ghi nhận. Từ củ, rễ, lá, thân, cho đến nụ hoa tam thất đều chứa dược tính có thể dùng để điều trị nhiều chứng bệnh.

tac-dung-cua-tam-that

Tuy vậy, không phải tác dụng của tam thất đều có lợi cho sức khỏe mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy các bà bầu và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên tìm hiểu kỹ về loại cây này trước khi dùng nhé.

Thành phần dược tính của tam thất

Tam thất chứa các thành phần hóa học bao gồm:

  • Saponin (4,42–12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxadiol
  • Các ginsenoside bao gồm Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid
  • Rễ có tinh dầu bao gồm các hoạt chất α-guaien, β-guaien và octadecan
  • Flavonoid
  • Phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol)
  • Polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A)
  • Muối vô cơ

Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe

Tam thất là một loại thảo dược có nguồn gốc từ châu Á, được dùng nhiều trong các bài thuốc của Đông y. Tác dụng của tam thất rất phong phú, song nổi bật nhất phải kể đến việc điều trị xuất huyết như chảy máu răng, ho hoặc nôn ra máu, tiểu hoặc đại tiện ra máu… 

Bên cạnh đó, tác dụng của nụ hoa tam thất hoặc tác dụng của củ tam thất còn giúp giảm sưng, điều hòa huyết áp, giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đột quỵ do xuất huyết não, tích tụ chất béo trong mạch máu, đau tim và bệnh gan.

Ngoài ra, tác dụng của tam thất còn giúp cải thiện năng lượng và khả năng vận động như giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục, chống viêm xương và thấp khớp. 

Tam thất cũng được dùng ngoài da để cầm máu, chống bầm tím hoặc sưng và để cải thiện lưu thông máu tới các cơ trên cơ thể.

tác dụng của tam thất
Tác dụng của tam thất rất tốt cho sức khỏe

Tác dụng phụ của tam thất

Mặc dù có thể giúp điều trị nhiều chứng bệnh song tác dụng phụ của tam thất cũng có thể gây tiêu cực cho sức khỏe.

1. Tác dụng của tam thất khi dùng để uống 

  • Khô miệng
  • Da đỏ ửng, phát ban
  • Hồi hộp, khó ngủ
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn và nôn

 2. Tác dụng phụ của tam thất dưới dạng thuốc dùng để tiêm 

  • Phát ban
  • Hồi hộp
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn

Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng của tam thất

Những mối quan tâm sau đây của nhiều người về tác dụng của tam thất có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về loại cây này.

1. Bà bầu có nên uống tam thất không? 

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, một trong những tác dụng của tam thất gây dị tật bẩm sinh cho thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyến cáo bà bầu nên thận trọng khi dùng tam thất, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Còn theo Marry Baby, tốt nhất bạn nên tránh dùng tam thất khi mang thai để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

tác dụng của tam thất
Những câu hỏi về tam thất sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loài cây này

2. Những ai không nên dùng tam thất?

Hoạt chất của tam thất hoạt động như estrogen, vì thế tác dụng của tam thất đối với phụ nữ là không tốt trong các trường hợp sau: 

  • Ung thư vú
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ

3. Tác dụng của tam thất Bắc tốt hơn tác dụng của tam thất Nam có đúng không?

Thực tế tam thất Bắc và tam thất Nam là hai loại cây không cùng họ với nhau. Tam thất Bắc có lá hình mác, hoa hình quả cầu màu vàng thuộc họ cuồng. Tam thất nam có thân bẹ, lá to thuộc họ dong. 

Mỗi loại tam thất chứa các hoạt tính khác nhau nên có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe con người. Vì thế, để so sánh tác dụng của hai loại tam thất này cần phải dựa trên việc điều trị một loại bệnh cụ thể.

[inline_article id=68853]

4. Tác dụng của bột tam thất và tác dụng của củ tam thất tươi có giống nhau không? 

Bột tam thất được nghiền từ củ tam thất vì vậy về cơ bản tác dụng của hai loại này là như nhau nhưng nồng độ dược tính có thể có mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Tác dụng của tam thất có lợi cho sức khỏe, nhất là trong việc điều trị các chứng bệnh về huyết áp, xuất huyết, đột quỵ và gan. Tuy nhiên, tam thất có thể gây dị tật cho thai của động vật. Vì vậy, bà bầu và phụ nữ cho con bú tốt nhất nên không dùng loại thảo dược này.

Hanako