Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Tại sao lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch? Bí kíp nấu chè thoát “ế”

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Thất tịch và tại sao ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch lại giúp mọi người thoát “ế”.

1. Lễ Thất tịch là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Thất tịch

Theo truyền thống, ngày lễ Thất tịch (Qixi Festival) sẽ diễn ra thường niên vào ngày 7/7 âm lịch. Tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung; chúng ta còn gọi là Tết Ngâu hay ngày Ông Ngâu Bà Ngâu. 

Ông Ngâu Bà Ngâu chính là câu chuyện của Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương. Chàng đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương; chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Sau khi hai người đã kết duyên vợ chồng; trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo; nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm và tiên. Để minh chứng cho tình yêu chung thủy; Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao; mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang; đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) sẽ được gặp nhau một lần.

>> Bạn có thể đọc thêm: Xem số mệnh con người qua ngày tháng năm sinh bằng Thần số học có chuẩn xác không?

2. Tại sao mọi người ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch?

Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch?
Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch?

2.1 Ăn chè đậu đỏ vì muốn thoát “ế”

Dù chỉ là chuyện tình của hai nhân vật trong truyền thuyết; nhưng chính sự chung thủy của họ đã truyền cảm hứng về niềm tin và tình yêu cho mọi người đến tận ngày nay.

Vậy tại sao người trẻ lại ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch? Theo quan niệm xa xưa ở nhiều nước phương Đông, lý do rộ lên trào lưu ăn chè đậu đỏ là vào ngày này là vì theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ là vật mang lại nhiều may mắn, màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ và hạnh phúc. Vì thế, ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch được coi là cách cầu nhân duyên, nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu; hoặc giúp cho tình cảm lứa đôi được vững bền, không bị chia cắt.

>> Bạn có thể đọc thêm: Cách khiến chàng nhớ bạn đến phát điên và không thể rời

2.2 Lưu giữ nét văn hóa đẹp về tình yêu

Nếu ở Phương Tây có ngày Valentine (14/02), thì ở người Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc; chúng ta sẽ có ngày lễ Thất tịch. Đây là một nét văn hóa đẹp tại Trung Quốc để thể hiện sự chung thủy trong hôn nhân, một tình yêu lý tưởng dù cả hai có phải cách xa nhau; hay chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần.

>> Bạn có biết: 32 dấu hiệu chàng yêu bạn rất nhiều dù không nói ra

Nếu bạn đã biết tại sao mọi người lại ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch. Tiếp theo, MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn 3 món chè đậu đỏ siêu ngon để ăn vào dịp lễ này.

3. Top 3 cách nấu chè đậu đỏ siêu ngon – Ăn để thoát “ế”

Top 3 cách nấu chè đậu đỏ siêu ngon
Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch? Vừa giữ văn hóa vừa tốt sức khỏe

3.1 Chè đậu đỏ nước cốt dừa 

Chè đậu đỏ nước cốt dừa – Ngon đến mức không cần biết tại sao phải ăn vào ngày lễ Thất tịch. Chính vì thế hãy tự tay nấu món ăn tuyệt vời này trong ngày Thất tịch nhé!

Nguyên liệu:

  • 200g đậu đỏ.
  • 200ml nước cốt dừa.
  • 20g bột bắp.
  • 1/2 muỗng cà phê muối.
  • 150g đường thốt nốt (hoặc bằng đường phèn, đường trắng).
  • 3 – 4 cọng lá dứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa đậu đỏ rồi ngâm qua đêm (6- 8 giờ) với nước có pha thêm ½ thìa cà phê muối để khi nấu đậu nhanh nhừ và không bị vỡ phần hạt.
  • Bước 2: Sau khi ngâm, xả lại đậu thật sạch và cho vào nồi với 2 lít nước, 3 – 4 cọng lá dứa và ½ thìa cà phê muối. Đậy nắp và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 30 – 45 phút (tính từ lúc nước sôi) để đậu không bị vỡ.
  • Bước 3: Kiểm tra xem đậu đã chín, mềm chưa. Nếu chưa, tiếp tục nấu cho đến khi đậu mềm. Khi đậu mềm, cho thêm đường và nấu thêm khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Trong khi chờ đậu chín, bạn có thể hòa tan 20g đậu bắp với 100ml nước, khuấy đều để bột không bị vón cục, thêm đường.
  • Bước 5: Cho phần nước cốt dừa, hỗn hợp bột bắp và đường vào nồi. Đun trên lửa vừa cho đến khi nước cốt dừa sánh lại, trong khi đun thì khuấy đều tay để tránh bị vón cục.
  • Bước 6: Múc chè đậu đỏ ra chén, thêm nước cốt dừa và thưởng thức.
Cách làm chè đậu đỏ cốt dừa
Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch?

3.2 Tại sao ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Vì chè đậu đỏ trân châu rất ngon

Tại sao bạn không thử ăn chè đậu đỏ trân châu vào ngày Thất tịch cho lạ miệng nhỉ?

Nguyên liệu:

  • 200g đậu đỏ.
  • 100g bột năng để làm trân châu.
  • 200ml nước cốt dừa.
  • 80g đường.
  • 10 – 20g bột năng để làm bột áo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm tương tự cách trên
  • Bước 2: Đổ nước sôi từ từ vào 100g bột năng với lượng vừa phải, không cho quá nhiều để tránh bị nhão.
  • Bước 3: Để nước nguội bớt, nhào bột cho thật kỹ, vắt bột thành từng cục nhỏ, vo tròn, phủ lên 1 chút bột áo để tránh bị dính và vo thành viên nhỏ.
  • Bước 4: Đậu sau khi ngâm xong thì rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước với lửa lớn khoảng 5 – 10 phút, sau đó chuyển sang lửa vừa để đậu chín, mềm, rồi chuyển sang lửa nhỏ để ninh nhừ (khoảng 20 – 25 phút).
  • Bước 5: Cho những viên bột bột năng đã vo vào nồi chè, nấu khoảng 10 phút để bột chín và mềm, thêm 80g đường (có thể gia giảm tùy khẩu vị), tí xíu muối. Nấu sôi và tắt bếp.
  • Bước 6: Đã đến lúc thưởng thức.
Tại sao bạn không thử ăn chè đậu đỏ trân châu vào ngày Thất tịch? 
Tại sao bạn không thử ăn chè đậu đỏ trân châu vào ngày Thất tịch cho lạ miệng nhỉ? 

3.3 Cách nấu chè đậu đỏ hạt sen siêu ngon 

Lý do tại sao phải ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Chè đậu đỏ hạt sen cũng là món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng mà bạn có thể thử. Để nấu chè đậu đỏ hạt sen, bạn cần chuẩn bị:

  • 100g đậu đỏ.
  • 50 g hạt sen khô hoặc 150g hạt sen tươi.
  • 1 thìa bột sắn dây hoặc bột năng.
  • 200ml nước cốt dừa.
  • 80g đường.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm đậu đỏ qua đêm tương tự cách trên
  • Bước 2: Cho hạt sen khô đã ngâm nở vào nồi ninh khoảng 10 phút, sau đó cho đậu đỏ vào và ninh nhừ (khoảng 30 – 45 phút). Nếu dùng hạt sen tươi, bạn nên ngâm đậu đến khi đậu gần mềm mới cho hạt sen vào để tránh bị bở nát.
  • Bước 3: Khi đậu và hạt sen đã chín mềm, thêm đường và khuấy đều nhẹ tay. Ninh thêm khoảng 10 phút để đường ngấm vào đậu và hạt sen
  • Bước 4: Khuấy 2 thìa bột sắn dây hoặc bột năng với một ít nước lạnh, cho vào nồi chè đang nấu, vừa đổ vừa khuấy để bột tan đều và chín. Khi bột chín hoàn toàn, chè có độ sánh thì tắt bếp.
  • Bước 5: Thưởng thức ngay

4. Ăn chè đậu đỏ không chỉ thoát “ế” mà còn rất tốt cho sức khỏe

Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch? Vừa giữ văn hóa vừa tốt sức khỏe
Tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch? Vừa giữ văn hóa vừa tốt sức khỏe

Nếu không thoát được “ế”, bạn có thể ăn chè đậu đỏ ngày lễ Thất tịch vì rất tốt cho sức khỏe. Vì đậu đỏ là 1 trong 10 nhóm thực phẩm giàu chất sắt, phốt pho và chất béo tốt.

Nếu ai đó hỏi bạn tại sao phải ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch? Bạn hãy mạnh dạn trả lời là vì rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích đậu đỏ mang lại cho bạn:

  • Cải thiện tiêu hóa, nâng cao sức khỏe đường ruột.
  • Một nghiên cứu cho thấy ăn đậu đỏ 4 lần mỗi tuần giúp giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
  • Hỗ trợ giảm cân, vì ăn đậu đỏ giúp bạn giảm cảm giác đói nhanh.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Tốt cho mật độ xương.

Kể cả khi bạn đã ăn cả chén chè đậu đỏ nhưng vẫn không thoát được “ế” cũng không sao. Chăm ăn đậu đỏ sẽ giúp bạn trông đẹp và trẻ lâu, lúc ấy ý trung nhân tự khắc xuất hiện. Hy vọng MarryBaby đã vừa giải thích tại sao mọi người lại ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch; cũng như hướng dẫn bạn cách nấu thật ngon rồi nhé!