Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

7 Điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

Vì thế, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Khi lên thực đơn cho con, mẹ cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng MarryBaby khám phá ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Vai trò của dinh dưỡng đối với việc phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì ở mỗi trẻ thường sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ bước vào giai đoạn dậy thì trong khoảng từ 11 tuổi (đối với trẻ em gái) và 12 tuổi (đối với trẻ em trai) và kết thúc khi trẻ được khoảng 15-16 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi trên cơ thể, chẳng hạn như chiều cao tăng đáng kể, các bé gái bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, các bé trai có giọng trầm hơn (hay còn gọi là hiện tượng bể giọng),…

Trong quá trình trẻ phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì, việc xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng là yếu tố chiếm đến 32% khả năng tác động đến chiều cao của trẻ. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất, cao hơn cả yếu tố di truyền (23%) và rèn luyện (22%).

Top 7 điều mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15

thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất

Khi nhắc đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, nhiều người chỉ tập trung vào các loại thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 nói riêng và độ tuổi dậy thì nói chung cần cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm – tinh bột – chất béovitamin và các khoáng chất khác.

>>> Bạn có thể xem thêm:

Không bổ sung quá nhiều canxi

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cải xoăn,… vào trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 của trẻ chính là chìa khóa giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng trong giai đoạn từ 14-18 tuổi, cơ thể của trẻ chỉ cần 1.300mg canxi/ngày mà thôi.

Việc bổ sung canxi quá mức cần thiết có thể gây táo bón, thậm chí dẫn đến tình trạng sỏi thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phải có đầy đủ 3 bữa chính

Một trong những nguyên tắc ăn uống quan trọng nhất để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não chính là không bỏ bữa. Mỗi ngày, trẻ cần ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. 

Mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và món ăn của trẻ

Một lưu ý cho mẹ khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 cho trẻ chính là nên hạn chế cho trẻ ăn một món ăn hoặc một loại thực phẩm liên tục trong nhiều ngày.  Thay vào đó, cần thường xuyên thay đổi các món ăn, đa dạng hóa các loại thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử bày trí theo nhiều cách khác nhau để tạo cảm hứng cho con trong việc ăn uống.

Lên thực đơn dựa trên nhu cầu của trẻ

Một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chính là thực đơn phù hợp với nhu cầu – sở thích của trẻ. Mẹ nên dựa trên thể trạng của trẻ để xác định con cần bổ sung những nhóm chất nào.

Ngoài ra, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn mà trẻ thích vì điều này sẽ giúp trẻ có thể ăn ngon hơn.

Không có thực đơn tăng chiều cao trong 1 tuần

Việc tăng chiều cao ở trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì là một hành trình dài và cần có sự kiên nhẫn. Sẽ không thể có bất kỳ sự thay đổi ngắn nào chỉ trong 1-2 tuần. Do đó, mẹ nên đồng hành cùng trẻ và giúp trẻ kiên nhẫn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để chờ đợi kết quả sau một khoảng thời gian thay đổi chế độ ăn uống mẹ nhé!

thực đơn ăn uống tăng chiều cao

Dinh dưỡng không phải là tất cả

Tuy một thực đơn ăn uống tăng chiều cao phù hợp có thể hỗ trợ trẻ cải thiện chiều cao của mình như mong đợi nhưng điều này không đồng nghĩa với việc dinh dưỡng là tất cả những gì trẻ cần để có thể phát triển thể chất.

Để trẻ có thể cải thiện chiều cao của mình, bên cạnh việc xây dựng cho con thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ có lối sống lành mạnh:

  • Tập thể dục thể thao: Các hoạt động như bóng đá, cầu lông, bơi lội, tập yoga, chạy bộ,… đều có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Trong khoảng 22 giờ đến 1 giờ, tuyến yên sẽ sản xuất nội tiết tố tăng trưởng và giúp xương được phát triển tốt nhất. Do đó, mẹ nên nhắc nhở trẻ đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ để tăng chiều cao tốt hơn. 
  • Uống đủ nước: Nước đưa các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Do đó, việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ các món ăn trong thực đơn mà mẹ xây dựng cho con, từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao của mình.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của trẻ, làm chậm quá trình phát triển và khiến trẻ không thể cải thiện chiều cao như ý muốn. Mẹ nên hướng dẫn trẻ cụ thể về tác hại của việc sử dụng các chất kích thích để tránh trẻ tò mò và dùng thử.

15 tuổi – cuối giai đoạn dậy thì, trẻ vẫn có thể cao hơn nếu có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, đừng bỏ qua các lưu ý để có thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 15 chuẩn chỉnh nhất cho con yêu mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi chuẩn WHO là bao nhiêu?

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi từ WHO là chuẩn cơ bản nhất cho cha mẹ tham khảo. Sau đây là nội dung chi tiết về chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi cho cha mẹ tham khảo.

1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Theo đó bé gái cao 109,4cm và nặng khoảng 18,2kg; bé trai cao 110cm và nặng khoảng 18,3kg.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không phải là con số cố định nên bé nào có lệch chuẩn thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Để xác định xem chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi khi nào có nguy cơ suy dinh dưỡng hay béo phì; cha mẹ căn cứ vào dữ liệu sau:

Đối với bé gái 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 13,7kg và Béo phì khi trên 24,9kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 99.9cm.

Đối với bé trai 5 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 14,1kg và Béo phì khi trên 24,2kg.
  • Nguy cơ Thấp còi khi dưới 100.9cm.

>> Xem thêm: Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

2. Cách đo chiều cao và cân nặng chính xác cho trẻ 5 tuổi

Với trẻ trên 5 tuổi, lúc này trẻ đã lớn, cách đo chiều cao cho trẻ tương tự như với người lớn.

Cách đo chiều cao cho trẻ 5 tuổi:

  • Bước 1: Cho trẻ đứng thẳng, đi chân không, lưng quay vào tường.
  • Bước 2: Áp sát người vào tường (đầu, chân, mông… đều phải áp sát tường); mắt nhìn thẳng, 2 tay xuôi theo thân.
  • Bước 3: Sử dụng thước đo chiều cao cố định hoặc thước dây. Thước đo phải thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch 0 sát sàn nhà.
  • Bước 4: Đo và ghi lại chiều cao của con vào sổ.

Ngoài ra, mẹ có thể theo dõi chiều cao của con bằng cách dùng bút vạch đánh dấu chiều cao vào tường; trung bình 6 tháng một lần mẹ đo để so sánh với vạch cũ xem con có phát triển chiều cao hay không.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Những bài tập thể dục, nhảy múa cũng giúp bé tăng chiều cao

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi

Để con yêu đạt chuẩn chiều cao và cân nặng như bảng trên, bố mẹ cần biết có những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Theo các chuyên gia sức khỏe, chiều cao và cân nặng của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Một số yếu tố quan trọng gồm:

3.1 Yếu tố gen di truyền

Yếu tố di truyền từ cha mẹ có tác động đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Đồng thời, các yếu tố như cân nặng, lượng mỡ thừa, nhóm máu; sẽ tác động đến kích thước của các cơ quan trong cơ thể trẻ.

3.2 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động nhiều đến sự phát triển của một đứa trẻ. Nếu trẻ biếng ăn; có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; hoặc ăn không đủ chất thì con sẽ gầy gò, ốm yếu, thấp còi.

Ngược lại, nếu cha mẹ áp dụng một chế độ ăn giàu các dưỡng chất, cân đối, lành mạnh; con sẽ có sự phát triển về cả chiều cao và cân nặng. Đặc biệt, mẹ nên lưu ý bổ sung đủ canxi cho con để giúp xương, răng chắc khỏe; giúp trẻ 5 tuổi phát triển vượt bậc về chiều cao và cân nặng.

Với trẻ 5 tuổi trở lên; để con phát triển toàn diện và đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi; mẹ chỉ cần cho con ăn giống bữa ăn của người lớn. Bên cạnh đó, mẹ ưu tiên các món nhiều dưỡng chất; hạn chế đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán… Những thực phẩm này chỉ khiến trẻ béo phì mà không có sự tăng về chiều cao.

Chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi & chế độ dinh dưỡng

3.3 Các bệnh lý mạn tính

Nếu trẻ mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng hoặc từng phải phẫu thuật cũng sẽ có sự phát triển chậm so với những đứa trẻ bình thường.

Vì vậy, với những đứa trẻ này, điều tiên quyết là bố mẹ phải tìm cách chữa khỏi bệnh cho con; tăng cường bồi dưỡng để con đạt được mức trung bình theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ 5 tuổi như trên.

3.4 Sự vận động và rèn luyện thể thao

Ngày nay, trẻ em bị thừa cân, béo phì ngày càng nhiều vì trẻ không thích vận động mà chỉ tập trung vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, iPad.

Tình trạng lười vận động, hạn chế tập luyện không những làm cho trẻ có sức đề kháng yếu mà còn ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ 5 tuổi. Trẻ dễ bị béo phì, cơ xương và khớp không phát triển dẫn tới bị thấp lùn.

Cha mẹ hãy khuyến khích con năng vận động, chạy nhảy; nếu có điều kiện hãy tạo cơ hội cho con chơi các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như chơi bóng rổ, bơi lội, đu xà, đạp xe…

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi
Hãy tạo cơ hội cho trẻ 5 tuổi chơi các môn thể thao giúp rèn luyện thân thể, tăng cường chiều cao và cân nặng

3.5 Giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc và ngủ trước 10 giờ tối giúp xương phát triển. Bởi khi ngủ, cơ thể trẻ giải phóng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần lúc con thức.

Trên đây là tất cả thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bố mẹ trong việc nuôi dạy con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

8 cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi

Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi là điều cha mẹ có con phát triển ở giai đoạn này luôn quan tâm. Để con cao lớn tối ưu như mong muốn, bạn cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn và việc tập luyện thể thao của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

 

Không có bí quyết nào giúp con trẻ tăng chiều cao vượt bậc chỉ trong một đêm. Trên thị trường online có nhiều loại thuốc được quảng cáo rầm rộ nói về việc phát triển chiều cao cho bé chỉ trong một thời gian ngắn. Song điều này thật không đáng tin vì chưa có nhiều tác dụng thực tế.

Ngược lại, việc sử dụng những loại thuốc không kê đơn và không đảm bảo có thể dẫn tới ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thậm chí, việc này còn có thể ngăn cản sự phát triển tự nhiên của các bé nữa. Do đó, phụ huynh cần cẩn trọng khi cho con sử dụng các loại thuốc/ thực phẩm bổ sung, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng nhé!

Khi trẻ mới 10 tuổi, quá trình tăng chiều cao sẽ vẫn còn dễ dàng. Quá trình này cần bạn và con kiên trì, nỗ lực thực hiện các cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi trong một thời gian dài để thấy kết quả cuối cùng. Do đó, đừng quá nôn nóng, hãy nhớ rằng “dục tốc, bất đạt”, bạn nhé. Hãy cùng Marry Baby điểm qua những cách làm sau đây để giúp con tăng trưởng chiều cao tốt nhất.

1. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Chế độ ăn cân bằng

Bước đầu tiên để có chiều cao tối ưu chính là áp dụng chế độ ăn cân bằng. Nếu muốn có thân hình cao lớn khi trưởng thành thì bây giờ các bé phải tránh xa những thực phẩm như burger, nước ngọt và khoai tây chiên. Thay vì để con bị các loại thức ăn vặt thiếu dưỡng chất, vitamin…, bạn nên hướng trẻ sang chế độ ăn uống khoa học, cần đủ protein, chất béo, carbohydrate… Chế độ ăn uống đúng không chỉ giúp con phát triển nhanh mà còn có cơ thể khỏe mạnh.

Vì đang ở độ tuổi phát triển cần đầy đủ các dưỡng chất nên con không phải kiêng khem quá mức. Các con có thể ăn đủ các món trong chừng mực và tuyệt đối không ăn những thực phẩm có chứa carbohydrate và chất béo cùng một lúc. Ngoài ra, trẻ cũng cần tránh xa các loại carbohydrate đơn có trong bánh, kẹo, pizza, nước có gas và bánh ngọt.

Việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ protein nạc (thịt gia cầm trắng, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa…) là một phần cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh. Những protein nạc này sẽ giúp các con xây dựng cơ bắp, tăng cường xương và kích thích cơ thể phát triển.

Ngoài ra để phát triển chiều cao, trẻ cũng cần phải bổ sung thức ăn có nhiều vitamin D và canxi. Các loại rau màu xanh và các chế phẩm từ sữa là những nguồn thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm (có nhiều trong mầm lúa mì, hạt bí, đậu phộng, cua và bí ngô…) cũng là một chất cần thiết trong việc kích thích cơ thể tăng trưởng.

2. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Bài tập kéo dãn cơ thể

Các bài tập kéo dãn cơ thể là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng chiều cao cho con. Các bài tập này thường rất đơn giản và dễ thực hiện nên các bé có thể tập mỗi ngày và tập bất kỳ khi nào bé muốn.

Bài tập đầu tiên và dễ dàng nhất là bé đứng dựa lưng vào tường. Các bé giơ hai tay lên đầu và cố gắng vươn tay xa nhất có thể để kéo dãn phần cánh tay và lưng trên. Lúc này hai bàn chân bé cố định trên mặt đất, không cần nhón chân. Kế tiếp, bé ngồi xổm xuống, đầu ngón chân nhón. Động tác này sẽ giúp bé kéo căng các cơ ở chân. Bài tập này có thể thực hiện 10 lần mỗi ngày.

Một bài tập khác mà bạn có thể hướng dẫn con tập là để bé ngồi trên sàn, hai chân tách ra với độ rộng ngang vai. Bé cong eo, gập người lại, đưa tay về phía trước, duỗi người sao cho các ngón tay chạm được ngón chân bên trái. Sau đó thì bé quay lại vị trí ban đầu và lặp lại để ngón tay chạm ngón chân bên phải. Các con có thể thực hiện mỗi bên chân 4 lần như vậy mỗi ngày. Bài tập này giúp kéo dài cột sống của trẻ, đồng thời giúp cải thiện tư thế, tránh những ảnh hưởng xấu lên cột sống của các con.

3. Bài tập đu xà ngang

Bài tập đu xà có hiệu quả tốt trong việc kéo dài và duỗi thẳng cột sống của con. Đây cũng là một bài tập tuyệt vời để thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể. Do đó, bạn nên khuyến khích con trẻ tập bài tập này. Nếu trong nhà không có xà ngang để chơi thì các bé hoàn toàn có thể đến công viên chơi cùng bạn bè. Việc chơi cùng các trẻ khác như vậy càng làm cho trẻ thêm hứng thú, yêu thích chơi bộ môn này và tập luyện thường xuyên hơn.

4. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Bài tập yoga

Các bài tập yoga như Surya Namaskar (tư thế chào mặt trời) rất có ích trong việc giúp tăng chiều cao của trẻ. Các tư thế trong bài tập này cho phép cơ thể được kéo dãn hoàn toàn, do đó kích thích phát triển chiều cao. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bài tập, hãy đảm bảo các con đã biết hít thở đúng cách trong yoga để tối ưu hóa hiệu quả của bài tập.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét Chakrasana (tư thế bánh xe), một bài tập yoga khác có tác dụng giúp con bạn kéo dài toàn bộ cơ thể. Để bắt đầu bài tập, bé cần nằm ngửa trên thảm tập, hai chân cách xa nhau với khoảng cách rộng bằng vai. Từ từ cong hai đầu gối, đẩy hông và mông lên cao. Hai tay chống ngang vai, cong khuỷu tay và nâng vai lên cao. Cả cơ thể lúc này tạo thành chữ U. Các con cố gắng giữ ở tư thế này càng lâu càng tốt. Sau đó từ từ hạ cơ thể xuống, trở về tư thế ban đầu.

5. Cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi: Nhảy dây

Nhảy dây là hoạt động mà các trẻ em rất yêu thích. Bạn có thể khuyến khích các con tập luyện bài tập này thường xuyên để giúp phát triển chiều cao. Khi nhảy dây, cơ thể của con được kéo căng, tất cả các bộ phận đều phải phối hợp với nhau. Ngoài ra, việc nhún nhảy liên tục sẽ tác động tới sụn khớp và xương, giúp chúng phát triển tốt. Như vậy, cơ thể con sẽ cao hơn.

6. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Chạy bộ

Chạy bộ là bài tập hữu ích, không chỉ cho trẻ con mà còn cả cho người lớn. Để con trẻ phát triển cao hơn, bạn hãy khuyến khích con chạy bộ mỗi ngày. Bạn cũng có thể đồng hành cùng con để có những trải nghiệm vui vẻ cũng như thắt chặt hơn tình cảm gia đình.

7. Cách tăng chiều cao cho trẻ em 10 tuổi: Bơi lội

Bơi lội cũng là một bài tập tuyệt vời để giúp trẻ phát triển chiều cao. Ngoài ra, bài tập này còn giúp bé vận động toàn cơ thể, thông qua đó, giúp gia tăng sức bền và sự khỏe mạnh của cơ thể.

8. Mang tạ mắt cá chân

Đây là một bài tập khác rất hữu ích trong việc giúp tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi. Mục đích của bài tập này là kéo dài phần thân dưới của cơ thể. Sụn giữa hai đầu gối chịu tác động liên tục và kéo dài ra, giúp con bạn cao hơn.

Để thực hiện bài tập này, bé chỉ cần đeo tạ hoặc bao cát xung quanh hai mắt cá chân và thực hiện các động tác co duỗi. Hãy sử dụng tạ hoặc bao cát có trọng lượng nhỏ khi mới bắt đầu bài tập. Trọng lượng tạ có thể được tăng dần khi bé đã quen với bài tập. Đừng bắt đầu với trọng lượng quá lớn vì có thể gây chấn thương cho bé.

Chiều cao của con trẻ là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm. Ở một mức độ nào đó thì chiều cao cũng là một loại thước đo cho thấy sự khỏe mạnh của con trẻ. Tuy nhiên, quá trình giúp con cao lớn và trưởng thành cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Khi các bé 10 tuổi, đây là giai đoạn tốt để con tích lũy sức bật và phát triển vượt trội ở những năm kế tiếp. Cha mẹ hãy làm theo 8 hướng dẫn trên để giúp con có chiều cao tốt nhất nhé.

Thùy Trang