Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Tam cá nguyệt thứ 2 và những điều mẹ cần biết

Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? là một cách hữu ích để theo dõi quá trình mang thai; vì mỗi giai đoạn sẽ có những thay đổi riêng xảy ra với mẹ bầu và em bé. Tam cá nguyệt được chia làm ba giai đoạn là tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3.

Tam cá nguyệt thứ 2 là gì?

Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn giữa của thai kỳ, từ tuần 13 đến tuần 26. Đối với nhiều mẹ bầu; một trong những điều tốt nhất về tam cá nguyệt thứ 2 là cảm giác buồn nôn, ốm nghén bắt đầu lắng xuống. Mẹ bầu hãy tranh thủ tận hưởng thời gian này để cảm thấy khỏe hơn; và tràn đầy năng lượng hơn để lên kế hoạch cho sự chào đời của con.

Điều gì sẽ xảy ra ở người mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2?

1. Thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu

Trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu có thể gặp những thay đổi về thể chất bao gồm:

  • Bụng và ngực phát triển: Tử cung mẹ bầu mở rộng để nhường chỗ cho em bé. Do đó, bụng của mẹ bầu sẽ lớn dần lên. Ngực cũng sẽ dần dần tăng kích thước.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks trong tam cá nguyệt thứ 2: Mẹ bầu có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ. Chúng có nhiều khả năng xảy ra vào buổi chiều hoặc buổi tối; sau khi mẹ bầu hoạt động thể chất hoặc quan hệ tình dục.
  • Thay đổi làn da: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai kích thích sự gia tăng các tế bào mang sắc tố (melanin) trên da. Do đó, mẹ bầu có thể nhận thấy nám da. Những thay đổi về da này là phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 2; và thường mất dần sau khi sinh. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy các đường màu nâu đỏ, đen, bạc hoặc tím dọc theo bụng, ngực, mông hoặc đùi (vết rạn da).
  • Các vấn đề về mũi: Khi trong tam cá nguyệt thứ 2, lượng hormone tăng lên và cơ thể tạo ra nhiều máu hơn. Điều này có thể khiến niêm mạc bị sưng và dễ chảy máu; dẫn đến nghẹt mũi và chảy máu cam.
  • Các vấn đề nha khoa: Mang thai có thể khiến nướu của mẹ bầu nhạy cảm hơn khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng; dẫn đến chảy máu nhẹ. Nôn mửa thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến men răng và khiến mẹ bầu dễ bị sâu răng.
  • Chóng mặt: Mang thai gây ra những thay đổi trong tuần hoàn khiến bạn có thể bị chóng mặt.
  • Chuột rút chân: Chuột rút ở chân là hiện tượng phổ biến khi quá trình mang thai tiến triển; thường xảy ra vào ban đêm.
  • Tiết dịch âm đạo: Mẹ bầu có thể nhận thấy dịch âm đạo dính, trong hoặc trắng. Đây là những biểu hiện bình thường.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Liên hệ với bác sĩ khi mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều mà không thể kiểm soát; đau buốt khi đi tiểu; nước tiểu đục hoặc có mùi nặng; hoặc mẹ bầu bị sốt hoặc đau lưng.
Thay đổi trong cơ thể người mẹ
Trong tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu có thể gặp những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần

2. Thay đổi trong cảm xúc của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 2 là gì?

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có thể cảm thấy ít mệt mỏi hơn; và xử lý được nhiều vấn đề hơn để chuẩn bị đón em bé. Mẹ bầu có thể tranh thủ khoảng thời gian để:

  • Tham gia vào các lớp sinh con.
  • Tìm bác sĩ cho em bé.
  • Đọc về nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Nếu mẹ bầu đi làm sau khi sinh con; hãy làm quen với chính sách nghỉ thai sản và tìm hiểu các lựa chọn chăm sóc trẻ.

Mẹ bầu có thể lo lắng về việc chuyển dạ, sinh nở hoặc sắp làm cha mẹ. Để giảm bớt lo lắng; hãy học càng nhiều càng tốt. Tập trung vào việc lựa chọn lối sống lành mạnh sẽ mang lại cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất.

3. Các triệu chứng khẩn cấp trong tam cá nguyệt thứ 2

Bất kỳ triệu chứng nào liệt kê sau đây đều có thể cho thấy thai kỳ của mẹ bầu có vấn đề. Đừng đợi đến buổi khám tiền sản của rồi mới nói về nó. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức khi:

  • Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút.
  • Bị chảy máu âm đạo, chảy nước âm đạo.
  • Khí hư ra nhiều, hôi, đổi màu, ngứa.
  • Chóng mặt nghiêm trọng.
  • Tăng cân nhanh (hơn 4kg mỗi tháng) hoặc đứng cân (cân không tăng), sụt cân
  • Vàng da.
  • Nôn mửa.
  • Ra nhiều mồ hôi.

Sự thay đổi và phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2 là gì

1. Tháng 4

  • Tuần 13: Các dạng nước tiểu: Khi mang thai được 13 tuần; hoặc 11 tuần sau khi thụ thai; em bé của bạn bắt đầu tạo ra nước tiểu và thải vào nước ối xung quanh. Em bé cũng nuốt một ít nước ối. Xương em bé bắt đầu cứng cáp hơn; đặc biệt là xương sọ và xương dài. Da của bé vẫn còn mỏng và trong suốt; nhưng nó sẽ bắt đầu dày lên sớm.
  • Tuần 14: Giới tính của em bé trở nên rõ ràng: Khi mẹ bầu mang thai được 14 tuần; hoặc 12 tuần sau khi thụ thai; cổ của bé đã trở nên rõ ràng hơn. Các tế bào hồng cầu đang hình thành trong lá lách của bé. Giới tính của bé sẽ rõ ràng trong tuần này; hoặc trong những tuần tới. Lúc này, em bé có thể dài gần 87 mm từ đầu đến mông; và nặng khoảng 45 gram.
  • Tuần 15: Da đầu của em bé phát triển: Khi mẹ bầu mang thai 15 tuần; hoặc 13 tuần sau khi thụ thai; em bé đang phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của xương vẫn tiếp tục; và sớm hiển thị trên hình ảnh siêu âm. Kiểu tóc trên da đầu của bé cũng đang hình thành.
  • Tuần 16: Mắt bé chuyển động: Khi mang thai được 16 tuần; hoặc 14 tuần sau khi thụ thai; đầu của bé đã cứng cáp. Mắt của em bé có thể di chuyển từ từ. Tai gần đạt đến vị trí cuối cùng. Da của bé ngày càng dày. Các cử động chân tay của bé đang trở nên nhịp nhàng; và có thể được phát hiện khi khám siêu âm. Tuy nhiên, những chuyển động này vẫn còn quá nhẹ để bạn có thể cảm nhận được. Lúc này, em bé của bạn có thể dài hơn 120 mm từ đầu đến mông; và nặng gần 110 gram.

2. Tháng 5

  • Tuần 17: Móng chân của bé phát triển: Khi mang thai được 17 tuần; hoặc 15 tuần sau khi thụ thai; móng chân bắt đầu phát triển. Em bé đang trở nên năng động hơn trong túi ối; bé sẽ lăn và lật. Trái tim của bé bơm khoảng 100 lít máu mỗi ngày.
  • Tuần 18: Bé bắt đầu nghe: Mười tám tuần sau khi mang thai; hoặc 16 tuần sau khi thụ thai; tai của bé bắt đầu phát triển ở hai bên đầu. Bé có thể bắt đầu nghe thấy âm thanh. Mắt bắt đầu hướng về phía trước. Hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu hoạt động. Lúc này, em bé của bạn có thể dài 140 mm từ đầu đến mông; và nặng 200 gram.
  • Tuần 19: Bé phát triển lớp phủ bảo vệ: Khi bạn mang thai được 19 tuần; hoặc 17 tuần sau khi thụ thai; sự phát triển chậm lại. Một lớp phủ như pho mát béo ngậy được gọi là vernix caseosa bắt đầu bao phủ con (chất rây). Vernix caseosa giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi trầy xước, nứt nẻ do tiếp xúc với nước ối. Đối với các bé gái; tử cung và ống âm đạo đang hình thành.
  • Tuần 20: Nửa chặng đường: Nửa chừng của thai kỳ; hoặc 18 tuần sau khi thụ thai; bạn có thể cảm nhận được chuyển động của em bé (nhanh hơn). Con bạn thường xuyên ngủ và thức giấc. Em bé có thể bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc chuyển động của mẹ bầu. Lúc này, em bé có thể dài khoảng 160 mm từ đầu đến mông; và nặng hơn 320 gram.

Sự thay đổi và phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2

[inline_article id=91935]

3. Tháng 6

  • Tuần 21: Bé có thể mút ngón tay cái của mình: 21 tuần sau khi mang thai; hoặc 19 tuần sau khi thụ thai; em bé của bạn được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp lông tơ mịn gọi là lanugo. Lớp lanugo giúp tránh các vết nấm vernix caseosa trên da. Phản xạ mút cũng đang phát triển; cho phép bé mút ngón tay cái của mình.
  • Tuần 22: Tóc của em bé mọc: 22 tuần sau khi mang thai; hoặc 20 tuần sau khi thụ thai; lông mày và tóc của em bé đã thấy rõ. Chất béo nâu cũng đang hình thành; nơi sản sinh nhiệt. Đối với con trai, tinh hoàn đã bắt đầu sa xuống. Lúc này, em bé của bạn có thể dài 190 mm từ đầu đến mông; và nặng khoảng 460 gram.
  • Tuần 23: Dấu vân tay và dấu chân hình thành: 23 tuần sau khi mang thai; hoặc 21 tuần sau khi thụ thai; em bé của bạn bắt đầu có chuyển động mắt nhanh. Các đường rãnh cũng hình thành ở lòng bàn tay và lòng bàn chân mà sau này sẽ tạo dấu vân tay và vân chân. Em bé của bạn có thể bắt đầu nấc, gây ra cử động giật cục.
  • Tuần 24: Da bé nhăn nheo: Khi bạn mang thai được 24 tuần; hoặc 22 tuần sau khi thụ thai; da của bé nhăn nheo, trong mờ và có màu đỏ hồng vì có thể nhìn thấy máu trong các mao mạch. Lúc này, em bé của bạn có thể dài khoảng 210 mm từ đầu đến mông; và nặng hơn 630 gram.

4. Tháng 7

  • Tuần 25: Bé phản ứng với giọng nói của bạn: Khi mang thai được 25 tuần; hoặc 23 tuần sau khi thụ thai; em bé của bạn có thể phản ứng với những âm thanh quen thuộc, chẳng hạn như giọng nói của bạn, bằng cử động. Em bé của bạn đang dành phần lớn thời gian ngủ của mình để chuyển động mắt nhanh; mắt chuyển động nhanh ngay cả khi mí mắt đang nhắm.
  • Tuần 26: Phổi của bé phát triển: Khi mang thai được 26 tuần; hoặc 24 tuần sau khi thụ thai; phổi của bé bắt đầu sản xuất chất cho phép các túi khí trong phổi phồng lên; và giữ cho chúng không bị xẹp xuống và dính vào nhau khi chúng xì hơi. Lúc này, em bé của bạn có thể dài 230 mm từ đầu đến mông; và nặng gần 820 gram.
  • Tuần 27: Tam cá nguyệt thứ 2 kết thúc: Tuần này đánh dấu sự kết thúc của tam cá nguyệt thứ hai. Ở tuần thứ 27; hoặc 25 tuần sau khi thụ thai; hệ thần kinh của bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Bé cũng tăng mỡ, giúp da dẻ mịn màng hơn.

Bà bầu cần làm gì trong tam cá nguyệt thứ 2?

1. Tập thể dục nhẹ nhàng

Những bài thể dục chuẩn bị cho quá trình sinh nở khá quan trọng và bạn không nên bỏ qua chúng, nhất là trong giai đoạn này. Vậy bài tập phù hợp cho tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và yoga. Đặc biệt, yoga sẽ giúp mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 giảm căng thẳng và các chứng đau cơ.

Tham gia một lớp yoga dành cho thai phụ không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn là nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các mẹ.

2. Đi kiểm tra định kỳ

Để đảm bảo an toàn cho bạn và bé cưng trong suốt thai kỳ, bạn không thể bỏ qua một buổi kiểm tra nào. Lịch trình kiểm tra trong giai đoạn này gồm có:

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp, bề cao tử cung, vòng bụng của mẹ, sự phát triển chiều dài, cân nặng của thai nhi theo từng tháng.
  • Xét nghiệm Triple test hoặc NIPT nếu chưa làm các xét nghiệm này trong tam cá nguyệt đầu.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tiền sản giật, đái tháo đường, và viêm bàng quang (nếu có).
  • Từ tuần thứ 16-22, siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra độ dài cổ tử cung.
  • Từ tuần 20-26, siêu âm hình thái để kiểm tra sự phát triển các cơ quan thai nhi.
Kiểm tra định kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2
Mẹ cần khám thai đều đặn trong giai đoạn này

3. Mua đồ dùng cho tam cá nguyệt thứ 2

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng bạn đã to hơn trước rất nhiều và bạn không thể tận dụng được những chiếc áo rộng để che bụng như trước nữa. Bạn nên mua cho mình thêm một vài bộ đồ bầu mới. Tuy nhiên, cũng không nên mua quá nhiều. Vì sang tam cá nguyệt thứ ba, bụng bạn sẽ to hơn nữa và có thể chúng sẽ không còn phù hợp.

4. Chăm sóc da trong tam cá nguyệt thứ hai

Tử cung lớn hơn đồng nghĩa với việc bụng bạn sẽ rạn nứt nhiều hơn. Vì vậy mẹ không được bỏ qua việc chăm sóc da mỗi ngày đâu nhé! Thực tế, có khoảng 20% các mẹ bầu không gặp vấn đề về rạn da. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn hơn.

Bạn nên chăm sóc trước khi da bắt đầu hình thành vết rạn. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước và sử dụng các sản phẩm tăng độ ẩm cho da.

5. Lên kế hoạch tài chính

Khi gia đình có thêm một thành viên mới, bạn sẽ phải chi tiêu thêm rất nhiều. Để tránh tiêu pha “quá tay”, bạn nên có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng và chi tiết trước khi sinh.

Bạn cần liệt kê những chi phí trong gia đình, chi phí mua đồ đặc, phí sinh con… Nếu được, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước.

6. Du lịch trong tam cá nguyệt thứ 2

Nếu bạn muốn tận hưởng quãng thời gian của hai vợ chồng trước khi chào đón thành viên mới, đây là lúc thích hợp nhất. Lúc này, bạn không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề sảy thai và cũng không quá nặng nề.

Bạn có thể cùng anh xã thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày. Tuy nhiên, không nên đi quá xa nhé! Và bạn cũng nên chuẩn bị cho mình đầy đủ đồ dùng cũng như thực phẩm cần thiết để tránh không phù hợp với nơi bạn đến.

Du lịch trong tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Đây là giai đoạn lý tưởng để mẹ đi du lịch

7. Chuẩn bị đồ dùng cho bé

Mặc dù còn khá sớm nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước một vài thứ cho bé cưng của mình. Những thứ mắc tiền như nôi, xe đẩy, giường… bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Gần đến ngày sinh, bạn sẽ có thêm nhiều thứ phải quan tâm và mua sắm nữa.

8. Kiểm tra răng định kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2

Theo nhiều nghiên cứu, các bệnh về răng miệng có thể làm tăng khả năng sảy thai và sinh non. Vì vậy, bạn nên đi khám răng định kỳ để có ngăn ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

9. Chọn tư thế ngủ

Tư thế ngủ phù hợp trong tam cá nguyệt thứ 2 là gì, mẹ có được nằm ngửa không? Từ tuần thứ 21, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý tư thế ngủ của mình để giữ an toàn cho bé cưng.

Các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngửa vì như vậy sẽ làm tăng áp lực lên thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bạn có thể ngủ ở tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất.

10. Tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì? Nuôi dưỡng cơ thể

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên cung cấp thêm cho cơ thể khoảng 300 calo mỗi ngày. Một chế độ ăn khoa học với đầy đủ dưỡng chất và rau xanh là tuyệt vời nhất. Cũng đừng quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nữa nhé mẹ.

Đến đây mẹ đã hiểu tam cá nguyệt thứ 2 là gì rồi nhỉ?Nhìn chung, tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn dễ thở nhất đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, sự thay đổi thể chất và cảm xúc trong giai đoạn này vẫn cần được mẹ bầu quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng để chuẩn bị cho tam cá nguyệt cuối cùng; và đón con chào đời.