Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ 6 tuổi: Những cột mốc phát triển về tâm lý và thể chất

Vậy cha mẹ đã biết, trẻ 6 tuổi sẽ phát triển và đạt đến những cột mốc nào chưa? Nếu cha mẹ cũng đang tìm hiểu về các cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi thì mời cha mẹ đọc tiếp nội dung sau đây.

Sự phát triển thể chất của trẻ 6 tuổi

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 6, cha mẹ có thể sẽ thấy con phát triển và bỗng cao lớn hơn nhiều so nhiều so với một năm trước đó. Cha mẹ biết không, thông thường trẻ trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi, mỗi năm con có thể sẽ tăng thêm từ 6 – 7 cm chiều cao và nặng hơn từ 2 – 3 kg.

[key-takeaways title=”Khả năng vận động của trẻ 6 tuổi:”]

  • Nhảy dây, lái xe đạp
  • Tích cực tham gia các hoạt động và ham chơi
  • Con có khả năng kiểm soát hành vi, chuyển động của cơ thể tốt hơn.
  • Con có thể phối hợp các cử động tay chân, con hoàn toàn có thể tự đánh răng và làm một số việc vệ sinh cá nhân mà không cần cha mẹ hỗ trợ nữa.

[/key-takeaways]

Giai đoạn này đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự tăng trưởng vượt trội về mặt thể chất và khả năng vận động của con. 

Đối với cha mẹ, trẻ ở giai đoạn 6 tuổi hoặc ở bất kỳ độ tuổi nào, việc quan trọng nhất đó chính là con phát triển bình thường và khỏe mạnh, chứ không phải là ‘con phải phát triển theo tiêu chuẩn’. Vì thời điểm phát triển ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, nhưng cũng có trường hợp cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con không cao lớn như các bé cùng trang lứa. Tuy nhiên cũng sẽ có một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm phát triển mà nội dung bài viết có nhắc đến bên dưới.

Sự phát triển suy nghĩ của trẻ 6 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có thể tập trung chú ý lâu hơn so với một vài năm trước đó. Ngoài ra con còn hiểu và phân biệt được các khái niệm thời gian như hôm nay, ngày mai, hôm qua, bốn mùa thay đổi, bắt đầu biết nhận diện sự khác nhau giữa các mặt chữ.

Con bắt đầu biết suy nghĩ chủ động để hiểu được như thế nào là đúng hoặc sai, hiểu được ý kiến của cha mẹ và của con. Điều này giúp con kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các bạn cùng lứa mà con tiếp xúc.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Tăng khả năng tập trung
  • Có suy nghĩ kỹ hơn trước khi nói và hành động
  • Phân biệt sự khác biệt giữa hai sự vật và hiện tượng tốt hơn.

[/key-takeaways]

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

Sự phát triển về cảm xúc của trẻ 6 tuổi

Chính vì hiểu được suy nghĩ của bản thân và mọi người xung quanh nên con cũng thường xuyên bộc lộ cảm xúc hơn. Tuy nhiên, theo thông tin từ Raising Children Network, mặc dù trẻ biết bộc lộ cảm xúc nhưng con sẽ thường kìm nén, đặc biệt là cảm xúc tức giận và buồn bã. Do đó, cha mẹ cũng nên tạo không gian và hướng dẫn con cách bày tỏ cảm xúc, kể cả đó là cảm xúc gì. 

Sự phát triển về mặt suy nghĩ và cảm xúc ở trẻ 6 tuổi đã thúc đẩy con muốn tự lập hơn, nhưng con vẫn cần đến sự quan tâm của cha mẹ, để con giữ được kết nối với gia đình và người thân. Ở giai đoạn này, trẻ thích được cha mẹ động viên, khen thưởng về những điều con làm được. Đồng thời con cũng bắt đầu biết sợ, sợ bị la mắng, chỉ trích, sợ thất bại, sợ bị hù dọa.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Thích thể hiện các kỹ năng của mình
  • Cải thiện các kỹ năng tự kiểm soát
  • Bộc lộ và duy trì cảm xúc ổn định.

[/key-takeaways]

Sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ 6 tuổi

Điểm đặc trưng của sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ 6 tuổi là con nói rất nhiều, luyên thuyên cả ngày và thậm chí là nói một mình.

Điểm sáng trong việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của con là con nói được một câu dài, đủ ý. Đôi lúc con còn ngồi nói chuyện với người lớn, mặc dù con vẫn gặp khó khăn trong việc trình bày, biểu đạt hoặc kể lại một câu chuyện nào đó. Đây là giai đoạn mà con tiếp thu và học từ vựng mới rất nhanh, mỗi ngày con có thể học từ 5 – 10 từ vựng mới.

Con cũng hiểu được những câu chuyện cười và chuyện hài của người lớn. Con nghe, học và bắt chước để kể lại và giỡn lại. Chính vì vậy mà cha mẹ và người thân cần chú ý hơn đến việc kể những câu chuyện cho trẻ, tránh con học theo những cách dùng từ ngữ không phù hợp.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Hoạt ngôn
  • Tiếp thu từ vựng mới rất nhanh, ba mẹ nên tham khảo thêm cách dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ sao cho hiệu quả
  • Nghe và hiểu được những câu chuyện dài và có thể liên kết các ý lại với nhau.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi

Ở độ tuổi này, con quan tâm nhiều đến tình bạn và tinh thần đội nhóm nên con thường sẽ muốn được bạn bè và mọi người yêu mến. Ngoài ra, con cũng biết suy nghĩ về tương lai, muốn thể hiện sự tập lập và trưởng thành của bản thân thông qua việc tự làm một vài thứ trong khả năng của bản thân.

Do đó, theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC, để hỗ trợ tốt cho sự phát triển nhận thức xã hội của con, cha mẹ nên:

  • Hỏi con về những người bạn trong lớp của con, khuyến khích con kể về các bạn.
  • Chia sẻ thêm với con về những câu chuyện có liên quan đến sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
  • Cha mẹ chủ động trao đổi với thầy cô trong trường học, để hai bên hiểu hơn về cách giảng dạy và sự mong đợi trong việc giáo dục một đứa trẻ.
  • Tạo điều kiện cho con đối mặt với nhiều thử thách, khuyến khích con tự giải quyết vấn đề và tự vượt qua.
  • Khi có cơ hội hãy để con tham gia các hoạt động cộng đồng, đội nhóm như tham gia một đội bóng, câu lạc bộ văn nghệ hoặc bất kỳ cơ hội làm tình nguyện viên nào.

[key-takeaways title=”Cột mốc phát triển quan trọng”]

  • Mong muốn cho thấy sự độc lập của mình.
  • Chú ý nhiều hơn tới tình bạn và tinh thần đồng đội
  • Mong muốn được chấp nhận và yêu thích bởi các bạn và mọi người xung quanh.

[/key-takeaways]

Sự phát triển nhận thức xã hội của trẻ 6 tuổi
Giai đoạn 6 tuổi là thời điểm mà con muốn thể hiện kỹ năng và năng lực của bản thân

Những cột mốc phát triển khác

Giai đoạn trẻ 6 tuổi là thời điểm mà con chuẩn bị vào lớp một hoặc đã được đi học các lớp mầm non trước đó. Đây là giai đoạn mà con sẽ phải tập làm quen với những quy luật, quy định, luật lệ mới do thầy cô và trường học đưa ra.

Điểm tốt là con sẽ lễ phép hơn với người lớn, với cha mẹ, với thầy cô và biết tôn trọng bạn bè. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi việc thỉnh thoảng con mệt mỏi sau một ngày dài đi học và cảm thấy buồn nếu gặp vấn đề với các bạn khác trong lớp.

[key-takeaways title=”Các cột mốc phát triển khác”]

  • Biết sử dụng các chữ cái để ghép thành tên của trẻ
  • Biết trả lời họ và tên, địa chỉ nhà, ngày sinh hoặc tên ba tên mẹ nếu được hỏi
  • Trẻ hiểu được vì sao con phải tuân thủ các quy tắc và các luật lệ ở lớp học.

[/key-takeaways]

Điều cha mẹ nên làm để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển tối đa

Đọc đến đây chắc hẳn cha mẹ đã hiểu được rõ hơn về các mốc phát triển của trẻ 6 tuổi. Sau đây là những điều cha mẹ nên làm để tạo điều kiện cho con được phát triển tốt nhất.

  • Khuyến khích con hoạt động thể chất: Cha mẹ rủ con hoạt động thể thao cùng, chơi đá bóng, cầu lông, đạp xe, đi bộ…
  • Tập cho con làm công việc nhà: Một vài việc đơn giản mà một đứa trẻ 6 tuổi có thể làm là xếp quần áo của con, phụ ba mẹ dọn đồ ăn ra bàn, lau bàn sau khi ăn… Dạy con cách hợp tác với cha mẹ trong các việc hàng ngày.
  • Để con tự do: Tạo cho con không gian và thời gian để con được chơi tự do, bất kể là chơi ngoài trời, trong nhà, sân vận động hay bất cứ đâu.
  • Dành thời gian chất lượng cho con: Thời gian bên con bao lâu không quan trọng bằng việc khoảng thời gian đó có chất lượng hay không. Cha mẹ hãy nói chuyện với con, khuyến khích con đặt câu hỏi, trả lời con, hỏi lại con để con tập lý luận…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đặc biệt lưu ý, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây chứng tỏ trẻ đang gặp phải vấn đề liên quan đến sự phát triển của con.

  • Ngôn ngữ, giao tiếp: Trẻ chậm hiểu, chậm nói, không thể nói thành câu trọn vẹn và cũng không kịp hiểu các ý của cha mẹ trong những câu giao tiếp bình thường.
  • Cảm xúc, hành vi: Con thờ ơ, ít bộc lộ cảm xúc hoặc nổi cơn thịnh nộ bộc phát khi không đạt được điều mình muốn. Trẻ khó kết nối với mọi người xung quanh; không tương tác với người khác.
  • Hoạt động hàng ngày: Trẻ khó ngủ, không thể ngủ xuyên đêm, quậy phá một cách bất thường hoặc cũng có thể gọi là nói mà không nghe lời; xuất hiện nhiều hành vi thách thức/phản kháng… 
Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ 6 tuổi phát triển
Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhà, tham gia các hoạt động trong ngày nhiều hơn

Câu hỏi thường gặp

Trẻ 6 tuổi nặng bao nhiêu kí-lô (kg)?

Theo Tổ chức Y tế thế giới – WHO, cân nặng chiều cao của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn là:

  • Cân nặng đạt chuẩn của bé gái 6 tuổi là 20.2kg (trung bình).
  • Cân nặng đạt chuẩn của bé trai 6 tuổi là 20.5kg (trung bình).

[summary title=””]

Tổ chức sức khỏe trẻ em – CHOC Health Hub, khuyến nghị cha mẹ không nên ép trẻ ăn hoặc uống quá nhiều các loại vitamin bổ sung để tăng chiều cao, tăng cân, tăng trí thông minh… vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Việc cha mẹ chấp nhận con như con vốn là (vô điều kiện) là cách tốt nhất để con phát triển lòng tự trọng một cách lành mạnh và hun đúc cho sự kết nối sâu sắc giữa con và cha mẹ. 

[/summary]

[inline_article id=319649]

Làm sao để biết là một đứa trẻ 6 tuổi đang phát triển bình thường?

Dấu hiệu của một đứa trẻ phát triển bình thường là trẻ ăn uống bình thường, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động và không mắc các bệnh lý đặc biệt.

[key-takeaways title=”Một số bệnh thường gặp ở trẻ:”]

[/key-takeaways]

Về chiều cao và cân nặng của trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ vui lòng tham khảo ‘bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của bé từ 0 – 18 tuổi theo WHO’.

Làm sao để biết con phát triển bình thường
Trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, vui chơi bình thường là dấu hiệu cho thấy con phát triển bình thường

Kết luận

Trẻ 6 tuổi là giai đoạn quan trọng mà con bắt đầu phát triển vượt trội về mặt thể chất và hiểu biết hơn về mặt nhận thức xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của cột mốc phát triển ở trẻ 6 tuổi sẽ giúp cha mẹ ý thức được nhiều hơn trong việc giáo dục, nuôi dạy và chăm sóc con.

Nội dung bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin quan trọng để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ, cụ thể là khi con bước sang độ tuổi này.

[recommendation title=””]

Chuyên mục ‘Cột mốc phát triển’ đăng tải những nội dung xoay quanh các cột mốc phát triển quan trọng mà trẻ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục một cách cẩn thận.

[/recommendation]